MỤC LỤC
Nguồn vốn ODA: Xuất phát từ đặc điểm của nguồn vốn ODA là nguồn vốn góp phần quan trọng cho đầu tưu phát triển, nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn phải cạnh tranh với các tỉnh bạn trong vùng.Các chính sách, pháp luật của nhà nước ban hành chưa đồng bộ và chậm đổi mới.
Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (quốc tế và trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. - Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định của những dự án tương tự đế so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp đã lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu các khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu hay chi phí nói chung..). Ngay sau khi thẩm định dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với Sở Địa chính, Sở Xây dựng và UBND huyện, thành phố ( trong đó có trưởng phòng địa chính huyện hoặc trưởng phòng quản lý đô thị thành phố và cán bộ địa chính xã, phường) tổ chức xác định mốc giới và tạm tính diện tích khu đất cho thuê để làm cơ sở chấp thuận đầu tư.
Sau khi đền bù giải phóng mặt bằng, Sở Địa chính chủ trì cùng Phòng Địa chính các huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố và UBND cấp xã tổ chức bàn giao đất cho chủ đầu tư và làm thủ tục ký kết hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian không quá 5 ngày làm việc.
- Mỗi dự án đưa ra ít nhất 2 phương án xây dựng, đồng thời phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án để tìm ra phương án tối ưu. Phòng Thẩm định gửi giấy mời, hồ sơ báo cáo tóm tắt dự án tới các sở, ngành có liên quan, chủ đầu tư ( gửi trước ngày tổ chức hội nghị thẩm định từ 3-5 ngày). + Sau khi có kết luận của chủ trì hội nghị thẩm định, hội nghị thông qua biờn bản, trong đú ghi rừ nội dung kết luận của hội nghị và thời gian mà chủ đầu tư ( hoặc tư vấn giúp chủ đầu tư) phải chỉnh sửa dự án để gửi lại Sở Kế hoạch và Đầu tư ( nếu có).
+ Sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, tổ tiếp nhận và trả hồ sơ sẽ gửi thông báo tới chủ đầu tư đến nhận Quyết định phê duyệt dự án.
Chấp hành nguyên tắc, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về công tác XDCB trong quản lý các dự án.
Với mục tiêu phát huy tối đa khả năng phục vụ tưới tiêu của hệ thống kênh mương hiện có, đáp ứng nhu cầu dùng nước của sản xuâts nông nghiệp, thì việc đầu tư nạo vét tu bổ các kênh đã xuống cấp là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Hải Dương. Dự trên mục tiêu và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nhiệm vụ của dự án là khảo sát đánh giá hiện trạng của một số tuyến kênh trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đó tính toán kiểm tra các thông số mặt cắt của kênh để đưa ra giải pháp kỹ thuật phù hợp cải tạo những tuyến kênh đã bị xuống cấp. Đối với những tuyến kênh thường kết hợp đường sản xuất, bờ vùng nội đồng hiện tại có một số chỗ nhỏ hẹp, do đó có thể dùng đất nạo vét đắp trúc bờ vùng, phần còn thừa sẽ được vận chuyển đến bãi chứa đất.
Đối với những tuyến kênh có bờ là vùng vào xóm đã được kiên cố hoá bằng bên tông, phần lưu không bờ nhỏ nên máy xúc sẽ vận hành rất khó khăn.
Diện tích mất đất ở đây không nhiều, khi công trình hoàn thành, ở những vị trí bãi lấy đất, địa phương có thể chuyển đổi hình thức canh tác trồng lúa, hoa màu sang nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Khi xây dựng công trình không có chất thải rắn, hoá chất, nhưng ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến môi trường sinh học, một số diện tích trồng hoa màu của dân cư trong khu vực thi công bị phá, nhưng tác động này sẽ được khắc phục sau khi thi công xong dân trở lại canh tác như cũ. Tóm lại, trong quá trình thực hiện dự án này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến môi trường tại đây nhưng những ảnh hưởng tiêu cực này là rất nhỏ và có thể khắc phục được ngay trong thời gian ngắn.
