Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo kinh nghiệm Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs cho Việt Nam

MỤC LỤC

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lớn, nhỏ có tính chất quy ước và phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố khác nhau. - Trình độ phát triển kinh tế của một nước: Trình độ phát triển kinh tế của một nước càng cao giá trị các tiêu chí càng tăng lên. - Tính chất nghề nghiệp : Do đặc điểm của từng ngành nghề, có ngành sử dụng nhiều lao động (như ngành dệt may), có ngành sử dụng nhiều vốn (như các ngành công nghiệp nặng , chế tạo,.

Do đó, cần tính đến tính chất này để có sự so sánh, đối chứng trong phân loại SMEs giữa các ngành khác nhau. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, người ta phân chia theo 3 nhóm: (1) Nhóm công nghiệp khai thác chế tạo; (2) Nhóm thương nghiệp bán buôn và (3) Nhóm thương nghiệp bán lẻ và dịch vụ. - Vùng lãnh thổ: Do trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng khác nhau cho nên quy mô các SMEs cũng khác nhau.

Theo kết quả điều tra năm 1990 của Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề xã hội thì ở thành thị, mỗi doanh nghiệp nhỏ bình quân tạo ra 15,5 chỗ làm việc, vốn bình quân của một doanh nghiệp là 25.636 USD. Trong khi đó, ở nông thôn, mỗi doanh nghiệp nhỏ bình quân tạo ra 10,4 chỗ làm việc (bằng 67% doanh nghiệp ở thành thị); tổng giá trị tăng thêm bằng một nửa của các doanh nghiệp ở thành thị; doanh thu bình quân một doanh nghiệp là 13.548 USD (bằng 33% so với doanh nghiệp ở thành thị).

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRề CỦA SMES Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Đặc điểm chung của các SMEs

Ngoài ra, các SMEs còn có ưu thế ở chỗ được quản lý chặt chẽ, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động gần gũi, thân thiện hơn so với các doanh nghiệp lớn. Sự đình trệ, thua lỗ, phá sản của các SMEs có ảnh hưởng ít hoặc không gây nên khủng hoảng kinh tế-xã hội, đồng thời các SMEs ít bị ảnh hưởng hơn bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế. - SMEs khó có khả năng đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ đòi hỏi đầu tư vốn lớn, do đó ảnh hưởng tới năng suất lao động, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- SMEs thiếu khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế, khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng hợp tác với bên ngoài. - SMEs thường thiếu những nhà quản lý có trình độ, thiếu đội ngũ lao động lành nghề, thiếu chuyên gia cố vấn cho doanh nghiệp. Vì bản thân nó thiếu tài sản thế chấp, khó xây dựng được các phương án kinh doanh.

- SMEs khó cập nhật được các thông tin trong kinh doanh và dễ bị các công ty lớn thôn tính.

Vai trò của SMEs ở một số nước trên thế giới

Tuy các SMEs chưa đóng góp vào tổng giá trị sản lượng tương xứng với tỷ lệ của nó (chiếm khoảng trên 1/2 tổng giá tri sản lượng của các nước), nhưng tỷ lệ việc làm mà các doanh nghiệp này tạo ra thì thật đáng kể, hầu hết các nước tỷ lệ này là khoảng 60%-70%, riêng Thái Lan nước có tỷ lệ SMEs trong tổng số thấp nhất (so với các nước liệt kê) thì tỷ lệ lao động làm trong các doanh nghiệp này lại chiếm rất cao, tới 80% và thấp nhất là Singapore cũng chiếm 48%. Vậy có thể nói các SMEs đang chiếm tuyệt đại đa số trong tổng số các doanh nghiệp ở các,với số lượng hùng hậu như vậy các doanh nghiệp này cũng đang đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng trong nền kinh tế của các nước, nhưng đIểm nổi bật của các doanh nghiệp này là khả năng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nếu như đặc điểm về quy mô và lĩnh vực hoạt động thì loại hình SMEs ở Nhật Bản không khác biệt nhiều so với nhiều nước, thì việc phối hợp hợp tác chặt chẽ và quan hệ đan xen giữa chúng với doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản lại là đặc điểm khá độc đáo trong cơ cấu công nghiệp nước này.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và tìm chỗ đứng trong thương trường cạnh tranh ngày một gay gắt trong nước cũng như quốc tế, nhiều công ty vừa và nhỏ đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và xuất hiện bằng những sản phẩm độc đáo và phương thức kinh doanh độc lập của mình. - Các SMEs còn thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, đặc biệt những vùng mà các doanh nghiệp lớn không với tới được, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho dân cư nơi mà doanh nghiệp hoạt động và đặc biệt là duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống vì các loại ngành nghề này phù hợp với loại hình SMEs. Như vậy, dù với quy mô khiêm tốn song vị trí của các SMEs xét về số lượng và mức độ đóng góp trong nền kinh tế Nhật Bản thì quả thực là hoàn toàn không nhỏ (có thể minh hoạ qua con số thống kê năm 1991, các SMEs ở Nhật Bản chiếm 99,1% số các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp và sử dụng 79,2 lao động trong các ngành đó.

Các SMEs của Mỹ không những đã tạo ra khá nhiều cơ hội việc làm cho người lao động mà chúng còn thu hút một số lượng lao động lớn những người trẻ tuổi, phụ nữ, người tàn tật, quân nhân xuất ngũ, các thành viên của những dân tộc ít người và những người già bị những doanh nghiệp lớn đẩy ra ngoài. Đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái, thông qua việc thu hút một số lượng lớn lao động, các SMEs không những đã kìm chế được nạn thất nghiệp, mà còn hạ thấp được tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự hồi phục kinh tế, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển tương đối ổn định.