MỤC LỤC
Chuỗi dòng chảy tuyến đập A Roàng được tính chuyển từ trạm Thượng Nhật theo tỉ lệ diện tích giữa hai lưu vực với hệ số hiệu chỉnh KF = 0.221(46/208)., kết quả chi tiét xem trong phụ lục. Kết quả tính toán theo hai phương pháp trên chênh lệch nhau không nhiều, phương pháp lưu vực tương tự theo trạm thủy văn Thương Nhật cho kết quả nhỏ hơn và dựa trên cơ sở tài liệu thực đo trên vùng thượng nguồn, phù hợp với các tiêu chuẩn QPTL.C- 6-77.
Từ chuỗi dòng chảy bình quân ngày thời kỳ 1981 ÷ 2005 của trạm Thượng Nhật chuyển về tuyến công trình theo tỷ lệ diện tích, tính được đường duy trì lưu lượng tại tuyến công trình trong bảng 4.4 và hình vẽ xem trong phụ lục. Những trận mưa lớn xảy ra do sự hoạt động mạnh của gió mùa Hạ kết hợp ảnh hưởng từ các trận bão lớn đổ bộ vào đất liền từ biển Đông cũng như các nhiễu loạn thời tiết biển khác, đáng kể là áp thấp nhiệt đới.
Giá trị của Ψtp được xác định theo vùng mưa khu Cục thủy văn và phụ thuộc vào các đặc trưng hình thái của lưu vực và đặc trưng độ nhám của long dẫn. Kết quả tính toán giữa hai Phương pháp chênh nhau không nhiều, trong đó phương pháp Alecxâyep được quy định trong quy phạm cho kết quả an toàn hơn và phù hợp với những lưu vực có diện tich nhỏ hơn 100 km² so với công thức XôkôLôpXKi, do đó kiến nghị lựa chọn kết quả này làm trị số thiết kế (bảng 2.11).
• Xác định lưu lượng bình quân mùa kiệt nhỏ nhất ứng với tần suất thiết kế P = 85%. Sử dụng số liệu thực đô của trạm Thượng Nhật để tính toán thống kê lưu lượng. Kết quả của trạm tương tự được chuyển về tuyến công trình theo tỷ lệ diện tích.
Để tính toán bùn cát cho tuyến công trình trên hệ song Hương dựa vào tài liệu quan trắc bùn cát dọc theo các bờ biển miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Độ đục bình quân nhiều năm các trạm ven biển miền Trung TT Trạm đo Trên sông Tỉnh Thời kỳ quan trắc ρ (g/m³). Từ bảng 2.15 thấy rằng lượng bùn cát lơ lưởng trung bình nhiều năm trong khu vực trên dưới 100 g/m³.
Đối với tuyến công trình thủy điện A Roàng để an toàn sử dụng độ đục lớn nhất các trạm trong khu vực là 134 g/m³ (Độ đục trạm Thành Mỹ) để tinh toán. • Tài liệu trắc dọc sông tuyến nhà máy và tuyến đập theo báo cáodịa hình. Hệ số nhám n xác định theo sổ tay tính toán thủy lựccó tham khảo các tìa liệu thủy văn chuyên ngành cũng như tài liệu khảo sát tuyến công trình.
Năng lượng sơ cấp không thay đổi, năng lượng mùa kiệt thay đổi, năng lượng mùa lũ có thay đổi lớn hơn năng lượng mùa kiệt. Kết quả phân tích kinh tế cho ta thấy phương án Nlm = 7.2MW có chỉ tiêu kinh tê cao nhất và cao hơn các phương án khác.
Kết quả phân tích kinh tế cho tháy phương án 2 tổ máy có điện năng thấp hơn phương án 3 tổ máy, nhưng phương án này có chỉ tiêu kinh tế cao hơn phương án 3 tổ máy.
Các hoạt động trượt sạt trong tầng phủ của đới sườn tàn tích (edQ) và các đới phong hoá mãnh liệt (IA1) của vỏ phong hoá, các cung trượt có đường kính 1vài mét đến 5 – 6 m, ở khu vực bờ trái phía hạ lưu tuyến đập và khu vực phía Đông nhà máy, chiều sâu 1-2 m đến 3-4 m. • Đới IIA : Hiện tại các hố khoan đều đã khoan vào đới IIA, trự hố khoan AR-1 chưa khoan vào đới IIA, và các hố khoan chưa khoan hết đới IIA, bề mặt đới IIA nằm sâu so với mặt đất từ 9-13,8m. Tiếp đó cho tói piket 6+00 hầm, hầm nằm trong đá granit đới IIA có chất lượng khá với giá trị Q thay đổi từ 4 đến 10, theo quy phạm Trung Quốc thì thuộc nhóm đá 3m, nước ngầm chẩy vào hầm sẽ ít.
