MỤC LỤC
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Vịêt Nam được thành lập theo Quyết định số 42GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ Tài Chính trên cơ sở chuyển đổi công ty Bảo Hiểm Dầu Khí từ công ty Nhà Nước – thành tổng công ty cổ phần. Sau hơn 10 năm phát triển và trưởng thành, đến nay, Tổng Công Ty Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam đã có hơn 333 cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp với 14 phòng ban và 22 chi nhánh trên cả nước. Với bản lĩnh và chiến lược kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của mình, doanh thu của PVI vẫn tiếp tục tăng trưởng và đạt 187 tỷ đồng, tăng 167% so với năm 2000.
Trong năm này có một sự kiện đáng ghi nhớ là PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của Xí Nghiệp liên doanh Dầu Khí Vietsopetro. Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2002 đến nay đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Năm 2006, Công ty Bảo Hiểm Dầu Khí đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1300 tỷ đồng, vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Và đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp PVI hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam giao, với tổng doanh thu đạt 1300 tỷ, nạp Ngân Sách Nhà Nước 102 tỷ, lợi nhuận đạt trên 62 tỷ.
- Sau khi nhận được xác nhận của khách hàng chấp thuận bảo hiểm theo phí và điều kiện điều khoản mà các bên đã thống nhất, chuyển ngay Bản chào phí tóm tắt lần cuối cho Ban TBH để thu xếp phần trách nhiệm thuộc công ty cổ phần BHDK, đồng thời soạn thảo Tóm tắt đơn bảo hiểm và phiếu báo nợ liên quan. - Ban BHNL phối hợp Ban TBH và Ban KTKH làm tờ trình giám đốc về việc cấp đơn bảo hiểm bao gồm các nội dung sau: Tên dịch vụ, Môi giới TBH (nếu có), việc thu xếp chương trình bảo hiểm /TBH bao gồm mức giữ lại, tỉ lệ TBH cho các đối tác, hoa hồng TBH áp dụng cho từng đối tác, tỉ lệ phí bảo hiểm, điều kiện thanh toán phí bảo hiểm và đồng bảo hiểm (nếu có), tổng mức trách nhiệm, tổng phí bảo hiểm, hoa hồng TBH. - Sau khi Ban TBH xác nhận hoàn thành thu xếp tái bảo hiểm, chuyên viờn trực tiếp theo dừi đơn sẽ trỡnh dự thảo Túm tắt đơn bảo hiểm, dự thảo phiếu báo nợ liên quan, tờ trình cấp đơn bảo hiểm cũng như dự thảo đơn Đồng bảo hiểm cho Giám đốc BHNL, Ban TBH, Ban Kế toán để kiểm tra và ký tắt trên đơn, trình lãnh đạo công ty duyệt ký.
+ Trong trường hợp trong đơn không quy định người được bảo hiểm chỉ định giỏm định viờn: Chuyờn viờn theo dừi đơn phối hợp Ban giỏm định bồi thường liờn hệ với khỏch hàng, theo dừi tiến độ hoạt động của người được bảo hiểm, làm việc với các nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm thông qua môi giới tái bảo hiểm, báo cáo giám đốc Ban để thống nhất đề xuất chỉ định công ty giám định. + Trong trường hợp trong đơn quy định người được bảo hiểm chỉ định giám định viên: Sau khi nhận thông báo của khách hàng về việc chỉ định giám định viên, kiểm tra phù hợp với quy định trong đơn bảo hiểm, sau đó làm fax thông báo về việc chỉ định giám định viên tới các nhà đứng đầu. - Sau khi nhận thụng bỏo tổn thất từ khỏch hàng, chuyờn viờn theo dừi đơn phối hợp Ban GĐBT kiểm tra đối chiếu với các điều kiện của đơn bảo hiểm (đối tượng được bảo hiểm, thời hạn, phạm vi bảo hiểm, mức khấu trừ, khách hàng đã thanh toán phí bảo hiểm hay chưa ..), xem xét thông tin khách hàng cung cấp đã đủ chưa (Đối tượng bị tổn thất, thời gian xảy ra tổn thất, hiện tượng của sự cố, đánh giá sơ bộ về mức độ tổn thất).
