MỤC LỤC
Cấu trúc luận văn
Trong thực tế, cơ quan thị giác của trẻ khiếm thị bị tổn thương và thị lực bị suy giảm ở trẻ em có các mức độ khác nhau, nên sự tác động của thật thị giác nên sự phát triển của trẻ cũng rất khá nhau so với quy luật phát triển thị giác chung của trẻ bình thường cũng như cảm nhận của trẻ; hậu quả là tốc độ thu nhận thông tin của trẻ chậm hơn thậm chí là chậm hơn rất nhiều so với trẻ bình thường. Do ảnh hưởng của sự suy giảm thị lực (qui luật bù trừ chức năng các giác quan) và quá trình rèn luyện mà độ “tinh, nhạy” của các giác quan tăng lên đáng kể, vì vậy, chất lượng thông tin của tri giác thị giác có thể bị suy giảm, tuy nhiên, chất lượng thông tin của các giác quan khác được tăng lên đáng kể, điều đó giúp giải thích vì sao dù bị mù, người khiếm thị vẫn co cơ hội học tập và phát triển tương đương với người sang mắt.
Nhưng ở trẻ khiếm thị việc va chạm này xảy ra thường xuyên hơn, nhưng điều quan trọng là trẻ khiếm thị luôn luôn không hiểu được nguyên của các va đập ấy là gì, cộng với việc trẻ khiếm thị ít nhận được hoặc không nhận được kích thích di chuyển bằng thị giác, làm cho trẻ khiếm thị ngại di chuyển, sợ vận động trong không gian, điều này đã làm giảm sự tự tin khi di chuyển, hạn chế phát triển các vận động của trẻ, tốc độ di chuyển chậm, di chuyển thiếu chính xác… Hậu qủa nặng nề nhất của việc này là cơ bắp của trẻ kém phát triển, bàn hân của trẻ trở nên bẹt hơn, các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của trẻ hoạt động cũng yếu hơn, các tư thế: đi, đứng, ngồi của trẻ thiếu tự nhiên, không thoải mái, gò bó, không tò mò khám phá thế giới xung quanh. Các tác giả này cũng có đề cập đến những biện pháp giáo dục ĐHDC nói chung, nhưng đã có những nhấn mạnh đến các biện pháp giáo dục ĐHDC ở đây, cụ thể là: biện pháp rèn luyện và phát triển các kỹ năng định hướng không gian và thời gian (đây là những kỹ năng cơ bản và đầu tiên cho mọi hoạt động rèn luyện và phát triển các kỹ năng sau này. của trẻ); Biện pháp rèn luyện và phát triển các thế tay an toàn (các tác giả nhấn mạnh rằng: với trẻ khiếm thị nhỏ tuổi thì môi trường định hướng và di chuyển luôn là những nơi có không gian nhỏ hẹp và đặc biệt đó luôn là những nơi quen thuộc với trẻ, nên các kỹ thuật di chuyển này là cần thiết để trẻ tự bảo vệ mình và tự tin di chuyển); biện pháp rèn luyện các kỹ năng sử dụng phương tiện hỗ trợ (trẻ khiếm thị mầm non cần được cung cấp và được tạo các cơ hội để rèn luyện các kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ ĐHDC để chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng di chuyển độc lập khi tham gia học tại các cơ sở giáo dục phổ thông); biện pháp phát triển các kỹ năng khảo sát môi trường không gian quen thuộc và không quen thuộc (trong biện pháp này chia ra thành nhiều nhóm biện pháp nhỏ hơn như: biện pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng xác định các điểm quan trọng trong không gian (điểm đầu mối, điểm mốc…), biện pháp khảo sát không gian một phòng học/họp, biện pháp khảo sát không gian,…); biện pháp khảo sát các đối tượng an toàn và nguy hiểm.
Tổ chức dạy học toàn lớp: hình thức giáo dục này giúp giáo viên nhìn nhận một cỏch rừ ràng về ưu nhược điểm của mỗi trẻ khi học một kỹ năng cụ thể thụng qua việc giáo viên quan sát tất cả các trẻ. Các trẻ quan sát nhau trong quá trình học kỹ năng. Tổ chức dạy học theo nhóm: hình thức giáo dục này sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục ĐHDC cho trẻ. Đặc biệt là khi trẻ được học và luyện tập các kỹ năng ĐHDC theo nhóm nhỏ. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển và rèn luyện kỹ năng. biệt là sự phối hợp tay – mắt ở trẻ khiếm thị khi ĐHDC), khó phân biệt sự tương phản, khó nhận ra khoảng cách xa gần của các đối tượng trong không gian. Những nghiên cứu của nhiều nhà tật học (A.I Meseriakov, I.A Xokolianxky, A.V Tarmo-lenco…) cho thấy rằng trong điều kiện giáo dục đặc biệt, thậm chí với trẻ có phần thị lực còn lại rất nhỏ cũng vẫn có thể đạt được kết quả tốt trong phát triển cảm giác và trí tuệ, đạt trình độ học vấn trung bình hoặc có một số người đạt tới trình độ cao.
