MỤC LỤC
Kế toán chi tiết vật liệu là một khau công việc khá phức tạp và tốn nhiều công sức. Khác với kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết vật liệu đòi hỏi phản ánh cả giá trị, số lượng và chất lượng của từng thứ (từng danh điểm) vật liệt theo từng kho và từng người phụ trách vật chất.
Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật liệu phải kiểm tra, đối chiếu, ghi đơn giá hạch toán vào và tính ra số tiền, sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các sổ kế toán chi tiết vật liệu có liên quan. Do dồn công việc ghi sổ,kiểm tra đối chiếu vào cuối kỳ nên trong trường hợp chứng từ nhập xuất của từng danh điểm NVL khá nhiều thì công việc kiểm tra đối chiếu sẽ gặp khó khăn, điều đó ảnh hưởng đến tiến độ các khâu kế toán khác, đến việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý.
TK 152 – nguyờn liệu, vật liệu cú thể được mở theo dừi chi tiết ở cỏc tài khoản cấp 2 theo từng loại nguyên vật liệu phù hợp với cách phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Phương phỏp kiểm kờ định kỳ là phương phỏp khụng theo dừi một cỏch thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, công cụ dụng cụ trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Tuy mới đi vào hoạt động nhưng Minh Long Châu có Ban lãnh đạo là những người có bề dày kinh nghiệm lâu năm trong ngành chế biến gỗ cũng như trong lĩnh vực thi công trang trí nội thất, kết hợp với các chuyên viên kỹ thuật giỏi về chuyên môn cùng với đội ngũ công nhân lành nghề tận tâm với công việc mang tính sáng tạo cao. CTCP Đầu tư Minh Long Châu là một doanh nghiệp chuyên chế biến sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, ngoại thất… có đặc điểm: Tổ chức máy móc thiết bị chuyên dùng, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất theo từng đơn đặt hàng; công nhân được biên chế vào các phân xưởng, các phân xưởng này được bố trí thành ca sản xuất. - Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự hành chính của Công ty, tổ chức đào tạo, tuyển dụng lao động; xây dựng và tổ chức thực hiện các chế độ lương, đơn giá tiền lương và các chế độ chính sách khác cho người lao động; thay mặt cho công ty trong việc tham gia các phong trào văn hóa – xã hội, các hoạt động đối nội, đối ngoại; sắp xếp nơi làm việc, hội họp, mua sắm, cấp phát văn phòng phẩm.
Thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, mở Sổ sách cần thiết và hạch toán các nghiệp vụ về lao động tiền lương đúng chế độ, phương pháp quản lý và sử dụng lao động sao cho có hiệu quả và phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, tình hình quản lý sử dụng thời gian lao động, năng suất lao động. - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tài sản cố định: Ghi chép các chứng từ ban đầu về nguyên vật liệu, phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, tình hình tăng giảm nguyên vật liệu trong kho và thực hiện các định mức tiêu hao và phân bổ vật tư xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng.
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo phần mềm đã được tự động nhập vào sổ Nhật ký chung, Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Công ty Cổ phần đầu tư Minh Long Châu là doanh nghiệp chuyên chế biến, sản xuất gỗ, thiết kế nội thất, ngoại thất… Do đặc điểm của công ty có chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, sản xuất theo đơn đặt hàng với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, … Cho nên, Công ty phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu cũng như sử dụng nhiều công cụ dụng cụ khác nhau để sản xuất ra sản phẩm. Căn cứ vào tính hợp lệ của các chứng từ như: Hoá đơn mua hàng, hợp đồng mua hàng của Công ty với nhà cung cấp, phiếu xuất kho (của người bán), vật tư sẽ được nhập kho và phòng kế hoạch sẽ lập Phiếu nhập kho rồi giao cho thủ kho.
Đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CPĐT Minh Long Châu, em đã có những hiểu biết nhất định về công tác quản lý và công tác kế toán của Công ty, vì vậy em cũng xin bày tỏ một số nhận xét và kiến nghị về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL nói riêng. - Về thủ tục nhập - xuất kho NVL: Với khối lượng NVL lớn, chủng loại đa dạng, Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua tới khâu dự trữ bảo quản và sử dụng, tạo điều kiện cho việc thu mua vật tư kịp thời, đảm bảo đầy đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHKT & QTKD - Công ty không tiến hành công tác kiểm kê nguyên vật liệu thường xuyên nên nguyên vật liệu không được quản lý chặt chẽ, không kịp thời phát hiện việc mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu để xử lý.
- Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song, dựng phương phỏp này sẽ khụng thớch hợp cho việc theo dừi hàng tồn kho đối với Công ty có nhiều hàng tồn kho, vì nó tuy đơn giản nhưng việc ghi chép có trùng lặp, phương pháp này chỉ thích hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng nghiệp vụ ít, trình độ kế toán chưa cao.
Do đó việc nhập xuất hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng diễn ra liên tục tạo ra áp lực cho thủ kho khi công việc quá nhiều, việc giải quyết nhập kho NVL sẽ bị chậm chễ và rất khó kiểm soát. Do đó công ty cần bố chí thêm nhân sự tại kho và phân xưởng để việc quản lý NVL được chặt chẽ hơn, đồng thời góp phần giải quyết công việc được triệt để nhanh nhạy, cung cấp số liệu thông tin về NVL cho phòng kế toán một cách chính xác, kịp thời. Công ty nên tìm kiếm các bạn hàng khác qua đó có thể khảo sát được giá cả cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ để lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất mà đảm bảo được cả mục tiêu về lợi nhuận, hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, Công ty chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trong khi đó, giá trị hàng tồn kho bình quân tại các thời điểm lập báo cáo của Công ty thường khá cao, hơn nữa trong điều kiện hiện nay, giá cả thị trường có nhiều diễn biến khó xác định. Theo em, để tránh những rủi ro về giá cả có thể xảy ra, đồng thời tuân thủ nguyên tắc thận trọng, kế toán Công ty nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Quy mô dự phòng có thể do phòng kế toán kết hợp với phòng kế hoạch để xác định.