Phân tích triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012-2013: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Thương mại

Nghiên cứu chỉ số lan tỏa và một số gợi ý chính sách

Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu không phải do nhu cầu tiêu dùng cuối cùng vì nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hàng nhập khẩu chỉ chiếm chưa tới 10% trong tổng số nhập khẩu; chính nhu cầu hàng hóa cho sản xuất mới là nguyên nhân chính gây nhập siêu. Từ những phân tích trên, có thể thấy, rất cần có sự thay đổi về chính sách thương mại, ví dụ: cần hướng đầu tư vào những ngành có hệ số lan toả kinh tế cao và chỉ số kích thích nhập khẩu thấp để phát huy lợi thế (ví dụ nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp); đồng thời, cùng với biện pháp tăng xuất khẩu để giảm nhập siêu, cần nghiên cứu những biện pháp mang tính dài hạn như: tăng hiệu quả đầu tư, tăng năng lực cạnh tranh, đặc biệt là tăng cường phát triển công nghiệp phụ trợ để tăng giá trị gia tăng sản xuất trong nước….

Lạm phát

+ Một số yếu tố đặc thù khác: (i) Tình trạng phát triển quá nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, tình trạng đôla hóa, vàng hóa nghiêm trọng khiến một lượng vốn lớn của xã hội không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất; (ii) “Kỳ vọng lạm phát” cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, tạo thành “lạm phát tâm lý”. Tóm lại, hiệu quả đầu tư giảm sút, hệ số ICOR tăng cao, do đó để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế buộc phải gia tăng đầu tư dẫn tới tăng tổng cầu, được biểu hiện qua việc mở rộng M2 và tín dụng quá mức, vượt quá khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, nhất là sau khi thực hiện gói kích cầu.

Chính sách tài khóa và nợ công

Bên cạnh đó, việc thực thi chính sách thời gian qua có một số hạn chế: (i) mức huy động cho NSNN cao (mức huy động NSNN thực hiện 27,2% GDP, cao hơn đến 4 điểm% so với mức kế hoạch 23% GDP) trong điều kiện nền kinh tế khó khăn đã làm tăng thêm gánh nặng của các doanh nghiệp; (ii) NSNN thâm hụt cao và liên tục trong nhiều năm được bù đắp một phần bằng việc phát hành trái phiếu đã làm tăng M2. Để bù đắp thâm hụt ngân sách và có nguồn đầu tư phát triển, Chính phủ đã phát hành trái phiếu đồng thời bảo lãnh cho 2 ngân hàng chính sách và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc phát hành trái phiếu với số lượng khá lớn19.

Thị trường tài chính 1. Thị trường chứng khoán

Có thể thấy, nếu kinh tế vĩ mô không tạo được lực đẩy và nếu không có chính sách hỗ trợ thị trường chứng khoán cũng như các biện pháp củng cố lòng tin của nhà đầu tư thì năm 2012 thị trường có thể tiếp tục sụt giảm và như vậy sẽ làm tăng rủi ro chéo lên hệ thống ngân hàng, thị trường ngoại hối và gia tăng áp lực mất giá VNĐ. Có thể thấy, đây là hệ quả của những rủi ro chéo giữa thị trường tiền tệ và các thị trường chứng khoán và bất động sản: (1) Trong một thời gian dài, các CTCK đã tiến hành huy động vốn dưới nhiều hình thức, không loại trừ vay vốn ngân hàng22, sau đó cho nhà đầu tư chứng khoán vay lại thông qua các nghiệp vụ như repo, margin… Do thị trường suy giảm nhanh, trong khi các công ty chứng khoán còn thiếu kinh nghiệm trong quản trị rủi ro nên nhiều khoản vay của các nhà đầu tư trở thành những khoản nợ không thể chi trả; (2) Lĩnh vực bất động sản có một giai đoạn bùng nổ, thu hút một nguồn lực tín dụng, đầu tư rất lớn; tuy nhiên, do giá cả giảm mạnh, các doanh nghiệp không thể bán hàng để thu hồi vốn và trả nợ ngân hàng cũng như tiến hành các dự án đầu tư dang dở.

PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM

Phân tích định tính

    Chỉ số tồn kho tăng mạnh lên mức cao kỷ lục 23% trong tháng 12, đưa tồn kho trung bình từ tháng 2-12/2011 tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, hệ quả là lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán đã chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp niêm yết phải chấp nhận bán tháo cổ phiếu quỹ với giá rẻ hơn từ 35%-65% giá mua nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt vốn duy trì hoạt động. - Những nhân tố thuận lợi: (i) Nhập siêu trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt do: tiếp tục thực hiện CSTT và CSTK chặt chẽ để giảm tổng cầu, kéo theo đó làm giảm nhập khẩu; giá thế giới có xu hướng giảm (đặc biệt là các mặt hàng máy móc thiết bị và kim loại, trong khi giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm không nhiều do trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, nhiều mặt hàng xuất khẩu là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu) sẽ là nhân tố tích cực trong việc kiểm soát nhập siêu. Dự báo cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, theo đó sẽ giảm sức ép lên tỷ giá; (ii) Do phải tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, dự báo tỷ giá trong thời gian tới sẽ không có bước điều chỉnh quá mạnh vì theo đánh giá của UBGSTCQG, ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam là rất lớn (xem thêm mục II. Lạm phát trong Phần I. Tổng quan kinh tế Việt Nam); (iii) Với đặc thù cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, có không ít mặt hàng không nhạy cảm với tỷ giá (ví dụ dầu thô) hoặc mức độ nhạy cảm không lớn do xuất khẩu các mặt hàng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu (ví dụ hàng gia công may mặc, da giày…) hoặc khó mở rộng quy mô, tăng công suất sản xuất, việc phá giá đồng Việt Nam chỉ có tác động ở mức độ hạn chế tới việc khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu; (iv) Tỷ giá thực đa phương của VND so với 19 đồng tiền của các quốc gia đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam hiện đang khá cân bằng so với thời điểm năm 2000.

    Bảng 3: Dự báo giá hàng hóa thế giới 2012
    Bảng 3: Dự báo giá hàng hóa thế giới 2012

    KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2012-2013

    Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2012

    Tổng hợp các yếu tố cấu phần GDP như tiêu dùng nội địa, xuất nhập khẩu và đầu tư, với giả định các nhân tố khác không đổi, tính toán cho thấy với tổng mức đầu tư toàn xã hội tương đương 33,5-33,9% GDP (mức kế hoạch đã được phê chuẩn), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 6-6,3% nếu hiệu suất đầu tư của nền kinh tế có sự cải thiện đáng kể. Như vậy, trong điều kiện chưa tạo được bước đột phá công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả đầu tư kinh tế, nếu năm 2012 không có những đột biến về nguồn huy động vốn sản xuất (thông qua nguồn huy động vốn khác ngoài kênh tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp) thì khả năng tăng trưởng GDP ở mức 6-6,3% là khó đạt được.

    Dự báo kinh tế Việt Nam 2013

    Về nhập khẩu, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải điều chỉnh chính sách vĩ mô, tăng đầu tư nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, ngăn chặn suy giảm kinh tế nên chính sách có phần nới lỏng hơn và vì thế nhập khẩu dự báo tăng 5- 6%, theo đó tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu vào khoảng 9-10%. Ngoài ra, các hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế sẽ đạt được một số kết quả ban đầu: Lạm phát được kiểm soát tốt hơn và dự báo sẽ ở mức 6-7%; các doanh nghiệp bớt khó khăn và tìm lại được động lực phát triển; thị trường bất động sản, thị trường tài chính sẽ có dấu hiệu khởi sắc, nhờ đó sẽ tạo nền tảng vững chắc hơn cho tăng trưởng.

    KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

    Trong bối cảnh sức ép lạm phát ở Việt Nam giảm, kinh tế thế giới dự báo giảm sút trong năm 2012, chính sách của Việt Nam xét về trung hạn cần tiếp tục chặt chẽ để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tuy nhiên trong một thời gian ngắn, do chưa thể có những thay đổi lớn về năng suất lao động, về hiệu quả đầu tư của nền kinh tế nên nếu tổng mức đầu tư giảm mạnh thì khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau: (i) tỷ giá của Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng đáng kể của việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vàng; theo đó, để kiểm soát tốt tỷ giá phải có giải pháp để quản lý có hiệu quả thị trường vàng; (ii) do lạm phát liên tục duy trì ở mức cao trong thời gian dài nên nếu chỉ điều chỉnh giảm giá VNĐ ở mức thấp sẽ tiếp tục duy trì tình trạng “VNĐ được định giá cao” (overvalued), từ đó tạo sức ép lên tỷ giá trong dài hạn.