MỤC LỤC
Thứ năm, trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xử kín tức là không cần phải đưa các vấn đề tranh chấp, cơ sở của các quyết định trọng tài về vụ tranh chấp vào quyết định trọng tài (Điều 44 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003).Trọng tài không cần phải xét xử công khai như toà án nếu các bên yêu cầu. Với những đặc điểm và vai trò như vậy của mình, biện pháp trọng tài đã đáp ứng được yêu cầu đề ra đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói chung và trong quan hệ quốc tế nói riêng.
Một vụ tranh chấp gồm 3 trọng tài viên tiến hành xét xử thì các trọng tài viên hoàn toàn bình đẳng với nhau, xét xử độc lập căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng và pháp luật hiện hành. Trong trường hợp một trọng tài viên không đồng ý với nội dung phán quyết - một phần hay toàn bộ thì trọng tài viên này được quyền bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản. Các buổi họp xét xử của trọng tài cơ sở thoả thuận của các bên có thể tiến hành trong phòng mà ở đó ngoài trọng tài viên và các đương sự thì những người không có trách nhiệm hoặc liên quan không có mặt.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí tối cao và quyền tự định đoạt của các bên đương sự. Các bên đương sự đã tự do lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó.
Đây là điểm khác biệt rất cơ bản của trọng tài nhà nước so với trọng tài phi chính phủ (các bên tranh chấp có quyền tự do hoàn toàn định đoạt các vấn đề trọng tài trong đó có quyền chỉ định trọng tài viên). Từ năm 1986 nhà nước Việt Nam chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế nhiều thành phần vận thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó đáng chú ý là chủ trương bình đẳng giữa các thành phần trong nền kinh tế, khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân; phát triển đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế.
Mặc dù mang tính chất là các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các trung tâm trọng tài kinh tế vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước về vấn đề xét đơn xin thành lập trung tâm, chỉ định Hội đồng tuyển chọn trọng tài viên, cấp và thu hồi thẻ trọng tài viên. Trung tâm trọng tài kinh tế Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội (Thành phố Hà Nội), trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long (thành phố Hà Nội), Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh).
Nguyên nhân là do trong thời kỳ chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam yếu kém và chủ yếu phụ thuộc vào sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.Trong bối cảnh đó, tranh chấp thường xảy ra rất ít, nếu có thì các bên liên quan thường giải quyết bất đồng thông qua bồi thường tự nguyện hơn là bằng trọng tài thương mại mang tính tố tụng. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch sang một nền kinh tế thị trường, các quan hệ thương mại quốc tế ngày một đa dạng.Việc khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.Thêm vào đó, kể từ khi nhà nước thừa nhận và khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển nhanh chóng. Trước tình hình đó, việc duy trì song song hai tổ chức Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải có những điểm chưa hợp lý và không đáp ứng được tình hình giải quyết tranh chấp thương mại trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Trước những đòi hỏi của tình hình mới, ngày 28/4/1993, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 204/TTg cho phép thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp nhất hai Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải. Trong tài phi chính phủ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của nước ta do đó đặt ra nhu cầu thiết yếu xây dựng quy chế pháp lý cho hoạt động của tổ chức này.
Hơn nữa, phỏp lệnh 2003 cũng quy định một cỏch rừ ràng với những lĩnh vực tranh chấp, pháp lệnh cũng để ngỏ "các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật" để tiện cho việc sửa đổi, bổ sung phù hợp với những hoàn cảnh mới sau này. Tuy nhiên, đến pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 thì quan điểm đã được bày tỏ rừ ràng: "Thoả thuận trọng tài cú thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng" (điều 9 khoản 2).Điều đó có nghĩa là điều khoản trọng tài có thể được hiểu là "một hợp đồng trong một hợp đồng". Lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam công nhận trọng tài viên không nhất phải là người được đào tạo về khoa học pháp lý.Trọng tài viên chỉ cần là người có hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm về vấn đề tranh chấp.
Việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài quyết định. Trường hợp có trọng tài viên không ký vào quyết định trọng tài thỡ Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ký thay và ghi rừ lý do (điều 44 pháp lệnh 2003).Trong quyết định trọng tài có thể không nêu ra các vấn đề tranh chấp, cơ sở của các quyết định về vụ tranh chấp nếu như các bên có yêu cầu.
Người ta sử dụng khái niệm trọng tài khi họ thấy rằng nó có ý nghĩa lớn hơn các hình thức giải quyết tranh chấp khác.Các hình thức giải quyết tranh chấp khác thường bao gồm: xét xử tại một toà án quốc gia, thương lượng bởi các bên tranh chấp với nhau hoặc hoà giải với sự tham gia của người thứ ba. Nếu không có trọng tài thì việc xét xử tại toà là giải pháp lựa chọn duy nhất, khi các bên không tự thoả thuận được với nhau về cách giải quyết tranh chấp và tối thiểu một trong các bên có tranh chấp muốn làm sao để cho các quyền mà mình cho là hợp pháp phải được công nhận hoặc thi hành. Cuối cùng, trọng tài ngày càng trở nên giống xét xử bởi vì ở khắp nơi người ta đều tin rằng trọng tài viên phải vận dụng các quy định pháp luật về nội dung khi giải quyết tranh chấp hơn là quyết định tư tưởng phỏp chế hoặc cụng bỡnh phỏn định trừ khi cỏc bờn thoả thuận rừ ràng như vậy.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hiện nay, chúng ta không thể không tính tới một xu hướng hoà nhập với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế mà nhiều quốc gia Châu á khác đã đi đầu như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc..đó là sẵn sàng ứng xử theo xu hướng trọng tài quốc tế khi cần thiết. Nhưng trong suốt thập kỷ 60, 70 và 80 vừa qua thương mại quốc tế của Việt Nam chủ yếu được tiến hành bởi các doanh nghiệp nhà nước Việt nam với các đối tác cũng là doanh nghiệp nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế (khối Comecon). Việc tranh chấp thương mại từ các hợp đồng mua bán hoặc trao đổi hàng hoá được giải quyết trong khuôn khổ điều kiện chung giao hàng, một loạt hiệp định thương mại song phương mà thời đó ở Việt Nam đã ký với mỗi nước XHCN.Theo hiệp định này, tranh chấp được mang ra xét xử trước Hội đồng trọng tài ngoại thương của nước có trụ sở của bị đơn.
Trên thực tế, một vài tranh chấp đã phát sinh nhưng đều được giải quyết chủ yếu thông qua thương lượng và hoà giải (giảm giá hàng khi chất lượng không đạt yêu cầu của hợp đồng, giao hàng bổ sung khi giao hàng thiếu..) mà không cần đến triển khai tố tụng trọng tài theo đúng nghĩa của nó.