MỤC LỤC
Mục tiêu cuối cùng của Habubank trong chiến lược công nghệ thông tin là nhằm phục vụ cho chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển của ngân hàng; hỗ trợ một cách tốt nhất cho các mảng hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, tăng hiệu quả làm việc của toàn bộ hệ thống ngân hàng và hỗ trợ nhanh chóng tạo ra các sản phẩm dịch vụ tạo thu nhập cho ngân hàng. Hệ thống công nghệ thông tin của Habubank trở thành hệ thống hiện đại, 99% các giao dịch của ngân hàng đều được xử lý tự động và chính xác, có khả năng hoạt động online 24/24h, phục vụ hoạt động cho khoảng 50 chi nhánh và phòng giao dịch trên phạm vi cả nước, có khả năng xử lý một khối lượng giao dịch hàng ngày theo dự tính khoảng 100000 giao dịch.
Việc lựa chọn Deutsche Bank là đối tác chiến lược không chỉ giúp Habubank rất nhiều trong việc phát triển ra thị trường thế giới làm còn hỗ trợ nhiều cho ngân hàng trong việc chuyển giao đổi mới công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng. Đó là điều kiện quan trọng để ngân hàng có thể tiếp tục vững mạnh và phát triển trong bối cảnh ngành tài chính ngân hàng đang trong quá trình hội nhập với đầy những cơ hội và thách thức tiềm ẩn.
Ban lãnh đạo của Habubank xỏc định rừ rằng với tốc độ phỏt triển nhanh chúng của ngành ngõn hàng và sự cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO, công tác phát triển nguồn nhân lực giữ một vai trò hết sức quan trọng trong định hướng phát triển của bất kì ngân hàng nào. Với định hướng chiến lược “Habubank phải luôn là ngân hàng đi đầu trong ngành ngân hàng trong việc sáng tạo và phát triển các chính sách đãi ngộ cũng như phát triển sự nghiệp cho các cán bộ của mình”.
+ Nắm vững, bám sát tình hình doanh nghiệp: tổ chức bộ máy, hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng, thị trường, dự án. + Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, hình thức đảm bảo tiền vay từ đó xác định mức cho vay hợp lý.
Điều này không phải do quy trình tín dụng ra đời năm 2005 đã nới lỏng việc xét duyệt , mà là do nhu cầu vay vốn tăng nhanh và do công tác hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng trong việc lập và hoàn thiện dự án đã được ngân hàng chú trọng.Việc duy trì được tỷ lệ xét duyệt cho vay vốn ổn định đã thể hiện phần nào kết quả đó. Về ngành nghề cho vay, các dự án được duyệt vay tập trung vào các lĩnh vực thương mại và dich vụ ( luôn chiếm khoảng 70% ),tàu biển, khai thác khoáng sản, mà đặc biệt là thủy điện.Khách hàng của Habubank thuộc mọi lĩnh thành phần kinh tế song với các lĩnh vực trên, việc cho vay theo dự án chủ yếu là đối với doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH… Điều này phù hợp với định hướng của ngân hàng đã đề ra trong giai đoạn 2007- 2011 cũng như trong dài hạn.
Đánh giá tính hợp lý của dự án: Tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp ( biểu hiện trong tính hiệu quả và trong tính khả thi ) và được biểu hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án (hợp lý trong xác định mục tiêu, trong xác định các nội dung ảu dự án, khối lượng công việc cần ttieens hành, các chi phí cần thiết và các kết quả cần đạt được ). Đánh giá tính hiệu quả của dự án: bao gồm cả hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội, tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc lẫn lãi đúng hạn,hạn chế và phòng ngừa rủi ro.
Ban điều hành căn cứ tờ trình thẩm định của đơn vị và Phiếu nhận xét (3) của Phòng kiểm tra xét duyệt để xem xét và quyết định cho vay hau không cho vay.Đối với các khoản vay lớn, phức tạp, ngoài thẩm quyền theo quy định sẽ đưa ra Hội đồng tín dụng hoặc trình Hội đồng quản trị (trường hợp 2.2). Trên cơ sở hồ sơ của đơn vị cùng với phiếu nhận xét Phòng kiểm tra xét duyệt và ý kiến của Ban điều hành ( Phó Tổng giám đốc và/hoặc Tổng giám đốc), Chủ tịch Hộ đồng quản trị xem xét và quyết đinh duyệt vay.Trường hợp cần bổ sung thông tin, thông qua Ban điều hành và/hoặc thủ trưởng đơn vị và/hoặc trưởng (phó) phòng nghiệp vụ thông báo cho cán bộ thẩm định yêu cầu bổ sung hồ sơ và/hoặc gặp trực tiếp với khách hàng.Trên cơ sở yêu cầu của thủ trưởng đơn vị, cán bộ thẩm định bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chuyển lại để xét duyệt.
Trong trường hợp rủi ro phát sinh mà dự án vẫn hiệu quả điề đó cho thây dự án có độ an toàn cao và ngược lại,ngược lại cần phải có biện pháp ngăn ngừa hoặc các biện pháp hành chính thích hợp,hạn chế thấp nhất tác động của các rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan tới dự án. Cán bộ thẩm định cần có những kỹ năng tổng hợp số liệu từ điều tra trực tiếp, gián tiếp hoặc thông qua thông tin đã thu thập trên báo chí,tạp chí, internet, hội thảo,đề án phát triển ngành, quy hoạch địa phương… Sau đó phải biết phân tích và sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan,phương pháp dử dụng hệ số co giãn cầu, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
• Cơ sở pháp lý của dự án đầu tư thể hiện qua mục tiêu phát triển của đất nước, địa phương có liên quan đến đối tượng đầu tư của dự án, các quy hoạch phát triển của Chính phủ, địa phương có liên quan, giấy phép xây dựng (đối với những dự án có xây dựng), các giấy tờ có liên quan về đất và địa điểm xây dựng, đánh giá về tác động môi trường có liên quan (nếu cần), giấy phép khai thác tài nguyên (đối với dự án có sử dụng tài nguyên, thiết kế, tổng dự toán được phê duyệt, biên bản đấu thầu, quyết định chọn thầu, hợp đồng thi công, báo cáo tiến độ thi công (đối với những công trình đã thi công). Những vấn đề cần quan tâm khi xem xét công nghệ, may móc, thiết bị như; công nghệ này mới hay cũ, đã được kiểm nghiệm chưa, máy móc thiết bị có phù hợp với quy trình công nghệ, độ bền, chất lượng không, xuất xứ của thiết bị, công nghệ, độ khan hiếm của các phụ tùng thay thế, kỹ thuật của công nghệ trong sản xuất sản phẩm có đảm bảo chất lượng của sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng và phù hợp với điều kiện của Việt Nam không, công suất của máy móc có phù hợp với khả năng nguồn cung cấp vật liệu không, nguồn điện năng, nguồn nước, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quy trình công nghệ ra sao.
Cán bộ thẩm định đưa ra các đề xuất: đề xuất cho vay hay không (nếu khụng cho vay phải nờu rừ lý do), phương thức cho vay, hạn mức tớn dụng, thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ (kể cả gốc và lãi), cách thức phát tiền vay, lãi xuất cho vay, thời gian ân hạn, biện pháp bảo đảm tiền vay, các đề xuất khác. + Công ty có tình hình tài chính ổn định, cơ cấu hợp lý, tăng trưởng tương đối bền vững, các chỉ số về hoạt động tốt, khả năng thanh toán đảm bảo, các khoản phải thu phải trả lành mạnh, không có nợ khó đòi.
Khi tiến hành thẩm định dự án ngân hàng còn tiến hành phân tích nhiều yếu tố như tài chính doanh nghiệp, khả năng , đà phát triển của doanh nghiệp….đây là những yếu tố quan trọng trong công tác thẩm định dự án dự án đầu tư, đặc biệt là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất thì luôn gắn tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ việc phân tich khách hàng vay vốn ngân hàng có thể nắm được điểm mạnh, uy tín,trình độ quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh,chính sách chấp hành pháp luật để từ đó ngân hàng đưa ra những giải pháp , kiến nghị bổ sung góp phần tích cực vào công cuộc đầu tư của doanh nghiệp tao hướng đi tốt đẹp và bên bỉ cho cả hai trong hoạt động đầu tư nói chung hay hoạt động cho vay của ngân hàng noi riêng. Thực tế khi doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn kèm theo báo cáo nghiên cứu khả thi có nhiều các thông số kỹ thuật máy móc hoàn toàn xa lạ với cán bộ thẩm định , khi đó nếu thuê chuyên gia đánh giá thì chi phí sẽ cao hiệu quả cho vay tuy co nhưng đồng vốn thu về quá ít so với chi phí đã bỏ ra.vì vậy Habubank cần tìm hiểu thông tin qua các bộ ngành có liên quan nhưng lại vấp phải vấn đề là các bộ ngành có liên quan thì thường là các thông tin vĩ mô, thiếu tính chi tiết mà ngân hàng đang cần làm sáng tỏ.