MỤC LỤC
- Đạo đức quan hệ mật thiết với chính trị: Tư tưởng chính trị của một thể chế xã hội là hệ thống quan điểm tư tưởng thể hiện lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định, xác định những nội dung và hình thức hoạt động của Nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại, vì vậy, tư tưởng chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hình thái ý thức xã hội khác: khoa học, nghệ thuật, pháp quyền, đạo đức và phản ánh cơ sở kinh tế của xã hội. - Nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội) như: xây dựng hạnh phúc gia đình, tự giác, quan tâm, tham gia giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, xây dựng xã hội dân chủ, bình đẳng, văn minh, bảo vệ hoà bình, chống hành vi khủng bố chống những hành vi gây tác hại đến con người (tệ nạn xã hội, bệnh tật, đói nghèo), bảo vệ và phát huy truyền thống di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại”.
Như vậy THCS không chỉ nhằm mục tiêu học lên THPT mà còn chuẩn bị cho sự phân luồng sau THCS, học sinh THCS phải có những giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu, có những kiến thức phổ thông cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người, gắn bó với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong tài liệu Giáo dục học đại cương của tác giả Đặng Vũ Hoạt và Nguyễn Hữu Dũng có nêu: Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa giáo dục và phát triển nhân cách có tác động qua lại rất mật thiết với nhau; vì vậy để có thể tác động có hiệu quả đến sự phát triển nhân cách, giáo dục phải dựa vào những đặc điểm nhân cách của từng lứa tuổi, thậm chí của từng cá nhân.
- Chỉ đạo: Để công tác GDĐĐ thực sự được triển khai theo đúng quy trình sư phạm, đạt yêu cầu của kế hoạch đề ra, người CBQL cần hướng dẫn các tổ chức trong và ngoài nhà trường, CB - GV - NV trong nhà trường cách thức thực thi kế hoạch, đặc biệt chú trọng việc GDĐĐ tích hợp với các môn học khác, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá…. Chớ Minh chỳ ý GDĐĐ qua theo dừi nề nếp kỉ luật và học tập hàng ngày, qua các phong trào thi đua; GVCN là những đóng vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ cho học sinh, GVCN là người gần gũi với học sinh nhất, là cầu nối tích cực với các giáo viên bộ môn, với Ban giám hiệu nhà trường, với cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể khác… Vì vậy cần thiết phải có sự liên kết gắn bó và thống nhất hữu cơ với nhau để cùng giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng và triển khai mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung, hoạt động GDĐĐ nói riêng.
Người CBQL cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội để có sự quản lý đúng đắn và linh hoạt bởi lẽ quá trình hình thành và phát triển nhân cách nói chung, phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị nói riêng luôn bị chế ước bởi những điều kiện khách quan và chủ quan tác động. Với định hướng mục tiêu giáo dục theo những chuẩn mực đạo đức đúng đắn cộng với cơ sở vật chất đầy đủ, hệ thống chương trình khoa học, sách giáo khoa, tài liệu đọc thêm, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại là yếu tố có tính hỗ trợ cao trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
Việc quản lý tốt hoạt động GDĐĐ thúc đẩy học sinh hăng hái học tập, nhiệt tình tham gia công tác xã hội, ủng hộ những việc làm tốt, tránh xa và có phản ứng trước những việc làm xấu, trái pháp luật, trái quy định của xã hội, có thái độ đúng với hành vi của bản thân và của mọi người. Vai trò quan trọng nhất của việc quản lý GDĐĐ là làm cho quá trình GDĐĐ tác động đến mọi người, mọi tổ chức, đoàn thể, đặc biệt đến các em học sinh, từ đó hình thành cho họ ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và quan trọng nhất là tạo lập thói quen, hành vi đạo đức thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo dục Thanh Trì vinh dự được Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương lao động, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo tặng thưởng 6 bằng khen, Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng 4 bằng khen, Chi bộ phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thanh Trì nhiều năm liền được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn ngành Giáo dục & Đào tạo luôn được công nhận là công đoàn vững mạnh xuất sắc. Ban giám hiệu và đội ngũ quản lý của các nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, luôn tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ giáo viên nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy; nhiều nhà trường mạnh dạn đổi mới biện pháp quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục.