Đoạn cuối hầm, từ piket 6+50 đến bể áp lực hầm được đào trong đá đới IA2 và chỉ nằm cách mặt đất khoảng 12m sẽ gặp khó khăn trong quá trình đào, chỉ đào từng bước ngắn và phải kịp thời gia cố bằng vì thép có bước khoảng 0.5m, sau đó đoạn này gia cố vĩnh viễn bằng áo BTCT. So sánh lựa chọn phương án tuyến đường ống composit sẽ cho giá thành rẻ hơn, nhưng quá trình thi công phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và kém an toàn trong suốt quá trình vận hành. Đoạn tuyến ống áp lực cao độ 295m đến nhà máy, với đoạn này, tuyến ống gần như nằm ngang hoặc dốc thoải và chạy gần song song với bờ sông, địa hình có độ dốc từ 5-7m độ,điều kiện địa chất được đánh giá như sau : Lớp phủ edQ+IA1 và lớp aQ(ở.
Lòng hồ kéo dài từ tuyến đập lên thượng lưu khoảng 900m, trong đó khoảng 600m đầu tiên (tính từ tuyến đập) lòng hồ chạy bám gần như song song với lòng suối, còn lại phần cuối lòng hồ mở ra, ngập một phần khu vực thềm suối, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 300m. Nước mặt tập trung chủ yếu ở suối Alung và một số nhánh suối nhỏ đổ vào suối này, Vào mùa khô, mực nước suối tại vị trí dự kiến xây dựng đập dâng ở cao trình +464,5m , nước chảy chủ yếu. Hiện tượng phong hóa trong khu vực này xảy ra khá mạnh, tuy nhiên lòng hồ không lộ đá gốc nên khi xây dựng hồ chứa chắc chắn quá trình phong hóa đá gốc it phát triển mà chủ yếu là quá trình làm tơi các thành tạo bở rời.
Phần lớn bờ hồ có độ dốc nhỏ, được phủ bởi lớp đất đá có tính thấm nước yếu, do đó việc xây dựng hồ chứa không ảnh hưởng lớn đến ổn định của phần lớn bờ hồ cũng như bồi lắng lòng hồ do sạt lở của bờ hồ. Hiện tượng sạt trượt xảy ra trong lòng hồ chủ yếu phát triển dọc theo hai bên bờ suối Alung và các suối nhánh, song rất hạn chế, quy mô nhỏ và mang tính chất cục bộ, nên vấn đề bồi lắng lòng hồ sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tích nước của hồ chứa.
Mỏ đất cí có chất lượng và trữ lượng đảm bảo yêu cầu, điều kiện vận chuyển, khai thác thuận lợi do gần đường giao thông và địa hình tương đối đơn giản. Để đắp đê quây thượng lưu và hạ lưu, cần tận dụng đất và đá khi đào hồ móng, chú ý tại bãi cần đổ riêng đất và đá, đất được dùng để cho đới chống thấm và đá dùng cho đới chị lực của đê quai. Theo viện vật lý địa cầu các hoạt động đất tại khu vực thủy điện A Roàng nằm trong vùng phát sinh động Imax=6(MSK-64) với gia tốc nền a=0,0573g.
Tuyến ống composit có chiều dài khoảng 900m chạy men theo sườn núi có địa hình 465-475m hoàn toàn nằm trong đới phong hóa mãnh liệt và đới phong hóa mạnh của đá granit phức hệ Đại Lộc. Điều kiện địa chất của mái đào tuyến ống composit không thuận lợi do mái dốc cao, đá gốc phong hóa sâu, lớp phủ thực vật không còn. Còn lại khoảng gần 500m hầm nằm trong đá granit đới IIA có cường độ kháng nén của mẫu đá là 80Mpa, không cần gia cố tạm thời cũng như gia cố vĩnh viễn.
• Hồ thủy điện A Roàng không có khả năng mất nước, bờ hồ tương đối ổn định, dự báo trong quá trình hồ vận hành chỉ xảy ra các khối trượt lở nhỏ trong phạm vi đới dao động mực nước, gây ảnh hưởng không đáng kể tới dung tích và sự làm việc thường của hồ chứa. Về vật liệu xây dựng: Mỏ đá Hưng Thịnh tại xã Hưng Phong cách tuyến đập khoảng 20km và vị trí mỏ cát sỏi Hồng Quảng cách tuyến đập khoảng 30km là những mỏ đang được nhân dân khai thác, có chất lượng tốt và trữ lượng lớn nên chọn làm vật liệu xậy dựng công trình. Tóm lại điều kiện địa chất công trình dự án thủy điện A Roàng là thuận lợi Công tác khảo sát địa chất công trình có khối lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định, đảm bảo đủ cơ sở để lập Thiết kế kỹ thuật- Bản vẽ thi công công trình thủy điện A Roàng.
(Giá trị cụ thể tra tài liệu “sổ tay tính toán thủy lực”) n: Số nhịp. Nếu mở một phần cửa van thì phải xem dòng chảy như chảy qua lỗ.