MỤC LỤC
Có thể thấy trong qua bảng số liệu trên nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2001 chiếm 67,79% nhưng đã giảm dần qua các năm đến 2008 tỷ trọng giảm xuống còn 19,73%. Nguyên nhân dẫn đến hai nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong những năm qua là do cơ chế chính sách mở cửa cũng như môi trường đầu tư hấp dẫn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài mạnh dạn đầu tư bỏ vốn.
Như vậy trong cơ cấu đầu tư từ ngân sách nhà nước thì đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn, bình quân khoảng 92,05%, còn lại là 7,95% là chi cho hoạt động đầu tmo phát triển khác (chủ yếu là sử dụng cho hoạt động duy tu bảo dưỡng, bảo trì…) Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu vào các công trình trọng điểm của các ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp và các công trình xây dựng hạ tầng xã hội( trường học bệnh viện, cơ sở chăm sóc khám chữa bệnh, công trình giữ gìn bảo vệ môi trường, công trình phúc lợi xã hội khác…) Tuy nhiên, xét về xu hướng thì tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng giảm xuống và chi cho hoạt động sự nghiệp có tính chất tăng lên. Điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tạo lập xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương đã từng bước đi vào ổn định và bắt đầu quan tâm đến các hoạt động đầu tư phi vật chất, thực hiện các chương trình mục tiêu xã hội như xoá đói giảm nghèo, nâng cao sức khoẻ nhân dân, nghiên cứu khoa học, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo việc làm… Trong những năm qua tỉnh đã tập trung bỏ vốn đầu tư xây dựng một số công trình lớn phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn như hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hà, xây dựng trạm biến áp ở Chí Linh, Lai Khê, Nghĩa An,..đến năm 2005 khi công trình xây xong thì vốn đầu tư của ngân sách lại giảm.
Thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cùng với sự quan tâm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tỉnh Hải Dương đã thực hiện đầu tư quy hoạch xây dựng các khu và cụm công nghiệp tập trung với tỷ lệ lấp đầy cao như khu công nghiệp Phúc Điền, Nam Sách, Việt Hoà –Kenmax,… đã đem lại hàng ngàn việc làm mỗi năm góp phần giải quyết vấn đề lao động, việc làm tại các địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 5% và tăng thời gian lao động nông thôn lên 80,5% vào năm 2007. Chất lượng công tác giám định đầu tư và nghiệm thu công trình: mặc dù quy trình nghiệm thu công trình đã được Bộ xây dựng ban hành tuy nhiên trên thực tế trong thời gian qua công tác thực hiện giám định đầu tư và nghiệm thu công trình chưa thực sự nghiêm túc có lúc còn qua loa đại khái, còn mang tính hình thức nên dẫn đến tình trạng một số công trình vừa quyết toán xong đã xuất hiện hiện tượng lún nứt thấm dột, xuống cấp…Hệ thống quản lý chất lượng công trình hiệu quả hoạt động còn thấp đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu và yếu năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như đạo đức nghề nghiệp. Việc đào tạo chuyển giao công nghệ và quản lý công trình cho các đối tượng được thụ hưởng và các đối tượng liên quan chưa thực sự quan tâm chú trọng nếu có thì cũng chỉ mang tính chất hình thức qua loa do đó mà tình trạng đối tượng thụ hưởng không biết cách sử dụng hoặc sử dụng theo suy nghĩ chủ quan nên không phát huy được hiệu quả đầu tư có thể làm cho công trình bị xuống cấp nhanh chóng thậm chí có dự án bị phá sản hoàn toàn gây thất thoát và lãng phí vốn ngân sách nhà nước không đạt được hiệu quả đầu tư.
Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư: chưa được thực hiện một các nghiêm túc và triệt để chủ trương thanh toán trực tiếp cho đối tượng được thụ hưởng, nhiều dự án vẫn thực hiện thanh toán qua khâu trung gian, điển hình là trong công tác giải phóng mặt bằng: Ban quản lý dự án thực hiện rút tiền trực tiếp từ ngân sách nhà nước để chi trả cho các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ di dời khi nhà nước thu hồi đất thực hiện đầu tư tuy nhiên sau đó việc chi trả như thế nào lại do ban quản lý dự án tự quyết định đã nảy sinh nhiều phức tạp thậm chí khiếu kiện kéo dài ảnh. Năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn nhiều thấp kém do công nghệ thiết bị lạc hậu, không đồng bộ năng suất, chất lượng không cao, nhiều sản phẩm có đầu vào cao so với định mức và so với bình quân của các nước trong khu vực.Trong cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và kế hoạch hoạt động đầu tư chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập, sơ hở để bị lợi dụng do bị hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai các quy định của nhà nước từ đó gây thất thoát lãng phí vốn ngân sách nhà nước, không đảm bảo được hiệu quả hoạt động đầu tư.
Hải Dương nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có nhiều điều kiện tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, là tỉnh có tiềm năng to lớn để phát triển nông nghiệp với vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích đất tự nhiên, đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm, có truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất ''địa linh, nhân kiệt'' có nhiều nhân tài làm rạng danh non sông đất nước trên các lĩnh vực: là nơi có nhiều làng nghề truyền thống tạo ra các sản phẩm có giá trị cao như: Vàng bạc Châu Khê, sứ Cậy - Bình Giang, điêu khắc gỗ Lương Điền - Cẩm Giàng, gốm Chu Đậu - Nam Sách, thêu Tứ Kỳ. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng ,quy hoạch chi tiết các lĩnh vực chuyên ngành ,tập trung phát triển các khu công nghiệp mục tiêu từ nay đến năm 2010, Hải Dương sẽ phát triển thêm 11 KCN mới và mở rộng một số KCN có điều kiện phát triển như KCN Nam Sách, KCN Đại An, đưa tổng số KCN được xây dựng hoàn chỉnh lên 17 khu, trước mắt, từ nay đến năm 2007 sẽ phát triển từ 7-10 KCN.Và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo chế độ mở cửa liên thông, cụ thể hoá các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư của tỉnh, làm “sạch. - Đối với nguồn vốn FDI tỉnh cũng xác định đây là nguồn vốn hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng bởi nó góp phần thúc đầy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực như ( tài nguyên thiên nhiên ,)và giải quyết việc làm tạo điều kiện cho các ngành nghề có thế mạnh phát triển nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến học tập kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của bên đối tác.
Tập trung đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các chính sách ưu đãi tối đa để thu hút đầu tư nhằm tạo nguồn thu ngân sách lớn làm thay đổi cơ cấu thu ngân sách, tăng tỷ trọng thu từ lĩnh vực công nghiệp dịch vụ trong tổng thu ngân sách của tỉnh. Thứ ba, cải cách phương thức quản lý thuế đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế các doanh nghiệp tự tính tự khai tự nộp thuế tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đi đôi với việc đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm về thuế nhằm thu hồi đẩy đủ các khoản thuế bị gian lận đảm bảo môi trường thuế khai bình đẳng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh.Tiếp tục cải tiến phương pháp thu, triệt để chống thất thu, trốn lậu thuế. Bố trí cơ cấu chi vẫn phải ưu tiên phát triển con người tăng tỷ trọng chi ngân sỏch nhà nước đối với lĩnh vực xó hội trong đú phải ưu tiờn rừ rệt đối với lĩnh vực y tế giáo dục và bảo vệ môi trường.Công tác quản lý chi ngân sách cần đổi mới theo hướng phõn định rừ ràng trỏch nhiệm của từng cơ quan chủ thể trong quản lý chi ngân sách nhà nước theo đúng quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.