MỤC LỤC
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ tiền mặt của Công ty, bao gồm: tiền Việt Nam, ngân phiếu. Công ty chỉ giữ một lượng tiền mặt nhất định để phục vụ cho việc chi tiêu hàng ngày. Số tiền thường xuyên có tại quỹ được tính toán định mức hợp lý căn cứ vào các nghiệp vụ thu chi tiền mặt hàng ngày của công ty.
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tiền của doanh nghiệp Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tiền của doanh nghiệp Dư Nợ: Phản ánh số tiền hiện có. Kế toán tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi dựa trên các chứng từ liên quan (như hoá đơn GTGT, giấy tạm ứng..) thành 3 liên: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 và 3 dùng để luân chuyển giữa kế toán, thủ quỹ, người nhận tiền hoặc người nộp tiền. Mọi khoản thu chi, quản lý và bảo quản tiền mặt của Công ty đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.
Việc gửi tiền vào ngân hàng là cần thiết và là yêu cầu trong công tác quản lý tài sản, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Giấy báo Có của Ngân hàng - Giấy báo Nợ của Ngân hàng - Bảng sao kê của Ngân hàng - Uỷ nhiệm thu. Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi của doanh nghiệp Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi của doanh nghiệp Dư Nợ: Phản ánh số tiền gửi hiện có.
Việc hạch toỏn tiền gửi Ngõn hàng kế toỏn mở sổ theo dừi chi tiết cỏc khoản tiền gửi. Hàng ngày, khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Mọi sự chênh lệch giữa số liệu kế toán với số liệu của Ngân hàng phải thông báo kịp thời để đối chiếu.
Sang tháng sau, sau khi đối chiếu với Ngân hàng, tìm được nguyên nhân sẽ điều chỉnh. Căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán định khoản và ghi vào sổ chi tiết tiền gửi. Kế toán tiền gửi mở các sổ Nhật ký thu, chi tiền gửi và ghi vào theo trình tự phát sinh của các khoản thu ,chi, sau đó ghi vào sổ Cái TK 112.
+ Sản phẩm của Công ty là những công trình, vật kiến trúc.., có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Những đặc điểm này làm cho tổ chức và hạch toán khác biệt với những ngành kinh doanh khác: sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Sau khi hoàn thành sản phẩm xây lắp rất khó thay đổi vì vậy việc tổ chức hạch toán và quản lý tiến hành chặt chẽ đảm bảo công trình phải phù hợp dự toán thiết kế.
Đặc điểm này làm cho công tác hạch toán chi phí sản xuất rất phức tạp vì chịu ảnh hưởng tác động của môi trường, dễ tổn thất hư hỏng. Do đó Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình riêng biệt kết hợp với việc tập hợp chi phí theo từng đơn vị thi công. Đối với những chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó, còn các chi phí phát sinh gián tiếp liên quan đến nhiều công trình thì tập hợp theo đội sản xuất thi công công trình đó, sau đó phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức phù hợp.
Khi đó giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành là toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp tới công trình, hạng mục công trình từ lúc khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là từng công trình và hạng mục công trình thì phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty là hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình. - Chi phí dở dang cuối kỳ Trong kỳ, nếu có những công trình, hạng mục công trình hoàn thành nghiệm thu bàn giao, hay quyết toán điểm dừng nhưng chưa được thanh toán thì phần giá trị chưa được chấp nhận thanh toán đó là chi phí dở dang.
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chi tiết cho từng đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp. - Riêng đối với hoạt động xây lắp không bao gồm các khoản trích trên lương về bảo hiểm xã hội, bảô hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Các chi phí NVL trực tiếp phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó theo giá thực tế đích danh.
Kế toán căn cứ vào các chứng từ do nhân viên kinh tế đội gửi về (hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, thẻ kho..) ghi vào sổ chi tiết TK 621 và lập bảng tính chi phí NVLTT cho từng công trình, hạng mục công trình. Việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công không chỉ có tác dụng tính giá thành sản phẩm chính xác, mà còn có tác dụng trong việc phân tích tình hình sử dụng lao động, quản lý thời gian lao động và quỹ tiền lương của Công ty. Căn cứ bảng tổng hợp tiền lương của từng đội do kế toán tiền lương tổng hợp, kế toán tổng hợp ghi vào sổ chi tiết TK 622 và lập bảng tính chi phí NCTT cho từng công trình, hạng mục công trình, bảng tổng hợp tiền lương.
Hơn nữa, lại thực hiện cơ chế khoán gọn nên hàng tháng kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng vào công trình có chi phí lớn nhất của từng đội tương ứng. Căn cứ vào các chứng từ do đội gửi lên và các bảng do kế toán tiền lương tính toán kế toán tổng hợp lập bảng tính chi phí sản xuất chung cho TK 6271.