MỤC LỤC
Một số loại bảo lãnh mà ngân hàng dành cho nhà xuất khẩu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành… Có hai loại bảo lãnh là bảo lãnh vô điều kiện, tức là ngân hàng sẽ thanh toán cho người hưởng lợi nếu người được bảo lãnh vi pham hợp đồng mà không cần xuất trình các thư bảo lãnh chứng minh. Trong báo cáo thẩm định phải nêu rỡ tình hình tài chính của khách hàng, nhu cầu về vốn xin tài trợ, hiệu quả kinh tế mà dự án xin cấp vốn tín dụng mang lại… Nếu khách hàng được ngân hàng đồng ý cấp vốn tín dụng thì hai bên tiến hành ký hợp đồng tín dụng, lập giấy nhận nợ và tiến hành giải ngân nguồn vốn theo hợp đồng.
Kim ngạch xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao như dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Vì vậy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển kéo theo nó là quan hệ tín dụng và đặc biệt là tín dụng xuất khẩu cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện, đa dạng hóa các hình thức tín dụng nhằm hỗ trợ tác động lại xuất nhập khẩu.
Thực hiên công tác tín dụng ( cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu xuất khẩu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu).Cụ thể là: trình Tổng Giám đốc các văn bản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu, trình Tổng Giám đốc các báo cáo Hội đồng quản lý ban hành Quy chế nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu trong toàn hệ thống; Chủ trì tổng hợp, rà soát kế hoạch tín dụng xuất khẩu, kế hoạch hạn mức tín dụng xuất khẩu; Đầu mối tiếp nhận, thẩm định đơn đề nghị bảo lãnh xuất khẩu và các hồ sơ có liên quan; Phân tích đánh giá tinh hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu…. Còn hiện tại, thực hiện theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP (thay thế Quyết định 133/2001/QĐ-TTg và Nghị định 106/2004/NĐ-CP), lãi suất tín dụng đầu tư VNĐ được tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm, lãi suất cho vay ngoại tệ được tính bằng lãi suất Sibor kỳ hạn 6 tháng cộng thêm tỷ lệ phần trăm; lãi suất tín dụng xuất khẩu bằng VNĐ và ngoại tệ được giao cho Bộ Tài chính (BTC) công bố tối đa 2 lần/năm theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường.
Hoạt động bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại ngân hàng Phát triển chưa triển khai được do: nhu cầu bảo lãnh tín dụng không nhiều và do quy định của cơ chế bảo lãnh: khi các bên được bảo lãnh gặp rủi ro không trả được nợ hoặ trả không hết thì ngân hàng Phát triển và tổ chức tín dụng cùng chịu trách nhiệm ngang nhau về tài chính đối với khoản vay đã bảo lãnh. Doanh số cho vay của ngân hàng Phát triển với lĩnh vưc xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước( tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước khoảng 48.000tr USD, doanh số của ngân hàng Phát triển mới khoảng gần 600tr USD chiếm khoảng 1.25%, nếu chỉ tính các mặt hàng mà ngân hàng Phát triển cho vay thì tỷ lệ này được 5.4%).
Ví dụ vốn vay nằm ỏ khâu nguyên vật liệu nhập về, trường hợp nguyên vật liệu nhập về không sử dụng được do kém, mất phẩm chất, do không đồng bộ..cán bộ tín dụng phải yêu cầu doanh nghiệp tính toán, xác định lại nếu thấy không cần thiết sử dụng hoặc không thể sử dụng được phải bán để trả nợ Ngân hàng, nếu càng để lâu càng phát sinh thêm chi phí, doanh nghiệp càng lỗ. Ví dụ như công ty Cổ phần Đường 9, khách hàng vay cốn tín dụng của ngân hàng Phát triển kinh doanh hạt điều xuất khẩu cho biết do tỷ giá thay đổi khiến mỗi tấn sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp bị lỗ từ 2,5 đến 2,7 triệu đồng, lại phải vay ngân hàng với lãi suất 1,45-1,7% tháng, khiến cho tổng giá thành tăng 40%, giá bán ra chỉ tăng 25%, doanh nghiệp chịu lỗ 15% sẽ ảnh. Bảo đảm thực hiện tốt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2008 mà Quốc hội đề ra là 58,6 tỷ USD, trong tình hình nhiều có khó khăn mới phát sinh, Bộ Công thương đề nghị các ngân hàng nghiên cứu hình thành cơ cấu dự trữ ngoại tệ phù hợp diễn biến tỷ giá trên thị trường tiền tệ thế giới để chủ động và phục vụ tốt hơn thanh toán hàng xuất nhập khẩu; các ngân hàng bảo đảm cung ứng đủ nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu với lãi suất hợp lý và điều tiết tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu.
Mở rộng danh mục mặt hàng hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước với các mặt hàng gạo, dệt may, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng, cao- su, ô-tô tải cũng như xây dựng các chính sách khuyến khích xuất khẩu phù hợp các quy định của WTO như bảo hiểm xuất khẩu, nghiên cứu sử dụng cam kết về 10% giá trị hàng nông sản hỗ trợ cho sản xuất hàng nông sản, nông nghiệp.
- Về cơ cấu hàng xuất khẩu: với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô, hàng giá trị thấp. - Dịch vụ xuất khẩu được xác định là một trong những lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn trong gian đoạn này nhằm mục tiêu đổi mới cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và góp phần tăng tốc xuất khẩu trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Định hướng chiến lược xuất khẩu của nước ta trong giai đoạn này là hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, và đây cũng là định hướng phát triển cho các doanh nghiệp thực hiên hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. + Cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng hiện đại vào hoạt động tín dụng xuất khẩu, tăng cường kiểm soát tín dụng và rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng.
Để thực hiện hình thức cho nhà nhập khẩu vay có hiệu quả thì trong quá trình thực hiện ngân hàng Phát triển cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá (vì có thể đồng tiền cho vay và đồng tiền khi thu nợ khac nhau, tỷ giá giữa các đồng tiền ở hai thời điểm chênh lệch nhau) như: ký các hợp đồng giao dịch ngoại tệ tương lai, ký các hợp đồng bảo hiểm tỷ giá …. Quy trình thực hiện nghiệp vụ tài trợ khép kín này được thực hiện: theo hợp đồng ngoại thương đã ký giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, ngân hàng Phát triển có thể cho nhà xuất khẩu vay số vốn bị thiếu để mua thiết bị, nguyên liệu..; sau khi có trong tay bộ chứng từ thanh toán nếu doanh nghiệp này có nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh tiếp thì trước khi đến hạn thanh toán tín dụng có thể yêu cầu ngân hàng Phát triển chiết khấu lại bộ chứng từ thanh toán.
Chính phủ cần quan tâm bố trí nguồn lực thích hợp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu thông qua các hình thức như cấp vốn từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, cho phép ngân hàng Phát triển vay vốn tại các Quỹ tài chính của chính phủ, hoặc Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn với lãi suất rẻ hơn lãi suất thị trường, từ đó giảm mức cấp bù của ngân sách Nhà nước, giảm được mức vốn cho vay mà không vi phạm quy định của quốc tế về lãi suất. Các doanh nghiệp cần loại bỏ tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào sự bao cấp vốn của Nhà nước thông qua ngân hàng Phát triển, chủ động lựa chọn nhiều hình thức thay thế hình thức vay vốn trực tiếp và phối hợp chặt chẽ với ngân hàng Phát triển để được tư vấn kịp thời, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất.