MỤC LỤC
Sau gần mười thế kỷ kể từ khi vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô, Thăng Long xưa và Hà Nội nay luôn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn. Năm 1831, vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt lại tên cho Thăng Long là Hà Nội có nghĩa là: thành phố nằm trong vòng bao quanh của một con sông giữa đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Nơi đây còn ghi biết bao dấu tích văn hiến của mảnh đất từng là kinh đô trong suốt ba thời kỳ phong kiến thịnh trị Lý, Trần, Lê và ngày nay là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Hà Nội ngày nay và Thăng Long xưa khác nhau nhiều về địa lý, tự nhiên. Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc Hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội; chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung về thành phố Hà Nội.
Là trái tim đất nước, Hà Nội hội tụ các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội. Thủ đô cũng là nơi diễn ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đã đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Mọi hoạt động ngoại giao, thăm viếng, trình quốc thư, hội đàm, ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác được tiến.
Hằng năm, Hà Nội tổ chức một số lượng lớn hội thảo, hội nghị với các tổ chức quốc tế song phương và đa phương. Mảnh đất này tự hào là cái nôi rèn luyện và tạo dựng các thế hệ trí thức của thời đại mới. Các thế hệ danh nhân đó đã bồi đắp trở lại cho Hà Nội ngày càng thực sự tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam.
Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố trong thời gian gần đây diễn biến theo chiều hướng tốt: số vụ tai nạn giao thông xảy ra. Hạ tầng kỹ thuật đô thị được tăng cường; Thủ đô từng bước được cải tạo và xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Công tác văn hóa xã hội đạt được những thành tựu tốt, được các Bộ, Ngành Trung ương đánh giá là địa phương có nhiều chỉ tiêu dẫn đầu cả nước.
Việc hợp tác kinh tế giữa Hà Nội với các địa phương khác, đặc biệt là hợp tác kinh tế vùng đạt kết quả chưa cao. Sản xuất vẫn còn phân tán, công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất còn cao nên chưa tạo được nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ và mẫu mã phù hợp với nhu cầu của thị trường nên khả năng cạnh tranh thấp. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tuy đã được đầu tư nhưng còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong khi tốc độ đô thị hoá nhanh nên ngày càng quá tải.
Khả năng hấp thụ vốn đầu tư của Hà Nội tuy đã có bước được cải thiện nhưng vẫn chưa tận dụng được thật tốt cơ hội mới để huy động và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn vốn đầu tư. Đầu tư của khu vực dân doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài có thể còn thu hút được nhiều hơn; vốn ODA giải ngân vẫn còn chậm; tiến độ triển khai xây dựng và giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và Công trái giáo dục thực hiện chậm so với cùng kỳ các năm trước. Chưa tạo được nguồn vốn để đầu tư nhiều hơn cho ngành y tế, cho các bệnh viện tuyến huyện để chăm sóc sức khoẻ của đồng bào sống ở nông thôn và giảm áp lực quá tải đối với các bệnh viện tuyến trên.
Những vướng mắc, yếu kém trong quyết định thu hồi đất, đền bù, tái định cư không những đã làm chậm trễ, mất cơ hội của các nhà đầu tư mà còn làm cho đời sống một bộ phận dân cư trong diện thu hồi đất gặp nhiều khó khăn và là nguyên nhân chính trong nhiều vụ khiếu kiện kéo dài. Công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn nghiêm trọng. Nhiều cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa coi đây là nhiệm vụ công tác trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình; chưa tập trung chỉ đạo và chưa có kế hoạch hành động thiết thực cụ thể.
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cỏc tổ chức, đơn vị quản lý hành chớnh cỏc cấp; làm rừ trỏch nhiệm của người đứng đầu từng tổ chức và có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Có chính sách ưu đãi, khen thưởng kịp thời để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo ra những đột phá về nâng cao chất lượng và hiệu quả của đào tạo nhân lực, làm cho nguồn nhân lực trở thành một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và là một lợi thế cạnh tranh.
Kiện toàn đủ mạnh tổ chức làm công tác kế hoạch hoá dân số thuộc Bộ Y tế từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động và kết hợp chặt với thực hiện các biện pháp chuyên môn kỹ thuật, phấn đấu đạt kế hoạch giảm sinh đã đề ra trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường, xây dựng các thể chế để tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường dịch vụ, thị trường sản phẩm khoa học công nghệ. Tích cực vận động và tạo mọi thuận lợi để thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là các dự án lớn, dự án đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về quy hoạch, về bảo vệ môi trường và bảo đảm các quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp; chủ động giải quyết mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, xử lý kịp thời, đúng pháp luật các vụ đình công. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch, bảo đảm cho chiến lược và quy hoạch đáp ứng được yêu cầu định hướng của sự phát triển, là căn cứ cho đầu tư, là cơ sở để điều hành, giám sát và đánh giá hiệu quả của nền kinh tế. Bổ sung chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành năng lượng, sản xuất nguyên vật liệu quan trọng, công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ; đồng thời chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống có lợi thế cạnh tranh.
Phát triển các dịch vụ vận tải, thương mại, du lịch, bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; chú trọng mở rộng các dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước; tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp, làm ăn có hiệu quả; thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp làm ăn yếu kém. Thành phố cần ban hành và tổ chức thực hiện quy chế đấu thầu sử dụng đất; trình Nhà nước ban hành Luật hoặc Pháp lệnh về giải phóng mặt bằng, xây dựng mô hình phù hợp để đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng; xây dựng quỹ phát triển hạ tầng, củng cố Ban chỉ đạo xây dựng Thủ đô.