QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM Ô NHIỄM ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG HẠNG NHẸ THEO TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU

MỤC LỤC

Chu trình thử

Chu trình đô thị cơ bản

Các thông số vận hành chi tiết của chu trình đô thị cơ bản khi vận hành trên bệ thử khung gầm được trình bày trong Bảng 3.5. Dung sai về thời gian và vận tốc của phương tiện Dung sai tốc độ (± 2km/h) và thời gian (±1 giây) được kết hợp về mặt hình học đối với mỗi điểm như hình bên Thứ tự các phaThời gian các phaThời gian thao tác.

Hình 3.3. Chu trình thử của Châu Âu dùng cho kiểu thử I, [11]
Hình 3.3. Chu trình thử của Châu Âu dùng cho kiểu thử I, [11]

Chu trình đô thị mở rộng

(2) Các số phụ có thể được sử dụng theo giới thiệu của nhà sản xuất nếu phương tiện lắp hộp số lớn hơn 5 cấp. Đặc tính chi tiết của chu trình đô thị mở rộng dùng cho kiểu thử I được trình bày trên Hình 3.5, [11].

Xác định sự thay đổi sức cản của phương tiện

+ Trước khi thử, cần kiểm tra thông số kỹ thuật sau (theo đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất) : Bánh xe (nhãn, kiểu, áp suất); Hình học cầu trước, xe; Điều chỉnh phanh; Bôi trơn các cầu trước và sau của xe; Điều chỉnh hệ thống treo và sự thăng bằng của xe,v.v. Sau khi đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, có thể tiến hành xác định sự thay đổi sức cản của phương tiện (về nguyên tắc, có thể xác định trên đường thử hoặc trên bệ thử khung gầm) bằng phương pháp chạy đà giảm tốc hoặc phương pháp đo mô men xoắn ở tốc độ không đổi, được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3.6.

Hệ thống lấy mẫu khí thải

Sơ đồ nguyên lý hệ thống lấy mẫu thể tích không đổi

+ Đồng thời với quá trình lấy mẫu hỗn hợp khí thải đã pha loãng (khí thải + không khí) thì mẫu khí (dùng để pha loãng) phải được thu lại để phân tích. Khối lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ được xác định trên cơ sở so sánh với kết quả phân tích mẫu khí thu được trong quá trình thử và có tính đến tới hàm lượng chất ô nhiễm trong không khí môi trường dùng để pha loãng.

Các yêu cầu kỹ thuật

Nếu thiết bị này không thể bù đắp được các thay đổi về nhiệt độ của hỗn hợp khí thải và không khí pha loãng tại điểm đo, thì bộ trao đổi nhiệt phải được sử dụng để giữ nhiệt độ trong khoảng ± 6 oK so với nhiệt độ vận hành quy định.Cảm biến nhiệt độ phải lắp ngay trước thiết bị đo thể tích, đảm bảo độ chính xác tới ± 10K và thời gian đáp ứng là 0,1 s ở mức 62% của biến thiên nhiệt độ cho trước. - Các mẫu khí thải đã pha loãng: được lấy ở phía trước thiết bị hút nhưng ở sau các thiết bị điều hòa (nếu có), lưu lượng không được lệch quá giá trị trung bình ± 2%, tốc độ lấy mẫu không được phép < 5 (lít/phút) và không quá 0,2% lưu lượng khí thải được pha loãng;.

Hình 3.6. Sơ đồ khối hệ thống lấy mẫu thay đổi độ loãng  kiểu thể tích không đổi, [11]
Hình 3.6. Sơ đồ khối hệ thống lấy mẫu thay đổi độ loãng kiểu thể tích không đổi, [11]

Hệ thống lấy mẫu thể tích không đổi dùng ống Venturi

+ Một bộ điều khiển lưu lượng (N), để bảo đảm lưu lượng các mẫu khí được lấy từ các đầu lấy mẫu S1 và S2 là ổn định trong quá trình thử và lưu lượng các mẫu khí phải sao cho, tại lúc cuối của mỗi lần thử, số lượng của các mẫu là đủ để phân tích ( gần 10 lít/phút ). Yêu cầu này, nói chung được đảm bảo bằng sử dụng một quạt thổi có lưu lượng cao gấp 2 lần lưu lượng lớn nhất của khí thải sinh ra bởi sự tăng tốc của chu trình hoặc đủ để đảm bảo nồng độ CO2 trong túi mẫu khí thải luôn < 3% thể tích.

