MỤC LỤC
Toàn bộ hệ thống ao nuôi (kể cả ao chứa lắng, ao xử lý nước thải) được lót bạt chống thấm và đảm bảo cao trình phù hợp cho việc cấp và thoát nước hiệu quả, tránh nước thấm lậu xuống nền cát gây mặn hóa nước ngọt ngầm. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: ao xử lý nước thải được bố trí theo cụm, mỗi ao nuôi có hệ thống thoát nước bằng ống PVC có đường kính từ 100-200mm được nối vào các hố ga xây dựng dọc theo bờ ao. - Tôm giống nên mua ở những cơ sở có uy tín (con giống đồng đều, không nhiễm bệnh, chất lượng ổn định) như của công ty CP Việt Nam, công ty Việt Úc, công ty Anh Việt, công ty Trường Thịnh.
Hạn chế bệnh trên tôm nuôi bằng biện pháp phòng ngừa tổng hợp liên quan đến cả quá trình tổ chức sản xuất từ khâu chọn con giống chất lượng, sạch bệnh đến quản lý tốt môi trường ao nuôi và cho ăn đúng phương pháp. - Theo dừi cỏc diễn biến mụi trường nước, tốc độ tăng trưởng, tỡnh trạng sức khoẻ tôm nuôi, các biến đổi của thời tiết (mưa, gió, bão,..) nhằm quản lý, kiểm soát và có biện pháp kỹ thuật phù hợp. * Thành lập các tổ quản lý: các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát nên thành lập nhóm, tổ để cùng tổ chức sản xuất (mua tôm giống, bán sản phẩm..), đặc biệt là các hộ trong cùng cụm nuôi và khu vực sử dụng chung ao xử lý nước thải.
Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là huyện trọng điểm của vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, với chiều dài 40 km bờ biển và diện tích đầm phá nước lợ đến 7.400 ha. Là một trong những huyện có nghề nuôi trồng thuỷ sản sớm nhất của tỉnh, từ những năm 1988, người dân ở Phú Tân, Phú Xuân lợi dụng diện tích mặt nước tự nhiên của đầm phá đã vây mùng, chắn sáo, trồng rong câu, nuôi cua vỗ. Tuy nhiên, do nuôi tôm ở đây phần lớn mang tính tự phát, các hộ nuôi còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật kém nên năng suất nuôi tôm vẫn còn thấp, bệnh dịch thường xuyên xảy ra.
Đây là vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của xã Phú An, hình thức nuôi trồng chủ yếu là xen ghép, chắn sáo, hạ triều, một số ít diện tích cao triều xen lẫn nò sáo đánh bắt tự nhiên, mật độ tương đối dày đặt, đan xen chồng chéo lên nhau.Trước đây, đầm phá xã là vùng nuôi nổi tiếng giàu có về nguồn lợi thủy sản, phong phú và đa dạng sinh học. Do đặc điểm nền kinh tế của xã mang đặc tính thuần nông của sản xuất nông nghiệp, cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa đáng kể cho nên các tác nhân gây ô nhiễm môi trường; không khí, đất, nước chưa xảy ra nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hoá chất ngày càng tăng trong sản xuất nông nghiệp; việc xả rác thải sinh hoạt bừa bãi và do trên địa bàn xã chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải đúng quy chuẩn nên đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Trong đó chi phí nuôi tôm là lớn nhất bởi vì mỗi hộ nuôi tôm nào cũng trang bị cho mình 1 chiếc ghe mà 1 chiếc ghe lại có giá trị rất lớn có giá từ 2-4 triệu đồng tùy theo thời điểm mua. Ngoài ra chi phí máy nổ cũng rất lớn cũng do giá trị của dụng cụ máy nổ cũng khá cao. Và chi phí cho chài lưới và nò sáo cũng khá cao, riêng chài lưới người nuôi do thu theo cách thu tỉa nên khi thu thì cần sử dụng lưới để bắt tôm, cua, cá và sau mỗi lần như vậy thì lưới sẽ nhanh chóng bị hỏng buộc người dân phải mua lưới mới, vì vậy mà chi phí này cũng khá cao.
Mặt khác, do người nuôi ở xã Phú An thường chắn nò, sáo để tạo thành ao nuôi và có diện tích lớn nên việc đầu tư mua sắm dụng cụ này cũng khá cao. Theo bảng số liệu ta thấy được, chi phí đầu tư của các hộ nuôi theo hình thức quảng canh nhiều hơn so với bán thâm canh, điều này cũng dễ hiểu bởi vì số lượng người nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến nhiều hơn so với hình thức bán thâm canh nhiều lần.
Có nhiều nguyên nhân làm chi phí trung gian nhiều như thế, trong đó chi phí giống và giá thức ăn cao làm cho chi phí trung gian cao, sự kém chất lượng và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như hiện tượng nhiễm mặn, mưa lụt. Giống là một trong những yếu tố đầu vào quyết định đến năng suất và sản lượng của tôm. Thức ăn công nghiệp là yếu tố quyết định nhất năng suất của tôm và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí đầu tư nuôi tôm.
Do đó ta có thể dàng nhận thấy thức ăn công nghiệp chiếm phần hết sức quan trọng trong việc đem lại lợi nhuận cho người nuôi như thế nào. Ngoài những chi phí lớn trên, người nuôi tôm còn phải đầu tư thêm các khoản mục chi phí cần thiết khác như: thuốc bệnh, xăng dầu thay nước, điện thay nước, thuê thu hoạch tôm trọn gói, thức ăn tươi… Riêng khoản mục thức ăn tươi được khá ít nhà chú ý tới bởi hiểu biết kĩ thuật và khả năng vốn, quy mô nuôi chưa cao. Để sản phẩm tôm cũng như là khả năng tiêu thụ tôm của bà con có thể hướng tới được các thị trường lớn thì việc cho tôm ăn thức ăn tươi, ít chứa hàm lượng kháng sinh là rất tốt.
Mặt khác, chi phí của hình thức quảng canh cải tiến đã lớn nhưng giá trị sản xuất lại thấp hơn so với hình thức bán thâm canh do năng suất không bằng. Theo điều tra chúng tôi còn nhận thấy ở xã Phú An nuôi theo hình thức bán thâm canh là đạt kết quả cao hơn so với hình thức quảng canh cải tiến. Bình quân trên một ha nuôi bán thâm canh chi phí không cao hơn hình thức nuôi quảng canh cải tiến trong khi kết quả lại cao hơn rất nhiều.
Bởi vì, hình thức bán thâm đạt năng suất cao nên giá trị sản xuất sẽ cao trong khi chi phí cho việc đầu tư các đầu vào, tu sữa các dụng cụ thấp, ngược lại, hình thức quảng canh cải tiến có năng suất thấp, giá trị sản xuất thấp và chi phí cho việc tư sửa đầu tư các đầu vào cao nên giá trị gia tăng không cao. Tuy nhiên, diện tích nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến lại cao hơn so với hình thức bán thâm canh, như thế sẽ không đạt được kết quả cao nhất. Nhưng theo các hộ nuôi tôm thì họ vẫn thích nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến hơn do ít bị dịch bệnh, giá trị sản xuất có tính ổn định, ít bị thua lỗ hơn so với hình thức bán thâm canh.
Bên cạnh đó vấn đề phát hiện, phòng và chữa bệnh cho tôm cũng cần có sự quan tâm của chính quyền địa phương hơn nữa.
Chính quyền địa phương nên phối hợp với các cơ quan ban ngành tổ chức tốt hơn các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu người dân, đồng thời tham khảo ý kiến về vấn đề này. Phòng khuyến ngư huyện Phú Vang đã có khuyến cáo bà con nên thả tôm giống vào đầu tháng 3 Dương lịch và thu hoạch vào cuối tháng 5, đầu tháng 6; nên thực hiện 1 vụ nuôi ăn chắc còn hơn 2 vụ bấp bênh. Ðiều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi tôm như Oxy hoà tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, sự tạo ra các khí độc, sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh… Ðáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào chất đất và sự lắng tụ chất thải trong quá trình nuôi tôm mà đặc biệt là chất thải hữu cơ.
Tôm sú là loài thường xuyên bơi lội nhưng chúng hầu như lúc nào cũng tìm kiếm thức ăn dưới đáy ao, cho nên điều kiền đáy ao có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của tôm nuôi. Chính vì vậy, ngoài việc chọn chất đất tốt để xây dựng ao nuôi thì việc quản lí tốt chất thải lắng tụ, giữ nền đáy ao luôn sạch là một trong những biện pháp rất cần thiết cho tất cả các hệ thống ao nuôi tôm mà đặc biệt là các hệ thống ao nuôi tôm sú năng suất cao. - Về XDCB ban đầu và xử lý ao: Việc đầu tư xây dựng ao nuôi ban đầu càng kiên cố thì càng tránh được hiện tượng rò rỉ nước trong ao, tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật lạ vào ao gây dịch bệnh cho tôm.