MỤC LỤC
Vai trò của công tác nghiên cứu thị trường là giúp các doanh nghiệp nhận thức được quy luật, vận động của thị trường xuất khẩu vì thị trường là không đồng nhất ở mọi nơi, qua đó tìm hiểu triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm mặt hàng nhất định, thông qua nghiên cứu thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp các thông tin về quy mô, dung lượng thị trường, các ngành hàng mới khả năng cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp, chu kỳ sống của sản phẩm, các biện pháp và hình thức để thâm nhập vào đoạn thị trường mục tiêu đó. + Nghiên cứu tại bàn: là cách thu thập thông tin thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm (Báo, tạp chí, chuyên đề định kỳ, thống kê của các ngành và tổng cục), các tài liệu ở nước ngoài, thông tin từ các cơ quan liên quan, uỷ ban kinh tế trung ương, các tổ chức quốc tế như quỹ tiền tệ thế giới (IMF), tổ chức thương mại quốc tế WTO, ngân hàng quốc tế (WB), các tài liệu thống kê của liên hợp quốc.
Chẳng hạn như người Mỹ, họ luôn tin tưởng vào sự làm việc, hôn nhân, công tác từ thiện và sự trung thực, những niềm tin khuôn định ấy tạo ra cho cách xử thế cũng như những thái độ hàng ngày một cách đặc thù hơn, chúng diễn ra trong đời sống hàng ngày, được truyền từ đời này qua đời khác và được kiện toàn thêm qua các định chế quan trọng của xã hội, nhà thờ, chính quyền, trường học. Tính quy luật của sự thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là chuyển dần từ sản phẩm sử dụng nhiều lao động rẻ, không cần tay nghề cao như sản phẩm dệt may, da giầy… sang các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao như hóa chất, điện từ, sắt thép, ô tô… Cuối cùng là chuyển sáng các sản phẩm cần nhiều vốn và công nghệ cao như cwo khí chính xác, tự động hóa, thiết bị viễn thông, tin học, hàng điện từ nghe nhìn cao cấp….
Đặc biệt là đối với một công ty xuất nhập khẩu thì điều này càng cần thiết hơn vì đây không chỉ là hoàn thiện hoạt động xuất khẩu mà đồng thời nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của công ty với các công ty, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cải tổ bộ máy quản lí, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện các thủ tục nhanh gọn, đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động xuất khẩu.
-Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận kinh doanh sổ sỏch theo dừi hoạt động mua bỏn, thanh toỏn, hạch toỏn nội bộ theo đỳng quy định của Công ty, chế độ chính sách của Nhà nước; Kiểm tra các chứng từ đầu vào hợp pháp, hợp lý, đúng nội dung công việc, đúng mục đích; Thẩm định các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do phòng Tổng hợp chuyển tới; Lập sổ sỏch theo dừi, kiểm tra, cỏc phương ỏn kinh doanh đã được phê duyệt; Thống kê phân bổ chi phí cho các bộ phận kinh doanh; Thường xuyên cập nhật báo cáo Tổng Giám đốc tình hình cân đối tài chính của Công ty…. -Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu và các vấn đề về đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh; luôn nắm bắt kịp thời và phân tích về các số liệu, chính sách, thông tin mới nhất ở trong và ngoài nước liên quan đến Công ty; Tìm kiếm và tìm hiểu các đối tác hợp tác kinh doanh cho Công ty; Xây dựng kế hoạch kinh doanh của cả Công ty và kế hoạch giao cho từng bộ phận; Lập báo cáo định kì để báo cáo cho các cơ quan hữu.
-Để hỗ trợ các phòng kinh doanh lấy lại thị trường xuất khẩu cũ và mở rộng thị trường xuất khẩu mới, Công ty đã có nhiều biện pháp khuyến khích giúp đỡ các phòng ban như đại diện chào hàng, tiền gửi hàng mẫu, phí tiếp khách cho hàng xuất khẩu không hạch toán vào các phòng cung cấp, cập nhật thông tin cho các phòng nghiệp vụ về tình hình kinh tế thế giới, tình hình giá cả trên thị trường, tập quán thương mại của các quốc gia khuyến khích các phòng dự hội chợ chào hàng xuất khẩu, phòng nào có khó khăn thì trực tiếp báo cáo Giám Đốc để cùng xử lý. Công ty có quy định giải thể các phòng kinh doanh hoặc miễn trách nhiệm trưởng phòng, phó phòng nếu các đơn vị nhận khoán 6 tháng bị thua lỗ liên tục mà không có hướng khắc phục, không có kế hoạch bù các khoản lỗ, không nộp đủ nghĩa vụ với nhà nước và với công ty, không bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người lao động.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan không thuận lợi trong những năm gần đây ảnh hưởng, đó là thiên tai lũ lụt ngày càng xảy ra nhiều, lạm phát và giá thành các yếu tố đầu vào tăng, lãi suất tín dụng vẫn ở mức cao, chính sách tín dụng của các Ngân hàng thương mại ngày càng chặt chẽ hơn cùng nhiều thủ tục hơn cũng đã ảnh hướng rất lớn đến tình hình xuất khẩu nước ta cũng như các. Khách hàng có đến với công ty thì cũng không kí được hợp đồng mà nguyên nhân chính là do cán bộ giao dịch hàng xuất có kiến thức quá ít về chính bản thân mặt hàng đang chào bán dẫn đến lúng túng khi khách hàng hỏi, làm cho họ không tin cậy vào công ty khi mua hàng -Các trang thiết bị bảo quản hàng hóa trong kho chưa đồng bộ, trình độ của công nhân kho vận còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu mà lãnh đạo của công nhân kho vận còn thấp chưa đấp ứng được yêu cầu mà lãnh đạo công ty đề ra làm hạn chế khả năng bảo quản và làm giảm chất lượng hàng hóa.
Chính phủ đã áp dụng các giải pháp để bù đắp những tổn thất do quá trình tự do hóa thương mại như: Xóa bỏ những ưu đãi về thuế; thúc đẩy xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu; tăng cường cải cách hành chính nói chung và thủ tục thu thuế; mở rộng diện thuế; nỗ lực ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận và trốn thuế; tăng cường theo dừi, kiểm tra và thanh tra thuế; quản lý và xử lý tốt hơn nợ thuế; thực hiện Luật Quản lý Thuế từ 01/07/2007. -Việc gia nhập WTO giúp các công ty có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao và giá rẻ (do cắt giảm thuế quan nhập khẩu chẳng hạn như sợi 5%, vải 12%, mức cắt giảm chung từ mức bình quân 17,4% xuống 13,4%) để sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của công ty với hàng hóa của các nước khác.
Hiện nay việc nghiên cứu thị trường của Công ty mới chỉ dừng lại ở hoạt động tìm kiếm thông tin một cách gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các nguồn cung từ các tổ chức quốc tế mà chưa trực tiếp tiếp xúc với thị trường để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, thị hiếu của khách hàng, các kênh phân phối, các chiến lược Marketing tiếp thị, sự cạnh tranh của đối thủ. Vấn đề đào tạo phải được tiến hành trên hai góc độ: thứ nhất trên góc độ nghiệp vụ ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là quá trình đào tạo phi chính qui, cán bộ có kinh nghiệm thực tế hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ trẻ; thứ hai trên góc độ công ty là cử các cán bộ đi tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về nghiệp cụ do các trường đại học thuộc khối kinh tế tổ chức, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiên cho nhân viên tự nâng cao kĩ năng trình độ.
Ban giám đốc cần xem xét thời cơ và thách thức, những cơ hội và khó khăn do hội nhập kinh tế mang lại trên cơ sở đó hoạch định chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện mới, phát huy được sức mạnh nội lực, tận dụng có hiệu quả nguồn vốn, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, vậ lực để đạt được kết quả nhất khi hội nhập kinh tế diễn ra. -Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lí hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh giảm đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu, quy định rừ quyền lợi và trỏch nhiệm hco từng cỏn bộ quản lí, có hình thức thưởng phạt thích đang để xóa bỏ nhưng tiêu cực trong xuất nhập khẩu.