đánh giá quy hoạch sử dụng đất xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2010

MỤC LỤC

Co s? phỏp lý

D? bỏo phỏt tri?n dừn s?

Cỏc phuong phỏp dỏnh giỏ quy ho?ch

Phuong phỏp k?t h?p phừn tich d?nh tớnh và d?nh lu?ng

Phuong phỏp cừn b?ng tuong d?i

Đánh giá quy hoạch sử dụng đất của xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương

Đánh giá các căn cứ xây dựng quy hoạch xã Cao Thắng

Các nghĩa trang nhân dân của xã nhìn chung trong giai đoạn từ fnay đến năm 2010 đã đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên trong giai đoạn này nghĩa trang liệt sỹ của xã bị giải toả do nắn đuờng giao thông đương QL 38B do vậy cần mở rộng về phía sau là 0,70 ha. * Đất tôn giáo tín ngưỡng. * Đất phi nông nghiệp khác. III) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất của xã Cao Thắng - Huyện Thanh. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Miện đến năm 2010. Các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến sử dụng đất của xã qua các thời kỳ.

Dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích trồng lúa cho hiệu quả kinh tế thấp sang đào ao, lập vười trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản. Nhận thấy dự án quy hoạch sử dụng đất xã Cao Thắng được nghiên cứu xây dựng theo hệ thống các hạng mục công việc, trên cơ sở các kết quả đó xây dựng báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất xã Cao Thắng đến năm 2010. Nhìn chung, hệ thống các thông tin cơ bản, các số liệu về đất đai của xã còn thiếu, chưa đầy đủ nên thực hiện việc quy hoạch cho hợp lý và hiệu quả là rất khó khăn.

Đòi hỏi khi thực hiện quy hoạch các cán bộ thực hiện quy hoạch phải đi điều tra thực tế và thu thập số liệu thật sát thực. Bên cạnh đó, trước sự đòi hỏi của nhu cầu xã hội nhằm đáp ứng đời sống của người dân thi` việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất là cần thiết và kịp thời.

Đánh giá nội dung quy hoạch

Báo cáo đã trình bày và tổng hợp đầy đủ những thông tin thiết yếu và cần thiết phục vụ cho quy hoạch dù các số liệu xã cung cấp còn có nhiều thiếu sót. Bên cạnh đó, báo cáo còn đưa ra những phân tích, nhận xét có tính khoa học cao. Nhìn chung công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn xã trong những năm gần đây đã có nhiều cố gắng, từng bước đi vào nề nếp.

Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền xã được tăng cường. Ngoài ra còn tồn tại nhưng khuyết điểm như: Hệ thống bảng biểu tuy đầy đủ, các tớnh toỏn chớnh xỏc nhưng nờn ghi rừ nguồn gốc của cỏc số liệu lấy được thật chính xác để giúp cho quá trình phân tích, đánh giá mang tính khách quan hơn. Quy hoạch xã đã dành quỹ đất khá hợp lý để xây dựng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hạ tầng, nhu cầu đất ở của nhân dân, nhu cầu công trình phúc lợi xã hội, đảm bảo chất lượng môi trường sống điều đó càng khẳng định tính đúng đắn của việc quy hoạch.

Mặt khác báo cáo đã nêu ra những đặc điểm riêng dễ nhận thấy của xã đó là tập trung nghiên cứu về đất nông nghiệp và đất chuyên dùng (chiếm phần lớn diện tích toàn xã) nhưng theo em nên tận dụng hơn nữa ưu thế của xã về vị trí địa lý đó là có con sông Cửu An để phát triển mạnh về đất nuôi trồng thủy sản (bởi nếu biết phát huy thì ngành nghề nuôi trồng thủy sản sẽ giúp cho người dân ở đây tăng thêm thu nhập rất lớn) mà trên thực tế diện tích nuôi trồng thủy sản của xã chưa lớn (32,3ha). Về phân tích mức độ sử dụng đất đai còn thiếu những chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất đai (lần) và độ che phủ để đánh giá về hiệu quả môi trường chính xác hơn. Bình quân mỗi năm đất ở của xã tăng 1,32 ha đây là xu thế tất yếu do quá trình phát triển dân số nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.

- Đất chuyên dùng: tăng 3,97 ha chủ yếu do nhu cầu tăng đất có mục đích công cộng (giao thông, thuỷ lợi, nghĩa địa), toàn bộ diện tích này đựơc chuyển từ diện tích đất chuyên trồng lúa và đất nuôi trồng thuỷ sản. - Đất có mặt nước chuyên dùng: giảm 34,28 ha so với năm 2000 do chuyển sang đất chuyên trồng lúa nước trồng cây lâu năm và đất ở nông thôn.

Đánh giá tổ chức thông qua phương án

Các tiêu chí trong xây dựng quy hoạch

- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, giữ vững an ninh chính trị, củng cố quốc phòng toàn dân và trật tự an toàn xã hội. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá nhưng lại có hạn, vì vậy việc tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ nhằm khai thác triệt để, sử dụng hợp lý, tiệt kiệm, có hiệu quả quỹ đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ then chốt. - Dành quỹ đất hợp lý để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của xã, tạo ra sự tăng trưởng và sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế.

- Trong những năm tới, nông nghiệp vẫn là ngành mang lại nguồn thu nhập chính cho đại bộ phận nông dân. Tuy nhiên dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá, một phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Để góp phần đảm bảo lương thực và ổn định đời sống nhân dân phải duy trì diện tích đất nông nghiệp ở một tỷ lệ hợp lý.

Tiếp tục ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng hệ số sử dụng đất và xây dựng cánh đồng 50 triệu. - Từng bước bố trí, sắp xếp chỉnh trang lại khu dân cư nhằm hoàn thiện và nâng cao nhu cầu ăn, ở, môi trường sống và điều kiện văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Đất ở cần được bố trí tập trung trên cơ sở mở rộng khu dân cư cũ hoặc hình thành các khu dân cư mới với quy mô hợp lý, để tiết kiệm đất cũng như sử dụng có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật. - Sử dụng đất phải chú ý đến bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường ổn định, bền vững, kết hợp giữa trước mắt và lâu dài.

Phương hướng hoàn thiện bản quy hoạch

Quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng đã thể hiện chiến lược sử dụng đất của xã trong vòng 5 năm tới, Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài, nó thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương tới bộ mặt của xã và đời sống nhân dân trong xã. - Hệ thống bảng biểu của bản quy hoạch tuy khá đầy đủ nhưng vẫn còn thiếu những chỉ tiêu biến động tương đối, tuyệt đối, tỷ trọng từng loại đất so với các chỉ tiêu khác. - Bản bỏo cỏo chưa trỡnh bày rừ về định mức sử dụng đất theo đầu người, chỉ nói một cách chung chung khiến người đọc không hình dung được.

- Đặc biệt, quy hoạch còn chưa chú trọng nhiều đến các chỉ tiêu về môi trường (một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự hiệu quả của bản quy hoạch).

Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất câp xã

- Cần phải có kế hoạch xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định quy hoạch sử dụng đất chuyên nghiệp ở các cấp, có kiến thức về vai trò của quy hoạch sử dụng đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Tăng cường hơn nữa hệ thống các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến cho lĩnh vực quản lý đất đai và các đợn vị trực tiếp tham gia quy hoạch sử dụng đất. - Đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ địa chính câp xã như: Các trang thiết bị kỹ thuật, máy vi tính và các phần mềm chuyên ngành về tin học tiến tới tin học hóa trong ngành quản lý đất đai….

- Cần bố trí thỏa đáng kinh phí cho việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. - Cần cải tiến cơ chế đơn giản hóa các thủ tục về cấp phát vốn cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã. - Đổi mới chính sách bồi thưòng, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người bị thu hồi đất.