Thực trạng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư chứng khoán tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng

MỤC LỤC

Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng

    Theo số liệu thống kê trong ba năm qua tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng cho thấy, Chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh việc huy động vốn, cho vay và đầu tư đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Với sự tăng vọt về đầu tư chứng khoán các tổ chức tín dụng và chính phủ trong năm 2001 (từ 0 triệu đồng năm 1999 lên tới 250.000 triệu đồng năm 2001), đã trở thành nguyên nhân chính làm tăng tổng khối lượng vốn huy động được dùng cho đầu tư trong năm tại Chi nhánh, hay nói cách khác nhờ có hoạt động đầu tư vào chứng khoán tổ chức tín dụng và chính phủ mà hệ số sử dụng vốn trong năm 2001 của Chi nhánh đã đạt mức hiệu quả cao. Mặc dù vậy, để tiếp tục giữ vững và phát triển hoạt động cho vay trung - dài hạn, Chi nhánh vẫn cần phải áp dụng biện pháp tăng nguồn vốn trung hạn đồng thời thay đổi phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong tình hình mới.

    Trong những năm gần đây, với chính sách khuyến khích xuất khẩu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài vào trong nước của Chính phủ đã làm cho khối lượng vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng đã tăng đáng kể. Do vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần quan tâm hơn đến các chính sách khách hàng, cố gắng tìm thêm nhiều nguồn vay và đầu tư để hệ số sử dụng vốn dùng cho công tác này có thể ngày càng cao, đồng thời cân đối nguồn vốn thanh toán nội bộ nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn. Trong một vài năm gần đây, để tăng cường lượng vốn huy động, thu hút khách hàng, đẩy mạnh công cuộc đầu tư cho vay vào nền kinh tế cũng như tăng cường sức cạnh tranh, Chi nhánh đã liên tục điều chỉnh mức lãi suất huy động của mình khá nhanh nhạy và linh hoạt.

    Để tạo điều kiện cho các Chi nhánh của mình hoạt động có hiệu quả cũng như giảm thiểu rủi ro và khó khăn cho khách hàng, trong ba năm qua, Ngân hàng Công Thương Việt nam đã nhiều lần tổ chức điều chỉnh tăng (giảm) lãi suất huy động trên quy mô rộng dựa trên cơ sở sự cân bằng cung cầu trên thị trường tiền tệ. Do vậy, để đảm bảo mức chi phí huy động tối ưu nhưng vẫn thu hút được tiền gửi và cho vay ra nền kinh tế, Ngân hàng Công thương nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng nói riêng đã chủ động đưa ra mức lãi suất huy động tương đối hợp lý trên, đây là điều mà không phải Ngân hàng nào cũng làm ngay được. Và trong trường hợp nào đó, nếu như Ngân hàng không thu hồi được số tiền đã đầu tư cho vay ra nền kinh tế thì sẽ không thể hoàn trả được số tiền đã huy động của khách hàng, mà còn có nguy cơ mất cả nguồn vốn tự có vốn thuộc quyền sở hữu của bản thân Ngân hàng, nghiêm trọng hơn là làm giảm uy tín kinh doanh của Ngân hàng.

    Do đó, yêu cầu đầu tiên đặt ra nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn huy động cũng như hoạt động bình thường của Ngân hàng là phải thu hồi được số vốn đã đầu tư cho vay ra nền kinh tế để duy trì khả năng thanh toán vốn huy động cho khách hàng và bảo đảm được nguồn vốn tự có của bản thân Ngân hàng. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng đã luôn quan tâm tới công tác đảm bảo an toàn nguốn vốn huy động và coi đây là một trong những công việc thường xuyên mà Chi nhánh luôn phải phấn đấu thực hiện. Như vậy, có thể nói trong công tác quản lý vốn, Chi nhánh đã luôn đặt ra vấn đề đảm bảo an toàn nguồn vốn và tài sản bằng các biện pháp tích cực như giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, giám sát, đồng thời xử lý hành vi tiêu cực.

    Trong ba năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng đã đạt được những thành tích hết sức khả quan trong công tác huy động vốn, tổng nguồn vốn huy động liên tục gia tăng cả về quy mô lẫn chất lượng nguồn qua các năm. Cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, đã cải thiện đáng kể sự chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có, về quy mô nguồn trong tồng nguồn, qua đó từng bước tạo sự phù hợp với cơ cấu tín dụng của Ngân hàng. Công tác nguồn vốn trở thành một công cụ điều hành quan trọng giúp Ban giám đốc quản lý tài sản nợ, tài sản có một cách hợp lý, sử dụng vốn một cách hiệu quả, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn kinh doanh và bước đầu nâng cao thu nhập cho Chi nhánh.

    _ Thứ nhất: Mặc dù Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn nhưng hình thức huy động vốn chưa thực sự phong phú, còn đơn điệu và mang tính chất cổ truyền, chưa đáp ứng được hết nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Mặt khác, công tác sổ sách, giấy tờ thủ tục trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt còn rườm rà, phức tạp gây bất tiện cho khách hàng cũng đã góp phần đáng kể vào việc làm giảm lượng vốn huy động qua nghiệp vụ nhận tiền gửi thanh toán.

    Bảng 14: QUAN HỆ GIỮA HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
    Bảng 14: QUAN HỆ GIỮA HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN