MỤC LỤC
Do ngân hàng không nắm chắc việc sử dụng vốn vay của khách hàng, cũng như hình thái tài sản của tiền vay nên trong trường hợp: khi xác định giá trị doanh nghiệp, DNNN cổ phần hoá loại trừ nợ phải thu không có khả năng thu hồi, tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ xử lý; vốn đầu tư dài hạn mà doanh nghiệp cổ phần hoá không kế thừa; chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công trình bị đình hoãn thi công, …ra khỏi giá trị doanh nghiệp, thì nợ vay của ngân hàng có nguy cơ cũng bị gạt ra ngoài giá trị doanh nghiệp cùng với các tài sản đó. Việc này thể hiện rừ khi doanh nghiệp nhà nước có tình hình tài chính yếu kém, nhưng được Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp cho phép cổ phần hoá dần các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị cổ phần hoá được nhận các ưu đãi về tài sản, về vị trí kinh doanh nghiệp… còn nợ vay ngân hàng, cùng các khoản phải thu khó đòi, nguyên vật liệu hàng hoá tồn kho, ứ đọng mất phẩm chất, tài sản không sử dụng chờ thanh lý… bị gạt dần về đơn vị chính.
Thông qua việc thu thập và xử lý thông tin, người quản lý có thể đưa ra cỏc quyết định về cho vay, theo dừi và quản lý tài khoản cho vay… Thụng tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng (trung tâm công nghệ thông tin quốc gia CIC, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, hồ sơ về khách hàng trong các nghiệp vụ tín dụng trước, …), từ khách hàng (hồ sơ vay vốn, chế độ báo cáo định kỳ cho ngân hàng,…), từ các nguồn thông tin khác (các cơ quan thông tấn, báo chí, toá àn). Năng lực về tài chính của khách hàng được xác định qua các chỉ tiêu như: tỷ suất tài trợ cao (tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn) thể hiện mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp lơn; các chỉ số về khả năng thanh toán như hệ số thanh toán hiện hành (tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn) phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn,…; các chỉ tiêu về lợi nhuận về lợi nhuận như hệ số doanh lợi doanh thu (tỷ lệ thu nhập sau thuế trên doanh nghiệp thu thuần), hệ số doanh lợi tài sản,…là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhưng với lợi thế trụ sở nằm ngay tại trung tâm thị xã Hà đông, nơi tập trung cơ quan đầu não của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp lớn, sát nách Hà nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của cả nước, cho nên mọi thông tin về đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đến với NHCT Hà Tây rất nhanh chóng và có điều khiển triển khai kịp thời. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 đã nêu lên những định hướng quan trọng và chỉ ra những lĩnh vực mà Nhà nước vẫn giữ 100% vốn, những lĩnh vực mà Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối hoặc 100% vốn, quy định chi tiết đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.
Thứ nhất, phải thông báo kịp thời cho ngân hàng về: Những thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc biệt là nhân sự chủ chốt (thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh hoặc giám đốc chi nhánh phụ thuộc); Những thay đổi về vốn, tài sản của doanh nghiệp và những thay đổi về nội dung phương án, dự án vay vốn so với dự kiến ban đầu, có ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ được ngân hàng bảo lãnh; thông tin chi tiết về đổi mới sắp xếp lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (tiến trình chuyển đổi, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chuyển đổi và giá trị doanh nghiệp,…). + Nếu doanh nghiệp sau chuyển đổi đồng ý nhận nợ hoặc trích tài khoản tiền gửi để thực hiện giao dịch: Ngân hàng đề nghị người có thẩm quyền (theo quy định trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi) có văn bản đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp được thực hiện các giao dịch khi doanh nghiệp đang làm thủ tục xin cấp con dấu mới với điều kiện người có thẩm quyền trong doanh nghiệp đó cam kết chịu trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó và sẽ hoàn thành thủ tục tiếp nhận các nghĩa vụ với ngân hàng khi được cấp con dấu.
Theo nghị định 69/2002/NĐ-CP và thông tư 05/2003/TT-NHNN thì đối với các DNNN có quyết định thực hiện chuyển đổi nhưng gặp khó khăn không cân đối được nguồn để thanh toán nợ quá hạn, tổng giám đốc ngân hàng thương mại nhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp được giãn, khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định chuyển đổi trong thời hạn từ 3 đến 5 năm. Nhưng theo quy định tại Thông tư số 126/2004/TT-BTC, các ngân hàng thương mại không là thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp, cho nên các ngân hàng thương mại, với tư cách là chủ nợ lại thiếu thông tin, bị động trong việc xem xét cho vay và thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện sắp xếp lại, nguy cơ khó thu hồi nợ hoặc mất vốn đối với ngân hàng thương mại tăng lên.
+ Tiến hành phân tích đáng giá từng khoản nợ, gia hạn nợ để tập trung đồng bộ các biện pháp thu nợ có hiệu quả, kiên quyết không để nợ quá hạn khó đòi phát sinh. “Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước, đề phòng và khắc phục những lệch lạc tiêu cực trong quá trình cổ phần hoá… Thúc đẩy hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của Nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước”.
Ngân hàng Công thương Hà Tây có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình theo hướng cung cấp trọn gói như triển khai sản phẩm cho vay cổ phần hoá (cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá vay vốn để mua cổ phần khi đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng như DNNN có quyết định CPH, vốn điều lệ trên 5 tỉ đồng, kinh doanh có lãi trong 2 năm gần nhất, tình hình tài chính lành mạnh, trên 50 lao động, tỉ lệ cổ tức dự kiến trên 10%/năm (sản phẩm này đã được ngân hàng cổ phần quân đội triển khai từ tháng 11/2004); ngoài nhu cầu về huy động vốn, ngân hàng có thể hợp tác với doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn về quản trị và chiến lược kinh doanh thông qua việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án, hiệu quả của dự án (Trước cổ phần hoá doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng dưới hình thức tín chấp hoặc quan hệ bảo lãnh còn sau khi cổ phần hoá, quan hệ vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ đi vào bản chất của dự án kinh doanh); tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá…. Uy tín của khách hàng phải được đề cập trong thẩm định và cụ thể hơn, nó phải có nội dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng, cụ thể là: thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng; thẩm định qua phỏng vấn trực tiếp với mục đích cần đạt là: tìm hiểu phẩm chất của khách hàng vay trên góc độ động cơ vay, sư liêm chính, thái độ sẵn lòng trả nợ; thẩm định danh tiếng, uy tín của khách hàng qua các luồng thông tin và sự giới thiệu của khách hàng khác về khách hàng vay vốn.
Tăng cường công tác thông tin cho các Chi nhánh trong hệ thống, cung cấp thông tin chung về hoạt động của ngành, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tình hình hoạt động của các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống. Để thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá, không chỉ cần có sự điều chỉnh từ các cơ quan có chức năng mà ngay chính bản thân các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp hữu hiệu hơn nữa: tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động và cán bộ quản lý doanh nghiệp về quyền cổ đông; trình tự, thủ tục thông qua các quyết định quan trọng của công ty tránh tình trạng làm chủ “hình thức” hoặc “sai lệch vị trí” của người lao động và cổ đổng thiểu số trong doanh nghiệp sau khi chuyển đổi do không hiểu pháp luật để đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá;.