Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty khoá Minh Khai

MỤC LỤC

Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm

- Trước hết để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phái nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm cần tiêu thụ, đồng thời cũng phải dựa trên đặc điểm của thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách giữa doanh nghiệp đến thị trường.

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

Tính tất yếu của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Thêm vào đó với chính sách mở cửa của nền kinh tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực kinh doanh trên thị trường Việt Nam thì tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt hơn. Vậy, có thể nói nâng cao khả năng cạnh tranh là một tất yếu khách quan của các doanh nghiệp làm thay đổi mối tương quan thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI

Số lao động trong các ngành Lao động gián tiếp

    Do vậy mà nguyên liệu sản xuất của Công ty không đồng bộ, không liên tục và không hợp lý, chẳng hạn có lúc nguyên liệu có trong kho rất nhiều, có lúc lại không đủ để sản xuất Sản phẩm của Công ty trong thời kỳ này chưa có đối thủ cạnh tranh, hơn nữa được Nhà nước giao kế hoạch tiêu thụ nên mặc dù sản phẩm kém chất lượng vẫn tiêu thụ được. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải tự tìm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra cho mình, tự hạch toỏn kinh doanh do vậy việc tỡm mua và theo dừi chất lượng nguyờn vật liệu đầu vào được chú trọng và nó trở thành mắt xích đầu tiên để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm sản xuất ra là tốt. Do đó Công ty chỉ tồn tại và phát triển được khi chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao, mẫu mã, chất lượng và đặc điểm của thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm của Công ty cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, đòi hỏi việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo, giữ vững và nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.

    Chỉ riêng địa bàn Hà Nội đã có tới 3 Công ty sản xuất khoá, mặt khác các sản phẩm khoá ngoại nhập tràn lan trên thị trường Việt Nam, các sản phẩm được sản xuất rất phong phú, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, chất lượng bảo đảm và giá cả linh hoạt đang là thách thức rất lớn đối với Công ty khoá Minh Khai, sản phẩm của Công ty là sản. Trong năm 1997 và năm 1998, giá trị tổng sản lượng của công ty vượt mức kế hoạch do trong thời gian này có nhận thêm lao động vào làm việc, do máy móc thiết bị của Công ty mới được thay thế để đưa vào sản xuất và trong thời gian này Công ty được bộ xây dựng giao kế hoạch phải phát triển Công ty theo chiều rộng.

    Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất khoá của Công ty khoá Minh Khai
    Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất khoá của Công ty khoá Minh Khai

    KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI TRONG NHỮNG NĂM QUA

      Trước đây, sản phẩm của Công ty chủ yếu là cung cấp cho thị trường miền Bắc nhưng gần đây để kéo khách hàng gần hơn về phía mình hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và giành giật thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh của mình như khoá Việt Tiệp, HTX khoá Trúc Sơn, các loại khoá ngoại nhập khác. Công ty khóa Minh Khai đang hướng sản phẩm của mình vào thị trường tiêu thụ miền Trung và miền Nam nhưng điều đáng lo ngại nhất là các Công ty, các HXT đã nhái lại mẫu mã, kiểu dáng của Công ty khoá Minh Khai với giá rẻ hơn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và khả năng tiêu thụ của Công ty. Tuy nhiên đó là thực trạng chung của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường, cho nên để có thể tồn tại buộc Công ty phải có những biện pháp hữu hiệu từ quá trình sản xuất cho đến việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của mình để khách hàng có một cách nhìn đúng đắn về những sản phẩm đích thực của Công ty.

      Trong khi đó Công ty khoá Việt Tiệp lại có hoạt động quảng cáo rất mạnh trên các phương tiện thông tin dại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, thông qua các tờ rơi..điều đó đã làm cho người tiêu dùng biết nhiều hơn về các sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó,Công ty khoá Minh Khai cũng cần phải nghiên cứu và lựa chọn một phương tiện quảng cáo hữu hiệu phù hợp với khả năng tài chính hiện có nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nhằm hướng người tiêu dùng vào sản phẩm của mình một cách nhanh chóng và có tính thuyết phục cao.

      CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH

        Nó cũng có nghĩa là năng lực cạnh tranh của công ty khoá Minh Khai nói riêng và của ngành cơ khí tiêu dùng nói chung sẽ được nâng cao so với các đối thủ nước ngoài-các đối thủ hết sức lớn mạnh về quy mô thị trường cũng như sức cạnh tranh về chất lượng giá cả sản phẩm. Tất nhiên về lý thuyết luật thuế giá trị gia tăng là kết quả, là bước đi đúng đắn, đúc kết từ những kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng khi áp dụng vào Việt nam trong hoàn cảnh hiện nay thì nó vẫn còn nhiều bất cập, gây cản trở khó khăn đối với các doanh nghiệp. Một thực tế cho thấy sau khi luật thuế giá trị gia tăng được áp dụng ở Việt Nam rất nhiều các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguồn cung ứng nguyên vật liệu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, chi phí sản xuất tăng vọt và bị thua lỗ.

        Nguyên nhân là do phần lớn các nguyên vật liệu mà doanh nghiệp nhập vbào đều không có xuất xứ, phải mua bán trôi nổi trên thị trường nên không có hoá đơn thuế giá trị gia tăng, do đó không được khấu trừ thuế đầu vào làm tăng chi phí sản xuất. Vốn là yếu tố vô cùng qua trọng không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có vốn doanh nghiệp mới có thể cải tiến, đổi mới bổ sung trang thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

        ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

          Tới nay qua 27 năm liên tục xây dựng và phấn đấu, Công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, liên tục trong nhiều năm liền là đơn vị sản xuất giỏi của ngành. Trong những năm qua, Công ty đã áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm như sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất lao động. Mặc dù trong những năm qua, Công ty khoá Minh Khai đa áp dụng nhiều biện pháp để hạ giá thành nhưng trên thực tế giá thành của Công ty vẫn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

          Các chính sách hỗ trợ bán hàng của Công ty như: trợ giá vận chuyền, chiết khấu bán hàng cho các đại lý và người bán buôn chưa được áp dụng triệt để. Vì vậy, Công ty cần tổ chức tốt hơn nữa nghiên cứu thị trường để có thể biết chính xác nhu cầu đích thực của người tiêu dùng để có khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

          CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI

          • ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM
            • CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
              • TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM

                Đa dạng hoá sản phẩm là việc tăng các danh mục sản phẩm kinh doanh, làm thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất của Công ty theo hướng có lợi hơn đồng thời khai thác triệt để các nhu cầu của thị trường nhằm mục đích thu được nhiều lợi nhuận. Đa dạng hoá chủng loại sản pjẩm không cần đầu tư nhiều vốn cho máy móc, công nghệ, kỹ thuật mà trên cơ sở các sản phẩm hiện có nghiên cứu các sản phẩm mới có thể thực hiện trên dây chuyền đó dưới hình thức sản phẩm chuyển loạt. Để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt thì khâu cung ứng phải đáp ứng đúng chủng loại, chất lượng, thời gian, các đặc tính kinh tế - kỹ thuật của nguyên vật liệu, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên, liên tục.

                Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất là việc làm hết sức cần thiết, đòi hỏi cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm phải có chuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao và đội ngũ công nhân lao động có ý thức tốt trong công việc sản xuất mà mình thực hiện. Mặc dù còn nhiều khó khăn do khách quan và chủ quan mang đến nhưng qua đánh giá hoạt động của công ty trong thời gian vừa qua cho thấy các cửa hàng đã hết sức cố gắng trong việc bán hàng, giúp cho công ty hoàn thành tốt những mục tiêu đặt ra trong kinh doanh. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải tìm hiểu, phân tích và dự doán chính xác môi trường kinh doanh hiện tại cũng như trong tương lai để kết hợp hài hoà các nguy cơ cũng như các cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

                Là một sinh viên thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh, qua một quá trình nghiên cứu và thực tập tại phòng Kế hoạch của Công ty khoá Minh Khai, tôi đã nhận thức được thực tiễn và những bức xúc còn tồn tại trong Công ty.