Hình 3.8. Hệ thống lấy mẫu thể tích không đổi dùng ống venturi, [11]
Hình 3.8. Hệ thống lấy mẫu thể tích không đổi dùng ống venturi, [11]

Hiệu chuẩn thiết bị

+ Một ống đo Venturi (MV) dùng để đo thể tích của dòng khí thải + Một quạt thổi (BL) đủ dung tích để kiểm soát thể tích toàn bộ của khí thải đã pha loãng. + Một đầu nối nhanh (Q) cho phép mẫu không khí xung quanh chứa trong túi BA được phân tích bằng HFID (thiết bị phân tích nồng độ HC theo phương pháp iôn hóa ngọn lửa);.

Xác định hàm lượng các chất ô nhiễm trong khí thải

    Ci -Hàm lượng chất ô nhiễm thứ i trong khí thải đã pha loãng (ppm) và được hiệu chỉnh dựa trên hàm lượng của chất đó có trong không khí dùng để pha loãng,. Vmix - Thể tích khí thải đã pha loãng trong điều kiện tiêu chuẩn Vep - Thể tích khí thải đi qua Bộ lọc PM trong điều kiện tiêu chuẩn Pe - Khối lượng PM thu được ở Bộ lọc PM.

    Giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm đối với PTCGĐB hạng nhẹ Trong mục này sẽ giới thiệu mức ô nhiễm cho phép đối với PTCGĐB

    Với phương tiện vận tải thương mại hạng nhẹ, mức ô nhiễm cho phép của phương tiện nói chung tỷ lệ thuận với khối lượng tham chiếu của nó. Khi khối lượng tham chiếu của phương tiện tăng khoảng 20 % thì hàm lượng các chất ô nhiễm cho phép tăng trung bình khoảng 25÷45 % (trong đó hàm lượng CO là tăng nhanh nhất có thể tăng tới 150 %).

    XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CO TẠI TỐC ĐỘ KHÔNG TẢI (kiểu thử II)

    Điều kiện của phép đo

    - Việc đo hàm lượng CO của khí thải phải được thực hiện cho tất cả các vị trí có thể có của các bộ phận điều chỉnh, nhưng đối với các bộ phận điều chỉnh vô cấp thì chỉ cần xác định đủ số lượng tại các vị trí đặc trưng. + Những vị trí có thể có của các bộ phận điều chỉnh phải được hạn chế trong phạm vi tốc độ không tải nhỏ nhất mà động cơ có thể đạt được (hoặc tốc độ do nhà sản xuất giới thiệu trừ đi 100 vòng/ phút) và giá trị nhỏ nhất trong 3 giá trị sau: tốc độ cao nhất mà động cơ có thể đạt bằng sự hoạt động của các bộ phận tốc độ không tải, tốc độ do nhà sản xuất giới thiệu cộng thêm 250 vòng/phút hoặc tốc độ ngắt của các li hợp tự động.

    Xác định hàm lượng CO

    - Hàm lượng lớn nhất thu được do sự biến đổi liên tục một trong các bộ phận điều chỉnh (trong khi các bộ phận khác được giữ ổn định), không vượt quá giá trị giới hạn. + Ngoài ra, những điều chỉnh không tương ứng với sự vận hành đúng của động cơ sẽ không được thừa nhận là các điều chỉnh để đo.

    XÁC ĐỊNH MỨC Ô NHIỄM KHÍ CÁC-TE (kiểu thử III)

    Phương pháp thử

    + Phương tiện được coi thỏa mãn quy định nếu, trong mỗi điều kiện vận hành (Bảng 3.10), áp suất đo được trong các-te không vượt quá áp suất không khí xung quanh tại thời điểm đó. + Nếu ở một trong các điều kiện vận hành, áp suất đo được trong các-te động cơ vượt quá áp suất không khí môi trường và nếu nhà sản xuất đề nghị thì cần phải thực hiện một phép thử bổ sung.

    Hình 3.9. Bố trí túi lấy mẫu (phép thử bổ sung) của kiểu thử III, [11]
    Hình 3.9. Bố trí túi lấy mẫu (phép thử bổ sung) của kiểu thử III, [11]

    XÁC ĐỊNH MỨC Ô NHIỄM BAY HƠI CỦA NHIÊN LIỆU (kiểu thử IV)

    Tiến hành thử

    + Trong khoảng thời gian 1 giờ sau khi hoàn thành việc kiểm tra hộp lọc, phương tiện được vận hành theo chu trình của kiểu thử I (1 lần phần I và 2 lần phần II, Hình 3.3) Trong giai đoạn này không cần lấy mẫu khí trong phòng kín. + Phương tiện thử (với động cơ dừng làm việc, các cánh cửa và khoang hành lý được mở) sẽ được di chuyển vào phòng kín. Các quạt trộn được điều chỉnh để duy trì một luồng không khí có tốc độ tối thiểu 8 km/h phía dưới thùng nhiên liệu của phương tiện thử).

    Xác định lượng nhiên liệu bay hơi

    + Khoảng 10 phút sau khi đóng kín các cửa buồng kín, tiến hành đo (lấy mẫu lần 1) nồng độ HC, nhiệt độ và áp suất không khí trong phòng kín (để có những dữ liệu cho việc thử xác định tổn thất hàng ngày CHCi, Pi, Ti ). V - Thể tích thực của buồng kín (m3), được hiệu chỉnh có kể đến thể thể tích của xe thử (với cửa sổ và khoang hành lý đang mở); Nếu không xác định được thể tích của xe thì thể tích của phòng phải trừ đi 1,42 m3.

    KIỂM TRA ĐỘ BỀN CỦA THIẾT BỊ CHỐNG Ô NHIỄM (type V) Phần này sẽ mô tả phép thử kiểm tra độ bền của các thiết bị kiểm soát ô

    Chu trình thử

    Chu trình vận hành phương tiện để kiểm tra độ bền thiết bị chống ô nhiễm được thể hiện trên Hình 3.11 và có thể được tiến hành bằng cách cho phương tiện vận hành trên đường thử, trên đường bộ hoặc trên bệ thử khung gầm (miễn là phải đảm bảo khối lượng chuẩn của xe là giống nhau). Những hành trình thử thay thế như vậy phải được các cơ sở thử nghiệm công nhận trước khi thử và về cơ bản phải có cùng tốc độ trung bình, sự phân phối các tốc độ, số lần dừng lại trên mỗi km và số lần tăng tốc độ trên mỗi km hành trình chạy.

    Bảng 3.11 Tốc độ lớn nhất của chu trình  khi thử độ bền thiết bị chống ô nhiễm, [11]
    Bảng 3.11 Tốc độ lớn nhất của chu trình khi thử độ bền thiết bị chống ô nhiễm, [11]

    Xác định sự phát thải các chất ô nhiễm

    + Khi thực hiện thử độ bền trên bệ thử khung gầm, bệ thử phải cho phép mô phỏng được chu trình được mô tả ở trên Hinh 3.11. Các phương pháp áp dụng để xác định công suất và điều chỉnh phanh giống như những nội dung tương ứng đã trình bày trong kiểu thử I.

    THỬ MỨC Ô NHIỄM TẠI NHIỆT ĐỘ THẤP (Kiểu thử VI)

      + Việc lấy mẫu khí được tiến hành trước hoặc ngay khi động cơ bắt đầu khởi động (ở điều kiện nhiệt độ thấp) và kết thúc tại giai đoạn không tải cuối cùng (thời điểm 780 giây) của chu trình đô thị cơ bản thứ tư (phần I của chu trình thử dùng cho kiểu thử I, Hình 3.3). + Lỗi do kết nối các các bộ phận kiểm soát ô nhiễm với ECU, Lỗi do kết nối các các bộ phận kiểm soát lượng và thời điểm cấp nhiên liệu: nếu kết quả đo hàm lượng các chất ô nhiễm lớn hơn bất kỳ một giá trị cho phép đã trong Bảng 3.12.

      NHIÊN LIỆU DÙNG CHO THỬ NGHIỆM CÔNG NHẬN KIỂU PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ HẠNG NHẸ

        Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu tham chiếu dùng cho động cơ xăng khi thử ở nhiệt độ môi trường thấp được trình bày trong Bảng 3.15. Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu tham chiếu thể khí được trình bày trong Bảng 3.16 Hiện nay nhiên liệu thể khí thường có 2 loại: LPG hoặc NG.

        Bảng 3.13 Nhiên liệu tham chiếu dùng cho động cơ xăng  (xăng không chì), [11]
        Bảng 3.13 Nhiên liệu tham chiếu dùng cho động cơ xăng (xăng không chì), [11]