Sau đó, nếu xét thấy tổn thất có thể được bồi thường, làm thông báo tổn thất tới nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm của dịch vụ (qua môi giới TBH), công ty đồng bảo hiểm nếu có, ban tái bảo hiểm và gửi công văn cho khách hàng ghi nhận việc thông báo tổn thất và yêu cầu khách hàng thông báo thêm thông tin nếu thấy cần thiết. - Trong trường hợp trong đơn không quy định người được bảo hiểm chỉ định cụng ty giỏm định tổn thất: Chuyờn viờn theo dừi đơn bỏo cỏo giỏm đốc Ban trình lãnh đạo gửi công văn tới các nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm thông qua môi giới TBH để thống nhất việc chỉ định công ty giám định tổn thất. - Trong trường hợp trong đơn bảo hiểm quy định người được bảo hiểm chỉ định công ty giám định tổn thất: Sau khi nhận được thông báo từ khách hàng về việc chỉ định cụng ty giỏm định tổn thất, chuyờn viờn theo dừi đơn trình giám đốc ban gửi công văn thông báo tên công ty giám định tổn thất tới các nhà đứng đầu nhận TBH, công ty đồng bảo hiểm (nếu có) và sao gửi Ban TBH để phối hợp.
+ Cú bồi thường: chuyờn viờn theo dừi đơn căn cứ vào cỏc điều khoản trả bồi thường của đơn bảo hiểm làm thủ tục bồi thường cho khách hàng (thảo phiếu báo có chuyển lãnh đạo các Ban BHNL, GĐBT, TBH, Kế toán kiểm tra trước khi trỡnh Ban giỏm đốc ký, phối hợp phũng Kế toỏn theo dừi việc chuyển tiền bồi thường); chuyển chứng từ bồi thường tới cán bộ thống kê để vào sổ thống kê nghiệp vụ, đóng hồ sơ.
Trong kỳ họp hội đồng quản trị lần thứ IX của tổng công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam, hội đồng quản trị của công ty đã nhận đinh tình hình kinh tế đất nước năm 2009 sẽ còn rất nhiều khó khăn, hội đồng quản trị yêu cầu ban tổng giám đốc lấy mục tiêu nâng cao chất lượng điều hành kinh doanh nhằm bảo toàn vốn và tối ưu hoá lợi nhuận, duy trì đầu tư sâu để tăng tài sản cho Tổng Công Ty. • Tận dụng triệt để ưu thế kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí để tạo điều kiện phát triển các loại hình bảo hiểm tiềm năng như bảo hiểm xuất khẩu, vận chuyển dầu thô và tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia như dự án Năng lượng, dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm…. PVI cũng có thể khai thác qua môi giới, và phương thức này cần được chú trọng hơn vì đây thường là các hợp đồng có yếu tố nước ngoài và điều này sẽ giúp PVI tăng doanh thu đồng thời khẳng định được vị thế của PVI trên thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước.
Bởi vậy, PVI cần có những biện pháp tuyên truyền quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, phát thanh, các website…PVI nên tổ chức một cách thường xuyên các buổi hội nghị khách hàng qua đó giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm mới đồng thời tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ khác hàng để hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi. Các cán bộ làm công tác giám định và bồi thường tổn thất của công ty cần được đào tạo và thường xuyên đào tạo lại để trang bị những kiến thức, những thông tin mới về thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi nói riêng để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. + PVI nên có những chính sách hợp lý ưu đãi cho các giám định viên, vì họ phải thường xuyên làm việc ở hiện trường tổn thất, nhằm khuyến khích giám định viên nỗ lực giám định chính xác cho khách hàng, đồng thời phát hiện ra hiện tượng trục lợi bảo hiểm để ngăn chặn kịp thời, tiết kiệm chi phí cho công ty.
- Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang phải đối diện với một số thách thức lớn như là: từ năm 2007 không còn hạn chế việc cung cấp qua biên giới các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam giúp đỡ PVI thông qua việc tăng nguồn vốn uỷ thác của tập đoàn cho PVI, giúp PVI có thêm năng lực tài chính, tăng tỷ lệ giữ lại trong kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi nói riêng.