Có những phẩm chất được quy định phải giảng dạy trong chương trình đã được các nhà giáo dục nghiên cứu cho phù hợp với đối tượng học sinh và cũng rất sát với yêu cầu về đạo đức con người mới như lòng trung thành, lòng tự trọng, lòng dũng cảm, ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của, tính khiêm tốn, tính tự giác, tự lực … song lại không được đánh giá cao. Nhận xét: Qua phân tích thực tế và các mẫu phiếu điều tra chúng tôi thấy rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh chủ yếu thông qua giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân (100%), hình thức này đứng ở vị trí số 1 cũng là điều dễ hiểu vì môn GDCD là bộ môn khoa học chuyên sâu về giáo dục đạo đức cho học sinh, những năm gần đây Sở GD&ĐT Hà Nội thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên đề GDCD vào khoảng tháng 11 hàng năm nên cả giáo viên và học sinh có quan tâm đến môn học này hơn.
Nhận xét: Qua tổng hợp phiếu điều tra về nội dung kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ, chúng tôi thấy rằng bên cạnh những đồng chí CBQL cẩn thận, nghiêm túc, có nhận thức đúng đắn về GDĐĐ cũng như quản lý GDĐĐ, vẫn còn một số CBQL chưa thật đầu tư vào việc xây dựng kế hoạch, dẫn đến việc quản lý đôi khi bị ngưng trệ, nội dung quản lý không được thay đổi, dễ nhàm chán. Tìm hiểu thêm về giáo viên thông qua các kênh phản biện khác như học sinh, phụ huynh học sinh, nhân dân quanh khu vực trường học, chúng tôi thấy còn một số vấn đề nổi cộm đó là: việc ra vào lớp của giáo viên đôi khi không đúng giờ, cách ăn mặc, đầu tóc chưa thật phù hợp với việc lên lớp, việc sử dụng đồ dùng khi giảng dạy chỉ được thực hiện trong các tiết học có người dự giờ.
Trường THCS Thị trấn Văn Điển và trường THCS Tứ Hiệp ở khu trung tâm và đô thị hoá cao, tỉ lệ học sinh mắc lỗi cũng cao song theo các đồng chí hiệu trưởng báo cáo thì nhân dân thuộc hai khu vực này có trình độ dân trí khá cao, rất quan tâm đến việc học hành của con em mình, do vậy tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá vẫn duy trì tốt. Song chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những tồn tại trong sách giáo khoa của chương trình học: kiến thức còn nặng nề khó đảm bảo vừa dạy kiến thức vừa tích hợp các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, thông tin trong sách dễ bị lạc hậu so với sự biến đổi không ngừng của đát nước ta và thế giới.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS HUYỆN THANH TRÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI. Yêu cầu của việc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức.
+ Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà trường và gia đình, ngoài việc thông báo tình hình học tập, ý thức kỉ luật của học sinh, giáo viên và CBQL nhà trường cần nhắc nhở gia đình về những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, tránh những hiện tượng người lớn luôn yêu cầu con em mình cư xử như những người trưởng thành (đây là điều khó có thể thực hiện vì các em cần được sống đúng là các em với lứa tuổi hồn nhiên của mình). Cán bộ, giáo viên, nhân viên, các lực lượng trong và ngoài nhà trường phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho học sinh thông qua các chủ trương, biện pháp và hành động cụ thể, thiết thực nhằm đạt tới mục đích cuối cùng là đào tạo con người Việt Nam mới phù hợp với công cuộc CNH - HĐH đất nước và xu thế toàn cầu hoá của thế giới.
Biện pháp “Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh từ đầu năm học và lồng ghép vào kế hoạch chung của nhà trường.” là biện pháp có ý nghĩa then chốt vì mọi công việc nếu không được hoạch định cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng gấp gáp, vội vàng, khó kiểm soát và xử lý. Bên cạnh đó, các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh nêu trên có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, do vậy việc thực hiện tốt các biện pháp đó sẽ có tác động tích cực đến công tác GDĐĐ và quản lý GDĐĐ trong các nhà trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
+ Chỉ đạo giáo viên phụ trách môn Giáo dục công dân đổi mới phương pháp dạy học triệt để, các chủ điểm đạo đức truyền dạy cho học sinh cần được minh hoạ một cách sống động, tránh “đọc, chép” lý thuyết đơn thuần. + Chỉ đạo Đoàn thanh niên, cụ thể là các giáo viên - đoàn viên hỗ trợ học sinh hai lớp này việc chuẩn bị những tiết mục tự quản vào sáng thứ hai đầu tuần, những buổi tổ chức Đại hội chi đội, hoặc các hội vui học tập.