Những ảnh hưởng tích cực mà dự án này mang lại là rất lớn, đó là việc bảo vệ sự an toàn của kênh điều, ổn định xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong khu vực dự án nói riêng và toàn tỉnh Hải Dương nói chung.
Căn cứ nội dung thống nhất nêu trên, Sở KH&ĐT chịu trách nhiệm lâpj văn bản thông báo thống nhất phương án xây dựng công trình để chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập dự án chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện dự án, gửi về cấp có thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công theo Quy định hiện hành của tỉnh, sau đó gửi Sở KH&ĐT tổng hợp, thẩm định thuyết minh dự án đầu tư, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt đầu tư. Qua nghiên cứu về dự án, theo cá nhân tôi thì sự thẩm định dự án “Nạo vét và xây dựgn công trình trên hệ thống kênh nhánh thuộc hệ thống Bắc - Hưng - Hải” là tương đối đầy đủ và chấp hành đúng theo nội dung và phương pháp thẩm định cũng như quy trình tổ chức thực hiện thẩm định dự án sử dụng vốn ngân sách của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Sở KH& ĐT với chức năng là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định các dự án đầu tư được phân cấp tại tỉnh Hải Dương, trong những năm qua Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương đã thực hiện nghiêm túc những quy định của Nhà nước trong việc áp dụng luật pháp, quy định, thể chế vào công tác thẩm định nên đã đáp ứng được nhu cầu thẩm định các dự án.
Bên cạnh các nội dung thẩm định chủ yếu như: thị trường, kỹ thuật - công nghệ, tài chính, kinh tế xã hội, các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách chủ yếu là các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ bản do đó nó còn liên quan đến rất nhiều mặt như: đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, lao động, môi trường, sinh thái..Do đó, khi thẩm định những dự án này cán bộ thẩm định cần phải chú ý xem xét những khía cạnh này để tránh xảy ra hiện tượng thất thoát lãng phí nguồn vốn và hiện tượng đầu tư sai mục đích, đền.
Mặc dù thời gian qua, cơ chế chính sách đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, phân cấp thẩm quyền quyết định dầu tư và quản lý hoạt động đầu tư cho Sở, ngành địa phương, cỏc quy định hiện hành chưa nờu rừ yờu cầu và nội dung thẩm định trong từng giai đoạn lựa chọn, đánh giá dự án, lựa chọn cuối cùng chưa có yêu cầu, nội dung đối với từng loại dự án, yêu cầu và nội dung thẩm định đối với cơ quan tổ chức thẩm định theo chức năng. Thực sự đây là chỉ tiêu hiệu quả tài chính quan trọng nhất, phản ánh được cả phần chủ đầu tư thu được cũng như sự đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng GDP của nền kinh tế.Trong việc phân tích dòng tiền của dự án chỉ mới tính đến ròng tiền lời, lỗ, còn bỏ sót khá nhiều khoản mục cấu thành nên dòng ngân quỹ, làm giảm mức độ chính xác của việc tính toán hiệu quả. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu mang tính đơn giản, truyền thống (so sánh các chỉ tiêu, thẩm định theo trình tự) chưa áp dụng hoặc áp dụng còn hạn chế đối với các phương pháp mới hiện đại, các mô hình để phân tích như dự báo thị trường, phân tích độ nhạy cảm của các chỉ tiêu, phương pháp triệt tiêu rủi ro do vậy không đánh gía toàn diện tính khả thi của dự án.
Nhất là dự án mà sử dụng thiết bị công nghệ hoàn toàn mới thì gây rất nhiều khó khăn trong công tác thẩm định, dẫn đến việc thẩm định chỉ mang tính chất cảm tính mà không xác định được giá trị thực của công nghệ có thể dẫn đến tình trạng công nghệ sử dụng trong dự án không phù hợp mà giá cả lại cao hơn so với thị trường điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả.