Hoàn thiện công tác quản lý công nợ tại Công ty TNHH Du lịch và dịch vụ Đại Dương

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ ĐẠI DƯƠNG

Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Đại Dương 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Bằng những kinh nghiệm của bản thân và xu thế phát triển của thị trường ông đã có ý tưởng thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn… Để có thể đứng vững và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, ngày 12 tháng 10 năm 2008 doanh nghiệp Đại Dương được thành lập. Khi mới thành lập doanh nghiệp đã trải qua bao khó khăn thử thách, lúc đầu chỉ có 10 người nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt và sự lỗ lực không ngừng của giám đốc và toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp, doanh nghiệp đã từng bước đứng lên và phát triển vững mạnh. Không chỉ có vậy doanh nghiệp đã mở rộng qui mô về số lượng và chất lượng trở thành một khách sạn 3 sao với 11 tầng và 54 phòng khách sang trọng, lịch lãm, số nhân viên cũng tăng lên 40 người.

- Kinh doanh những ngành nghề phù hợp, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường, kinh doanh những ngành nghề khác nếu được cơ quan Nhà nước cho phép bổ sung. - Bộ phận bếp: Là những người trực tiếp chịu trách nhiệm về nấu ăn, khi nhận được thông báo đặt ăn, bếp trưởng trực tiếp lên thực đơn, yêu cầu những thực phẩm mình cần và chuyển xuống bộ phận kế toán để họ xem xét gọi hàng. + Lễ Tân: Là bộ phận quản lý khách đến và khách đi, khi có khách đến đặt phòng, Lễ tân làm nhiệm vụ sếp phòng cho khách, khai báo tạm trú tạm vắng và hướng dẫn khách lên phòng, quản lý thu ngân và cuối ngày nộp lại cho kế toán.

+ Kỹ thuật: Có chức năng tham mưu, đề suất và giúp ban giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật trên các lĩnh vực: Kỹ thuật công nghệ thông tin, mạng lưới và thông tin liên lạc, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão. - Bộ phận kế toán: Có chức năng tổng hợp số liệu, tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính của doanh nghiệp, là nơi tập chung, tập hợp, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty

Đánh giá thực trạng quản lý công nợ tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ Đại Dương

- Phương pháp chỉ số: sử dụng phương pháp chỉ số để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của các khoản phải thu, phải trả về số tuyệt đối và số tương dối, qua đó đánh giá được các vấn đề trong công tác quản lý công nợ tại doanh nghiệp. - Hiện nay, tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên khi Công ty yêu cầu khách hàng đặt cọc trước một khoản tiền sau mỗi đơn hàng sẽ giúp cho Công ty tránh được phần nào rủi ro của khoản nợ xấu và cũng tạo điều kiện cho khách hàng trong việc thanh toán các khoản nợ còn lại. - Công ty áp dụng cả hai hình thức thanh toán nợ phải trả là tiền mặt và chuyển khoản.Thanh toán tiền mặt khi số tiền ít, nhà cung cấp có thể cho người qua thanh toán, còn thanh toán chuyển khoản khi số lượng tiền nhiều, thanh toán như vậy sẽ hạn chế được khả năng rủi ro trong quá trình thanh toán, tiết kiệm thời gian đi lại.

- Công tác xây dựng chính sách tín dụng của Công ty: Công ty đã xây dựng cho mình một chính sách tín dụng vẫn còn một số thiếu sót, chưa đầy đủ, hợp lý cụ thể về tỷ lệ chiết khấu và thời hạn thanh toán cho từng khách hàng. Do những năm gần đây, thế giới trong đó có Việt Nam đang gặp khủng hoảng về kinh tế dẫn tới nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc tình hình tài chính bị ảnh hưởng, khách hàng không thể thanh toán được các khoản nợ và gây ra các khoản phải thu khó đòi. - Các khoản nợ phải trả của công ty: Trong tài khoản của Công ty không phải lúc nào cũng có lượng tiền dư mà lượng tiền phải để quay vòng vốn, sinh lời, do đó những khoản phải trả đôi khi bị chậm thanh toán là do Kế toán chưa sắp xếp lịch thanh toán cụ thể hoặc chưa xoay đủ tiền từ phía khách hàng.

Năm 2009 khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng 76,29%, đến năm 2010 tỷ trọng này cũng giảm nhưng đến năm 2011 thì tỷ trọng tăng lên 70,78% trong tổng số nợ phải thu chứng tỏ Công ty đã mở rộng thị trường kinh doanh và có các chính sách phát triển thêm nguồn khách hàng mới. - Khoản phải trả cho người bán có xu hướng tăng dần theo 3 năm và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nợ ngắn hạn phải trả, chứng tỏ công ty mua chịu hàng hoá của nhà cung cấp nhiều hơn, công nợ phải trả cho người bán là lớn, hoạt động giao dịch của công ty tăng hơn trước, đồng thời công ty được chấp thuận cho nợ khoản lớn như vậy chứng tỏ công ty có mối quan hệ rất tốt và có uy tín với bạn hàng của mình. Nhìn chung công ty thực hiện tốt trách nhiệm của mình trước chủ nợ cũng như với ngân sách nhà nước, tuy vậy công ty cũng cần chú trọng hơn nữa công tác tổ chức quản lý và thanh toán công nợ phải trả nhằm đảm bảo một cách tốt nhất hiệu quả sản xuất- kinh doanh của mình.

Qua phân tích bảng số liệu 2.3 và bảng 2.4 là số liệu tổng quát, bao trùm các khoản mục công nợ phải thu và phải trả của công ty, để chi tiết hơn ta đi sâu vào nghiêm cứu các chỉ tiêu qua bảng phân tích sau để thấy được thực trạng hiệu quả trong công tác quản lý công nợ tại công ty.

Bảng 2.3 Bảng phân tích các khoản nợ phải thu của công ty ( 2009 – 2011 )
Bảng 2.3 Bảng phân tích các khoản nợ phải thu của công ty ( 2009 – 2011 )

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ SUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ

Các kết luận, phát hiện qua nghiên cứu công tác quản lý công nợ tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ Đại Dương

Qua phân tích ở trên ta thấy khoản phải thu khách hàng năm 2011 giảm so với năm 2010, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của công ty rất hiệu quả, khách hàng đã thanh toán cho công ty được nhiều hơn, cho thấy công ty ít bị khách hàng chiếm dụng vốn hơn, từ đó tạo điều kiện rất tốt để đẩy nhanh vòng quay của vốn, tạo hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhìn chung, công ty đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trước chủ nợ cũng như với ngân sách nhà nước, tuy vậy công ty cũng cần chú trọng hơn nữa công tác tổ chức quản lý và thanh toán công nợ phải trả nhằm đảm bảo một cách tốt nhất hiệu quả kinh doanh và phát huy điểm mạnh của mình. - Do mô hình kinh doanh thương mại, hàng hóa nhập về không nhiều nhưng lại nhập làm nhiều lần, khối lượng công việc của phòng kế toán lại quá nhiều nên đôi khi bị thất thoát giấy tờ là điều khó tránh khỏi và dẫn tới tình trạng nhầm lẫn trong những lần phát sinh hàng hóa nhập về.

- Do lượng hàng nhập vào và bán ra là khác nhau, bộ phận kế toán lại không sát sao trong việc cân đối lượng tiền, có tiền là thanh toán cho khách hàng, chưa đọc lại hợp đồng xem xét xem khách hàng nào đã quá hạn thanh toán mà khi có tiền phải thanh toán luôn cho họ. - Các khoản nợ phải trả của công ty cần phải được thực hiện một cách sát sao, thường xuyờn theo dừi, kiểm tra xem cỏc khoản nợ đó tới hạn phải thanh toỏn hay chưa, và số tiền như thế nào để có cách sắp xếp và chi trả sao cho phù hợp với lượng tiền trong quỹ. Công ty cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính để mở rộng nguồn vốn kinh doanh, từ đó mà lượng tiền lưu chuyển trong kinh doanh sẽ không bị thiếu hụt và khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả sẽ đúng hạn, tạo niềm tin với nhà cung cấp.

Công ty có nhu cầu về mặt hàng nào thì sẽ có nhiều sự lựa chọn về nhà cung cấp nên việc lựa chọn nhà cung cấp cũng rất quan trọng trong khâu bán hàng ra của công ty, vì nó ảnh hưởng tới thương hiệu, uy tín cũng như chất lượng của sản phẩm bán ra. - Các đối tượng phải trả khác như công nhân viên, họ là những người làm việc trực tiếp trong công ty, nên khi tuyển dụng cần xem xét thật kỹ về chuyên môn, nghiệp vụ xem có phù hợp với vị trí mà công ty yêu cầu, có như vậy mới xứng đáng để trả lương.