MỤC LỤC
Chu kỳ kinh tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân lực, trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, tổ chức một mặt vẫn phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động bằng cách cho nhân viên nghỉ tạm, cho nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi…Ngược lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, tổ chức lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên. Cung nhân lực từ bên ngoài phụ thuộc vào mức độ sẵn có và đa dạng của loại lao động cần tìm trên thị trường lao động, mức độ hoàn hảo của thị trường lao động, mức độ phát triển của các dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm hay tìm kiếm nhân sự, các chính sách về lao động của Chính phủ, mức độ phát triển của ngành tạo sự khan hiếm của một loại lao động đặc thù nào đó, khả năng thu hút nhân lực từ các đối thủ tiềm năng, khả năng cạnh tranh của tổ chức trong việc thu hút nhân lực (thù lao lao động, các chế độ phúc lợi, vị thế của tổ chức, môi trường văn hoá doanh nghiệp..).
Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng Kỹ thuật - Kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn thuộc các ngành : Cơ khí và động lực, Điện và Điện tử, Công nghệ thông tin, Công nghệ may thời trang, Tự động hóa, Công nghệ đóng tầu và Kinh tế Công nghiệp theo cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998. Trường chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ Công Thương; sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành có liên quan; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định nơi Trường đặt trụ sở; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Tổ chức nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ chuyên ngành; thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triển ngày càng cao về quản lý và sản xuất - kinh doanh của ngành công nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên quá trình tổ chức đào tạo tại Trường trong thời gian qua cho thấy : Hệ thống chương trình đào tạo còn chưa đầy đủ và đồng bộ; mạng lưới tổ chức đào tạo từ các đơn vị sản xuất kinh doanh đến Trường chưa được thiết lập và hoạt động đào tạo đôi khi còn mang tính tự phát; chưa xây dựng được các chương trình đào tạo cụ thể theo chức danh công việc, các khóa đào tạo cập nhật kiến thức chưa được tổ chức kịp thời. Với sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công thương, dù còn nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thực hiện các dịch vụ đào tạo và dịch vụ kỹ thuật, nhưng những kết quả mà Trường Cao đẳng công nghiệp Nam Định đạt được trong giai đoạn 2008 – 2012 thể hiện nỗ lực, ý chí quyết tâm và sự lao động sáng tạo, tinh thần dám nghĩ dám làm của tập thể lãnh đạo, CBCNV và học sinh nhà Trường. Doanh thu từ dịch vụ kỹ thuật từ năm 2008 - 2012 đạt 145,73 tỷ đồng, không những đem lại nguồn thu đáng kể để tái đầu tư cho công tác đào tạo, tạo được việc làm thường xuyên cho CBCNV, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho đội ngũ người lao động, mà còn chứng minh được năng lực và vị thế của Trường trong thị trường cung cấp dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Để có cơ sở phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của cơ cấu độ tuổi lao động đối với từng lĩnh vực công việc và đặc điểm ngành nghề của lao động cần phải có những nghiên cứu sâu và tổng thể về các yếu tố liên quan như: thâm niên, kinh nghiệm công tác, kiến thức tích luỹ … Tuy nhiên, các phân tích về cơ cấu độ tuổi được trình bày dưới đây chỉ giới hạn ở việc xem xét khía cạnh sinh học của độ tuổi liên quan đến khả năng và sự phù hợp với các lĩnh vực công việc, ngành nghề và điều kiện lao động trong trường. Do nhiệm vụ của trường ngoài nhiệm vụ đào tạo, công tác dịch vụ kỹ thuật (sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị đo lường – điều khiển – tự động hóa và thiết bị công nghiệp, thiết bị cơ khí, may công nghiệp… ) chiếm tỷ trọng lớn, đây là loại hình lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, vì đa số hoạt động diễn ra ở các công trình, nhà máy nơi thường xuyên tiềm ẩn các rủi ro cao, điều kiện lao động khắc nghiệt, cho nên số lao động nữ rất khó có thể tham gia. Hầu hết đội ngũ nhân lực của trường đều có ý thức, tinh thần trách nhiệm tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; nêu cao vai trò gương mẫu, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc phát triển nhà trường.
Bên cạnh đó, trường cũng chưa xây dựng được cơ chế đãi ngộ tương xứng, mang tính đột phá với các lao động kỹ thuật có trình độ cao, trong phân phối tiền lương vẫn còn áp dụng nguyên tắc “người lãnh đạo phải cao hơn người bị lãnh đạo”, điều này dẫn đến tình trạng vừa lãng phí chi phí tiền lương, vừa không khuyến khích được các lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao làm giảm sức cạnh tranh lao động của trường trên thị trường lao động, dẫn đến hiện tượng thất thoát chất xám xảy ra trong thời gian qua. Xuất phát từ việc thấy được những tồn tại nói trên trong công tác phát triển nhân lực của nhà trường, nhiệm vụ tiếp theo của chương 3 là hoạch định chiến lược phát triển nhân lực, tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng nhân lực nói chung cũng như chất lượng đào tạo, dịch vụ kỹ thuật của nhà trường nói riêng đáp ứng với yêu cầu phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Trong chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam năm 2001 – 2010, khi đề cập đến loại hình đào tạo này đã khẳng định: “Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực …vv, tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, được đào tạo lại, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, đào tạo, các chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Chiến lược phát triển loại hình đào tạo này là xây dựng và phát triển một hệ thống chương trình đào tạo ngắn hạn, đồng bộ, theo từng Modul từ thấp đến cao phù hợp với từng chức danh và vị trí công tác, đồng thời phải cung cấp các chương trình mang tính cập nhật kiến thức mới phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, luật pháp và những vấn đề mang tính thời sự pháp lý khác. - Tập trung xây dựng phát triển và nâng cao uy tín, vị thế sức cạnh tranh của các loại hình dịch vụ kỹ thuật truyền thống đã có thương hiệu và uy tín từ trước như: dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn và kiểm định các thiết bị đo lường điều khiển tự động hóa, thiết bị an toàn.
Các bước của quá trình tuyển chọn lao động cần có: trắc nghiệm và phỏng vấn sơ bộ (về cá tính, nhân cách …), phỏng vấn và viết chuyên môn, tiếng Anh, vi tính, … Trong quá trình tuyển chọn lao động có thể linh hoạt áp dụng các bước tuyển chọn đối với từng ứng viên, thời kỳ để có thể vừa tuyển được lao động giỏi, phù hợp nhất với tiêu chuẩn chức danh, bảng mô tả công việc và vừa không mất cơ hội tuyển chọn ứng viên nếu quá trình tuyển chọn quá phức tạp. - Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh công việc và đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với người lao động, hàng năm trường tiến hành rà soát lực lượng, phân công lại lao động phù hợp trình độ, nghề nghiệp và năng lực của người lao động; tái cơ cấu tổ chức, hợp lý hóa công tác sử dụng lao động với mục tiêu tập trung nhân lực tốt nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của trường và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết. - Xây dựng thư viện có nguồn tài liệu học tập và tra cứu theo hướng sát với hoạt động của Bộ Công thương bằng cách thông qua Bộ Công thương và các đầu mối chủ dự án, ban quản lý dự án để thu thập các tài liệu kỹ thuật, công nghệ liên quan đến các dự án như các tiêu chuẩn quốc tế sử dụng cho dự án, hồ sơ hoàn công – quy trình vận hành, quy trình bảo đảm an toàn công nghệ, an toàn phòng chống cháy nổ, … bằng tiếng Việt và tiếng Anh.