Thực trạng quá trình phát triển và rèn luyện kỹ năng
Theo quan sát và trao đổi với giáo viên, lý do mà tỷ lệ trẻ xác định đúng bên phải, phía trước cao hơn các hướng khác như vậy là do các hướng không gian này trẻ luôn gắn liền với bộ phận tay phải của mình, đồng thời trẻ cũng có nhiều cơ hội ngẫu nhiên trong cuộc sống để xác định hướng không gian này khi lấy người khác, vật bất kỳ làm chuẩn; một lý do khác nữa là hướng không gian này cũng là hướng không gian cơ bản nhất, quan trọng mà các giáo viên luôn đề cao trong suốt quá trình rèn luyện và phát triển kỹ năng định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỏ và mẫu giáo lớn. Đây là phương pháp được CBQL sử dụng thường xuyên, ngang hàng với phương pháp luyện tập (tỉ lệ là 100%); trong khi đó, giáo viên chỉ thống nhất xếp phương pháp này đứng thứ 4 về mức độ sử dụng với tỉ lệ giáo viên sử dụng ở mức thường xuyên và rất thường xuyên là 86.4%. Có sự chênh lệch như vậy là bởi: Giáo viên là đối tượng có kiến thức về các phương pháp dạy học, có trình độ và nghiệp vụ sư phạm. Do đó họ biết việc kết hợp các phương pháp, sử dụng đồ dùng để hỗ trợ trong quá trình dạy học, biết phương pháp nào là phương pháp phù hợp với trẻ. Ngược lại đối với CBQL kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học chưa nhiều, chưa có sự kết hợp các phương pháp. “Sử dụng lời nói là chủ yếu” là phương pháp duy nhất mà tất cả các CBQL sử dụng. Ở đây chúng tôi đồng tình với ý kiến của giáo viên rằng “ phương pháp sử dụng lời nói là chủ yếu” không mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục kỹ năng ĐHDC nếu phương pháp này bị quá lạm dụng. Bởi trẻ khiếm thị gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin bằng ngôn ngữ nói mà không có đồ vật minh hoạ;. đặc biệt ở trẻ khiếm thị nỏ tuổi còn gặp khó khăn với những câu dài, nhiều yêu cầu được đưa ra cùng lúc và không tường minh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không nên sử dụng phương pháp này quá thường xuyên. “Phương pháp sử dụng tình huống” được xếp thứ bậc 3 với tỉ lệ 89.3% giáo viên, CBQL lụa chọn phương pháp này ở mức thường xuyên và rất thường xuyên. Tuy nhiên giữa giáo viên và CBQL có sự chênh lệch về mức độ sử dụng. Xếp thứ bậc 4 là “ phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan” với tỉ lệ giáo viên, CBQL lựa chọn phương pháp này ở mức thường xuyên và rất thường xuyên là 78.6%. khi đối với CBQL thì đây lại là phương pháp có tần suất sử dụng rất thường xuyên rất cao, với tỉ lệ là 83.3%).
Với các nội dung để hình thành kỹ năng định hướng không gian, giáo viên có thể lồng ghép cho trẻ di chuyển, vận động về các hướng không gian khác nhau thông qua các hoạt động, nhiệm vụ, bài tập của giờ GD thể chất, cho trẻ xác định hướng không gian khi tham gia các trò chơi thể chất: trò chơi “Lăn bóng về rổ” nếu bóng lăn về đúng rổ thì bóng ở vị trí nào so với rổ, nếu bóng không về được đúng rổ thì bóng ở vị trí nào so với rổ; hay cho trẻ xác định các hướng không gian khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của giờ “Làm quen với toán”: bút chì ngắn ở bên phải/trái của bút chì dài hơn, khối hình vuông ở vị trí nào so với khối hình tròn,… trong giờ “Làm quen môi trường xung quanh” cho trẻ xác định phía trên, phía dười của một cái cây, một cái lá…. VD: Trẻ mù tri giác để nhận biết đối tượng chủ yếu bằng tri giác xúc giác (sờ xem cổng nhà thờ có gì khác biệt để ghi nhớ…), thính giác (nhà thờ có khuôn viên rộng thì tiếng gió sẽ như thế nào, khuôn viên nhà thờ có nhiều cây thì có tiếng là xào xạc, tiếng chim; trong nhà thờ có tiếng chuông… các chợ thì có tiếng nói của nhiều người cùng một lúc về: hàng ăn, hàng gia dụng, trái cây…. và tiếng trao đổi về giá cả giữa người mua và bán…), khứu giác (mùi đặc trưng của từng khu chợ: mùi đồ ăn, mùi trái cây, mùi ẩm mốc…) Nhưng với những trẻ nhìn kém, tri giác thị giác vẫn đóng vai trò chủ đạo, những mỗi trẻ có một chiến lược tri giác thị giác khác nhau, giáo viên phải đánh giá và ghi nhận được những đặc điểm tri giác rất riêng này để hướng dẫn từng trẻ cho phù hợp.