MỤC LỤC
Rễ Salacia đã được sử dụng trong y học Ayurvedic cho người bệnh tiểu đường và béo phì từ xưa và được sử dụng rộng rãi ở Nhật, Mỹ và một số nước khác như thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng cho người bị ĐTĐ và béo phì. Người ta đã chứng minh rằng dịch chiết của rễ Salacia làm giảm triglyceride huyết tương, mức cholesterol toàn phần, triglyceride gan và acid béo không ester hoá và tỷ lệ hạt lipid trong mô của gan trên chuột ĐTĐ béo phì Zucker (Huang và cộng sự, 2006). Mangiferin một trong những thành phần chính của dịch chiết rễ Salacia oblonga (1,4%) (Li và cộng sự, 2004), và cũng có trong một số lượng lớn hoa quả (ví dụ như Xoài), và một số thảo dược chống ĐTĐ (ví dụ:. Anemarrhena asphodeloides, Mangifera indica).
Thêm nữa dịch chiết làm giảm chứng xơ hóa tim của chuột ĐTĐ béo phì Zucker, làm giảm đáp ứng tâm trương kích thích bởi Angiotensin II trong tế bào cơ tim H9c2 và tăng sự sản nhanh Angiotensin II trong nguyên bào sợi cơ tim chuột. Ức chế α-glucosidase: Trong test dung nạp surcarose ở người tình nguyện cho thấy dịch chiết rễ cây Salacia reticulate, Salacia oblonga, Salacia chinensis làm giảm nhanh chóng glucose huyết ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 sau bữa ăn giàu carbohydrate. Sự tăng hoạt động của aldose reductase liên quan đến sự tiến triển của các biến chứng tim mạch và ĐTĐ, nguyên nhân trong sự suy yếu chuyển hóa các chất cơ bản và chức năng của chúng (Hwang và cộng sự, 2004).
Triterpenoid và diterpenoid phân lập từ dịch chiết phân đoạn trong ethyl acetate của Salacia cho thấy hoạt động ức chế aldose reductase chuột, trong khi đó thành phần tan trong nước ít tác dụng hơn (Matsuda và cộng sự, 1999) [36]. Dịch chiết rễ S.oblonga đã được báo cáo là có thể ức chế sự tăng glyceride huyết tương sau khi nạp dầu Oliu vào chuột ĐTĐ béo phì Zucker, trong khi đó không có tác dụng trên triglyceride huyết tương của chuột nhịn ăn (Huang và cộng sự, 2006). Vì vậy ức chế hoạt động của lipase tụy ở ruột non cũng được đề nghị rằng đây cũng là một trong những cơ chế chính trong việc cải thiện tăng lipid huyết tương sau ăn ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 và béo phì của rễ Salacia [36].
Phương pháp làm tiêu bản vi phẫu: thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu thực vât: dược liệu cắt lát mỏng ngâm nước javen rửa sạch với nước → ngâm trong acid acetic →rửa sạch bằng nước → nhuộm xanh metylen → rửa sạch bằng nước → nhuộm đỏ son phèn → rửa sạch bằng nước → đặt vi phẫu vào một giọt glycerin trên phiến kính, đậy lá kính, soi trên kính hiển vi [25]. Chọn chuột nhắt trắng khỏe mạnh bình thường, không phân biệt giống, chia ngẫu nhiên thành nhiều lô, mỗi lô cho uống 1 liều. Cho chuột uống với liều cao nhất có thể cho uống được, sau đú giảm dần liều, theo dừi chuột trong vũng 72 giờ, nếu khụng cú triệu chứng ngộ độc, không chết thì chế phẩm không độc ở liều thử.
H2O2 tạo thành sẽ bị peroxidase phân huỷ và giải phóng oxy, oxy hóa O- Dianisidin để tạo thành phức chất có màu vàng nâu theo phản ứng (2). Máu đem định lượng glucose huyết là máu tĩnh mạch toàn phần được lấy từ đuôi chuột (bỏ đi giọt máu đầu tiên). Chuột nhắt trắng được nuôi ổn định trong phòng thí nghiệm, tiêm màng bụng STZ pha trong dung môi citrat (pH: 4,5-5) với liều duy nhất 150mg/kg.
Định lượng glucose huyết của chuột trước và 72h sau khi tiêm, lựa chọn những con có glucose huyết tăng cao trên 10 mmol/l để tiến hành thí nghiệm. Động vật thí nghiệm được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm, sau đó gây ĐTĐ bằng STZ với liều duy nhất 150mg/kg tiêm màng bụng. Đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của các lô nghiên cứu bằng phương pháp so sánh giá trị glucose huyết tại thời điểm trước khi uống và sau khi uống 4 giờ.
Tiếp đến là lớp tế bào mô mềm vỏ, gồm các tế bào hình đa giác dài, thành mỏng, gồm khoảng 8 đến 10 lớp tế bào xếp xít nhau đều đặn, theo hướng tiếp tuyến thành những vòng hướng tâm không để lộ khoảng gian bào, có hiện tượng chèn ép ở phía ngoài cùng sát lớp bần. Lớp gỗ rất dày chiếm khoảng 50% diện tích bề mặt, có rất nhiều cá tế bào sợi gỗ thành rất dày xếp thành dãy xuyên tâm cùng với libe gỗ, xen lẫn có các tế bào gỗ thành mỏng, và thường tập trung gần mô mềm ruột. Xen lẫn có các tế bào mô cứng khá to, nhân phân nhánh, thường tụ tập thành đám khoảng từ 3 tế bào mô cứng trở lên, nằm rải rác trong mô mềm vỏ, xếp gần sát lớp bần, tạo thành 1 vòng hướng tâm.
Ở liều cao nhất (118g/kg chuột) có thể cho chuột uống thuốc: trong 1 giờ đầu, chuột tụ thành đám, ít hoạt động, hầu như không tiêu thụ thức ăn, ít uống nước, phản xạ với kích thích, đuôi tái. Như vậy trên mô hình chuột tăng glucose huyết bởi STZ, dịch chiết toàn phần rễ cây Chóp mau Việt với liều tương đương 2,88 g và 14,4 g dược liệu khô/kg chuột đều có tác dụng hạ glucose huyết sau 4h uống thuốc so với thời điểm chưa dùng thuốc (P<0,01). Tỷ lệ % hạ glucose huyết sau 4h uống thuốc của các lô uống dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt và lô uống gliclazid ở liều 19,2 mg gliclazid/kg chuột khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Kết quả sàng lọc tác dụng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bằng STZ (liều 150mg/kg) Chuẩn bị dịch chiết: bột rễ cây Chóp mau Việt, đem chiết bằng methanol, thu được dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong methanol. Sau đó đem lắc với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, clorofoc (CHCl3), ethyl acetate (EtOAc), butanol (BuOH) thu được các dịch chiết Chóp mau Việt trong 4 dung môi trên. Như vậy trên mô hình chuột gây tăng glucose huyết bằng STZ, với liều tương đương 2,88g dược liệu khô/kg chuột, sau 4h uống thuốc, chỉ có 2 phân đoạn có tác dụng hạ glucose huyết là: DC/n-hexan và DC/EtOAc với mức hạ glucose huyết khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,01) so với thời điểm chưa dùng thuốc.
Kết quả thử tác dụng hạ glucose huyết trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bằng STZ của cắn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong phân đoạn n-hexan và ethyl acetate với liều tương đương 14,4 g dược liệu khô/kg chuột. Như vậy trên chuột gây tăng glucose huyết bằng STZ, với liều 14,4g dược liệu khô/kg chuột, 2 cắn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong phân đoạn n-hexan và EtOAc đều có tác dụng hạ glucose huyết sau uống thuốc 2h, 4h, 6h so với thời điểm chưa dùng thuốc (P<0,05).
Tỷ lệ % hạ glucose huyết ở thời điểm 4h sau khi uống thuốccủa 2 lô uống dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt và lô uống gliclazid (liều 19,2 mg gliclazid/kg chuột) đều khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của cây Salacia cochinchinensis trên glucose huyết, mặc dù các cây khác thuộc chi Salacia đã được nghiên cứu khá nhiều những nghiên cứu về tác dụng hạ glucose huyết, chống béo phì. Điều này mở ra một hướng đi mới là cần phải nghiên cứu sâu hơn về tác dụng hạ glucose huyết góp phần làm phong phú thêm nguồn dược liệu có tác dụng hạ glucose huyết ở Việt Nam.
Kết quả thực nghiệm cho thấy ở lô chứng trắng và lô chứng STZ glucose huyết sau 4h uống thuốc không hạ (P>0,05) so với thời điểm 0h chưa uống thuốc, mặt khác lô uống Gliclazid mức hạ glucose huyết rất rừ (P<0,01), chứng tỏ dựng STZ với liều 150mg/kg chuột tiờm màng bụng duy nhất chưa phá hủy hoàn toàn đảo tụy ở chuột nhắt trắng và chuột vẫn đáp ứng tốt với thuốc điều trị ĐTĐ đường uống (gliclazid). Tỷ lệ % hạ glucose huyết ở 2 lô uống thuốc và lô uống gliclazid khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Chứng tỏ cắn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong phân đoạn n-hexan có tác dụng hạ glucose huyết mạnh hơn cắn dịch chiết trong ethyl acetate.
2 cắn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong clorofoc và trong butanol không có tác dụng hạ glucose huyết. Trên cơ sở kết quả thí nghiệm trên, chúng tôi tiếp tục tiến hành đáng giá tác dụng hạ glucose huyết trên chuột nhắt trắng đã gây ĐTĐ bằng STZ (150mg/kg) của 2 cắn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong phân đoạn n-hexan và ethyl actetate với liều tương đương 14,4 g dược liệu khô/kg chuột (tương đương liều gấp 5 lần liều dùng cho người) ở các thời điểm 2h, 4h, 6h sau khi cho uống thuốc. - Tại thời điểm 2h, 4h sau khi uống thuốc, cắn dịch chiết trong phân đoạn n- hexan cú tỏc dụng hạ glucose huyết mạnh hơn rừ rệt so với cắn dịch chiết trong phõn đoạn ethyl actetate (P<0,05).