MỤC LỤC
8 Bể lắng ly tâm đợt II (e) Bùn hoạt tính tuần hoàn 9 Mương trộn Clo với nước thải (f) Bùn hoạt tính dư.
Tính toán mương dẫn nước thải từ ngăn tiếp nhận đến song chắn rác và mương dẫn ở mỗi song chắn rác. Rác được nghiền nhỏ ở máy nghiền rác (gồm 2 máy, trong đó 1 công tác và 1 dự phòng, công suất mỗi máy 0.8 T/h) và sau đó dẫn đến bể mêtan để xử lý cùng với bùn tươi và bùn hoạt tính dử. Tính toán mương dẫn nước thải từ ngăn tiếp nhận đến song chắn rác và mương dẫn ở mỗi song chắn rác.
Tính toán thủy lực mương dẫn nước thải từ song chắn rác đến bể lắng cát dựa vào lưu lượng lớn nhất và dựa vào Bảng tính toán thủy lực để xác định kích thước của mương dẫn. Theo phương án I đang xét, cặn từ bể lắng đợt 1 sẽ được xử lý ở bể mêtan bằng quá trình sinh học kỵ khí, do đó nhiệm vụ của bể lắng cát là phải loại bỏ được cát cỡ hạt d = 0.25mm để tránh ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học kỵ khí. Cát lắng ở bể lắng cát được thu gom về hố tập trung ở đầu bể bằng thiết bị cào cát cơ giới, từ đó thiết bị nâng thủy lực sẽ đưa hỗn hợp cát – nước đến sân phơi cát.
Để dẫn cát đến sân phơi cát bằng thiết bị nâng thủy lực, cần pha loãng cát với nước thải sau xử lý với tỷ lệ 1 : 20 theo trọng lượng cát. Nhiệm vụ của bể lắng đợt I là loại bỏ các tạp chất lơ lửng còn lại trong nước thải sau khi đã qua các công trình xử lý trước đó. Ở đây, các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng có tỷ trọng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước và sẽ được thiết bị gạt cặn tập trung đến hố ga đặt ở bên ngoài bể.
Theo TCXD-51-84, điều 6.5.3 qui định rằng: Nồng độ chất lơ lửng trong nước thải ở bể lắng đợt I đưa vào aerôten làm sạch sinh học hoàn toàn hoặc vào các bể lọc sinh học không được vượt quá 150 mg/L. Ngoài ra, làm thoáng sơ bộ còn có thể loại bỏ kim loại nặng và một số chất ô nhiễm khác có ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý sinh học sau đó. Giả sử rằng chất lơ lửng trong nước thải đầu ra là chất rắn sinh học (bùn hoạt tính), trong đó có 80% là chất dễ bay hơi và 60% là chất có thể phân hủy sinh học.
Nhiệm vụ của bể nén bùn là làm giảm độ ẩm của bùn hoạt tính dư bằng cách lắng (nén) cơ học để đạt đổ ẩm thích hợp (94 ÷96%) phục vụ cho việc xử lý bùn bằng quá trình phân hủy kỵ khí ở bể mêtan. Bể nén bùn được thiết kế và đặt ở vị trí tương đối cao để cho nước sau khi tách bùn có thể dẫn tự chảy trở lại aerôten để tiếp tục xử lý một lần nữa. Trong quá trình xử lý sinh học kỵ khí ở bể mêtan có sản sinh một lượng khí đốt chủ yếu là khí CH4 và một ít CO2.
Cặn sau khi lên men ở bể mêtan (kể cả cặn từ bể tiếp xúc) có độ ẩm cao cần làm ráo nước trong cặn để đạt đến độ ẩm cần thiết thuận lợi cho vận chuyển và xử lý tiếp theo. Làm ráo nước có thể thực hiện ở sân phơi bùn, thiết bị làm ráo nước bằng cơ học (thiết bị lọc ép, máy ép bằng tải, máy lọc trống, máy li tâm bùn, v.v…) hoặc bằng phương pháp nhiệt. Sau các giai đoạn xử lý: cơ học, sinh học…, song song với việc làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn qui định thì số lượng vi trùng cũng giảm đáng kể đến 90 ÷ 95%.
Bể tiếp xúc được thiết kế giống như bể lắng nhưng không có thiết bị gom bùn nhằm thực hiện quá trình tiếp xúc giữa Clo và nước thải sau khi xử lý ở bể lắng đợt II.
Ở đáy của mỗi bể lắng cát thổi khí có bố trí rãnh thu cát và hố thu cát ở cuối bể. Tuy nhiên để dẫn cát đến sân phơi cát bằng thiết bị nâng thủy lực, cần pha loãng cát với nước thải sau bể lắng với tỉ lệ 1 : 20 theo trọng lượng cát. Để tập trung bùn lắng về hố thu cặn ở đầu bể lắng ngang có thiết bị gạt bùn cơ giới.
Ở các ngăn của bể lắng đều có bố trí thiết bị xả cặn để phục vụ cho việc sửa chữa và làm vệ sinh được thuận lợi. (1) Oxy hóa sinh hóa các chất bẩn hữu cơ có mặt trong nước thải (quá trình bùn hoạt tính) ở ngaên aeroâten;. Đối với loại công trình này, nước thải được phân phối dọc theo chiều dài bể nên tốc độ oxy hóa sinh hóa được thực hiện một cách điều hòa hơn.
Thời gian làm thoáng tính theo công thức trên ứng với nhiệt độ trung bình năm của nước thải bằng 15oC. Để đảm bảo cho Aerôten – Bể lắng II làm việc bình thường và ổn định, thời gian làm thoáng được tăng thêm 2h. Việc phân phối đều không khí trong lớp nước ở ngăn làm thoáng có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm quá trình oxy hóa sinh hóa xảy ra với hiệu quả cần thiết.
Việc phân phối nước thải vào ngăn làm thoáng được thực hiện bằng đường ống phân phối đặt dọc theo chiều dài của ngăn bể (hoặc bằng mương dẫn chạy dọc theo chiều dài bể và dùng các ống nhánh để phân phối nước vào bể). Bùn hoạt tính ở ngăn lắng (như bể lắng đợt II) cũng được thực hiện bằng các đường ống hút bùn (do máy bơm bùn) đặt cách nhau một khoảng L2 = 20m dọc theo chiều dài. Việc xáo trộn cặn được thực hiện bằng không khí với lưu lượng không khí tiêu chuẩn 0.5 m3/m3 hỗn hợp cặn rửa.