MỤC LỤC
Theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp, trong trường hợp bên bảo đảm (doanh nghiệp bị phá sản) là con nợ đã cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ thực hiện trả nợ thì TSBĐ được tách riêng để ưu tiên thanh toán cho bên nhận bảo đảm.7 Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp; còn nếu giá trị tài sản lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. Quy định của pháp luật về hình thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay Về nguyên tắc, TSBĐ tiền vay sẽ được ưu tiên xử lý theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, sau đó mới áp dụng các quy định của pháp luật (trừ một số trường hợp đặc biệt như đối với TSBĐ tiền vay là quyền sử dụng đất). Việc xử lý TSBĐ tiền vay được ưu tiên thực hiện theo thỏa thuận của các bên chính là nhằm tôn trọng nguyên tắc tự định đoạt trong giao dịch dân sự, đồng thời tránh cho các. bên những chi phí tốn kém không cần thiết do phải yêu cầu sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực tế cho thấy dù TSBĐ được xử lý theo thỏa thuận hay theo pháp luật thì các hình thức chủ yếu để xử lý TSBĐ vẫn là:12. - Bán tài sản bảo đảm. - Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. - Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ. - Phương thức khác do các bên thỏa thuận. Ngoài ra, thực tiễn còn cho thấy các TCTD luôn tìm cách vận dụng nhiều phương pháp linh hoạt để xử lý TSBĐ trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Những phương pháp này có thể là tiếp nhận TSBĐ để khai thác kinh doanh thu hồi nợ hoặc góp vốn liên doanh bằng chính TSBĐ. Việc áp dụng theo hình thức nào để xử lý TSBĐ về cơ bản do các bên trong quan hệ bảo đảm tiền vay quyết định trên cơ sở đặc điểm của từng biện pháp bảo đảm. Bán tài sản bảo đảm. Bán TSBĐ là việc TCTD hoặc bên bảo đảm hoặc các bên phối hợp để bán tài sản trực tiếp cho người mua hoặc ủy quyền cho bên thứ ba bán tài sản cho người mua. Bên thứ ba này phải là tổ chức có tư cách pháp nhân và được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật. Nếu TCTD không phải là bên được bán TSBĐ thì TCTD có trách nhiệm theo dừi, giỏm sỏt kế hoạch, diễn biến quỏ trỡnh tổ chức bỏn đấu giỏ tài sản, ngăn chặn kịp thời những hành vi gây thiệt hại đến TSBĐ, thất thoát tiền bán TSBĐ, thu hồi tối đa nợ vay của khách hàng. Trong trường hợp các bên thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm là bán đấu giá tài sản thì việc bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp. luật về bán đấu giá tài sản. Trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc bán tài sản không thông qua phương thức bán đấu giá thì việc bán tài sản bảo đảm được thực hiện theo các quy định về bán tài sản trong Bộ luật Dân sự và quy định sau đây:. a) Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá bán tài sản bảo đảm;. b) Bên nhận bảo đảm phải thanh toán cho bên bảo đảm số tiền chênh lệch giữa giá bán tài sản bảo đảm với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;. c) Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm có trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản bảo đảm”.
Theo Điều 34, 39 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991, cơ sở để xử lý tài sản trong thế chấp, cầm cố được quy định khỏ rừ ràng: “Trong trường hợp bên thế chấp tài sản không thực hiện hoặc thực hiện hợp đồng không đúng thoả thuận, thì tài sản thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quyết định của Toà án, khi có yêu cầu của một trong các bên”. Đến năm 1995, khi BLDS đầu tiên của Việt Nam được ban hành, chế định giao dịch đảm bảo đã được quy định đầy đủ hơn, bao gồm các quy định chung về các BPBĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự và các quy định cụ thể về từng biện pháp như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm.17 Đây có thể xem là một bước tiến mới của pháp luật nước ta trong cách tiếp cận về giao dịch bảo đảm.
Mục đích cuối cùng của việc xử lý TSBĐ là nhằm thu được các khoản nợ cho ngân hàng và các TCTD, giúp cho NHTM có khả năng quay vòng vốn, nâng cao khả năng thanh toỏn; từ đú tạo sự tin tưởng cho khỏch hàng gửi tiền. Bằng quyền lực của mình, nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền đặt ra pháp luật để diều tiết hài hòa các mối quan hệ xã hội, trong đó có việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng hay các TCTD.
Hệ thống các ngân hàng cũng ngày càng nhiều hơn với sự góp mặt của các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, ngân hàng tư nhân…Trên đà phát triển đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), tiền thân là ngân hàng Công Thương Việt Nam, đã được thành lập dưới tên gọi ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công Thương Việt Nam”.18. - Quyết định các hợp đồng giao dịch của VietinBank không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh cấm hoặc hạn chế theo quy định của Luật các TCTD, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD và văn bản hướng dẫn các luật này với thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, cổ đông sở hữu mức cổ phần trọng yếu và người có liên quan của họ có giá trị lớn hơn 20% vốn tự có của VietinBank.
Theo Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM, VietinBank đã thành lập Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank AMC) với mục đích chuyên môn hóa việc xử lý TSBĐ55. Với cách giải quyết này, thời gian xử lý TSBĐ bị kéo dài hơn so với dự tính ban đầu của VietinBank, do thời gian tố tụng thường kéo dài, giá trị của TSBĐ thường không đúng thực tế bởi các cơ quan chức năng xác định giá trị tài sản theo khung giá nhà nước, các thủ tục tại Tòa án còn phức tạp… Không chỉ vậy, giai đoạn Thi hành án cũng làm mất rất nhiều thời gian của VietinBank.
Điều này khiến VietinBank rơi vào trạng thỏi bị động khi khụng rừ phải chờ đến bao lõu và cú chờ được đến ngày khách hàng được cấp Giấy chứng nhận hay không. Việc xử lý TSBĐ trở nên phức tạp và nhiều trường hợp dẫn đến không thể xử lý được một phần là do khách hàng không chịu hợp tác.
Ngoài việc nâng cao chất lượng thẩm định và định giá tài sản bảo đảm trong hệ thống VietinBank, Công ty chú trọng đẩy mạnh các nghiệp vụ kinh doanh: tiếp nhận và xử lý nợ, tài sản; bán đấu giá tài sản; quản lý và khai thác tài sản; cho thuê tài sản; mua bán nợ; …, thông qua Trung tâm xử lý tài sản bảo đảm trên website VietinBankAMC.vn là nơi thường xuyên tổng hợp, giới thiệu thông tin khoản nợ, tài sản cần xử lý để chào bán, môi giới, tìm kiếm khách hàng với tiêu chí hỗ trợ tối đa, góp phần vào việc xử lý nợ, xử lý tài sản cho các Chi nhánh trong hệ thống VietinBank và Khách hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn đang nhiều bất ổn, toàn hệ thống VietinBank đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giữ vững và phát huy vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước lớn, trụ cột của ngành ngân hàng, tích cực đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước.