MỤC LỤC
Tương tự như vậy, Bộ tài chính Việt Nam cũng có vai trò trách nhiệm rất lớn đối với việc tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước, có thể coi kiểm toán nội bộ là “chân rết” của Bộ tài chính để quản lý hệ thống ngay tại các đơn vị cơ sở. Trong điều kiện nước ta hiện nay, số cán bộ làm việc với tư cách là các kế toán viên có bằng đại học chính quy còn thấp và chưa được chuẩn hoá, hơn nữa do nước ta có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế khiến cho các mối quan hệ kinh tế, chế độ kế toán thay đổi nhiều lần cụ thể là vào tháng 12/1995 nhà nước ta ban hành hệ thống kế toán – tài chính doanh nghiệp mới, đảm bảo yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước, hoà nhập với thông lệ kế toán phổ biến trên thế giới trong đó có tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong khi đó hoạt động kiểm tra kiểm soát chưa chuyển hướng kịp thời dẫn đến tình trạng hoạt động kế toán trong các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều lộn xộn. Trong khuôn khổ nhỏ bé của bài đề án môn học này em chỉ xin đưa ra và phân tích thực trạng một số nhân tố mà theo suy nghĩ của em những vấn đề còn tồn tại trong các nhân tố này là nguyên nhân cản trở việc tổ chức triển khai kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước.
Tại điều 3 trong văn bản này quy định các doanh nghiệp nhà nước phải thường xuyên tổ chức kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính, về bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, về việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ của nhà nước cũng như các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị và ban giám đốc doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là tính độc lập của kiểm toán nội bộ không cao, thực chất nó chỉ có giá trị trong nội bộ doanh nghiệp mà không có giá trị pháp lý đối với các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan quản lý vốn và ngay cả đối với kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước thì kết luận và số liệu của kiểm toán nội bộ cũng chỉ là cơ sở để tham khảo mà thôi. Đối với các tổng công ty, bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ có từ 3 – 5 người sẽ khó có khả năng giải quyết được hết các công việc, ví dụ như một cán bộ kiểm toán của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam cho biết, phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty này phải có từ 9 – 12 người mời có thể hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao còn đối với các doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty thì con số từ 2 – 3 người lại là quá lớn.
Nguyên nhân thứ hai là do thuật ngữ kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng vẫn còn là những thuật ngữ mới mẻ ở Việt Nam và nhiều nhà quản lý doanh nghiệp còn chưa nhận thức đầy đủ về công việc này, do vậy họ chưa tiến hành tổ chức kiểm toán nội bộ là lẽ đương nhiên. Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là do sự tồn tại của thông tư 52 với những quy định quá “chặt chẽ” về hệ thống kiểm toán nội bộ trong khi điều kiện thực tế tại các doanh nghiệp chưa đáp ứng được hết các quy định đó. Điển hình của những nhận thức lầm lẫn là bài viết của tác giả Hải Yến trong tạp chí doanh nghiệp và vấn đề số 12/1998, tác giả cho rằng: “Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước là con dao hai lưỡi, lưỡi phải của nó là để tăng cường công tác quản lý tài chính – kế toán trong doanh nghiệp đã và đang không sử dụng được còn lưỡi trái của nó là để hợp thức hoá những hành vi gian lận về tài chính, để xoá dấu vết của tham ô, tham nhũng”.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai chính ngay tại các tổng công ty này chứ chưa kể đến các đơn vị thành viên và các doanh nghiệp nhà nước độc lập khác cũng đã gặp phải khó khăn về mặt nhân sự của phòng kiểm toán nội bộ. Đó là do các tổng công ty phải tìm người có đủ tiêu chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn, trung thực, khách quan để có thể làm kiểm toán viên nội bộ và việc tìm người này phải lấy từ trong nội bộ tổng công ty và các đơn vị thành viên để lấy không gây nên việc tăng nhân sự của tổng công ty nhưng đây không phải là công việc dễ dàng bởi vì số người đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của kiểm toán viên nội bộ không phải là nhiều, số người có đủ tiêu chuẩn này chỉ có thể là kế toán trưởng và các kế toán tổng hợp ở các đơn vị thành viên thứ nhưng họ lại không muốn làm kiểm toán viên nội bộ vì muốn tránh trách nhiệm cao và không muốn làm công việc kiểm tra các đồng nghiệp của mình. Vì vậy các tổng công ty quay sang tuyển kiểm toán viên nội bộ từ bên ngoài vào, song việc này cũng rất khó khăn vì những người bên ngoài có đủ tiêu chuẩn thì lại có xu hướng làm kiểm toán viên nhà nước hoặc kiểm toán viên độc lập vì như vậy họ sẽ có cơ hội để phát huy hết năng lực của mình và có một mức thu nhập cao hơn so với làm kiểm toán viên nội bộ.
Hy vọng, trong tương lai chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn này.
Với sự phân tích ở hai phần trên, ta nhận thấy công tác quản lý tài chính hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tổ chức khá đạt đến một quy mô hoạt động nhất định phải thiết lập và duy trì một bộ phận để kiểm tra xác nhận và tư vấn cho quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế – tài chính trong doanh nghiệp và bộ phận thực hiện chức năng này là bộ phận kiểm toán nội bộ.
Trong tương lai, các thành viên của các tổ chức này sẽ là những cố vấn giúp cho từng doanh nghiệp nhà nước xây dựng mô hình kiểm toán nội bộ, phù hợp với yêu cầu của ban giám đốc và đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ. Cho dù môi trường pháp lý có đầy đủ và cụ thể đến thế nào đi nữa mà nhận thức về vai trò của kiểm toán nội bộ của các nhà quản lý chưa thay đổi theo hướng tích cực thì việc triển khai kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước vẫn sẽ là không tưởng. Như vậy để tạo lập nhận thức đúng đắn cho các nhà quản lý doanh nghiệp về kiểm toán nội bộ, nhà nước và các tổ chức chuyên môn nên đăng tin những thành quả, những tác dụng tích cực của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp đã tiến hành triển khai đồng thời tìm tòi dịch thuật các tài liệu kiểm toán nội bộ ở các nước bạn.
Ngoài ra hiệp hội kế toán kiểm toán viên có sự phối hợp với các hiệp hội kiểm toán quốc tế để tổ chức các khoá học ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ cho các kiểm toán viên nội bộ đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước và giúp cho các kiểm toán viên nội bộ này gặp nhau trao đổi kinh nghiệm trong thực tiễn các cuộc kiểm toán. Trong thực tế khi thành lập phòng kiểm toán nội bộ, các doanh nghiệp đều tuyển chọn kiểm toán viên nội bộ từ phòng kế toán của công ty, nếu việc tuyển chọn cứ tuân thủ hoàn toàn các tiêu chuẩn trên thì đôi khi các doanh nghiệp không thể tuyển chọn được. Để được cấp chứng chỉ thì các kiểm toán viên nội bộ phải trải qua một kỳ thi về chuyên môn nghiệp vụ mặc dù việc cấp chứng chỉ cho một kiểm toán viên nội bộ thông qua kết quả thi của anh ta nhưng theo em trước khi anh ta dự thi, anh ta nên được đánh giá về khả năng nghề nghiệp đạo đức.
Cùng với việc đào tạo thì việc cấp chứng chỉ cho kiểm toán viên nội bộ sẽ nâng cao vị thế của kiểm toán nội bộ và khẳng định kiểm toán nội bộ là một nghề. Nếu như kiểm toán viên nội bộ này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về khả năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc thì chắc chắn anh ta xứng đáng để được cấp chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ. Ngoài ra đối với các kiểm toán viên đã có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập khi chuyển sang làm kiểm toán viên nội bộ thì cũng cần phải dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ.
Thực hiện tốt việc phối hợp kiểm toán, sự phối hợp và mối quan hệ qua lại giữa kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn tổ chức và quản lý bộ phận kiểm toán nội bộ. Rất nhiều các công việc của kiểm toán nội bộ có quan hệ chặt chẽ với công việc kiểm toán bên ngoài do đó cần phải thiết lập mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với các loại kiểm toán bên ngoài. Có như vậy hệ thống kiểm toán nội bộ mới thực hiện được việc kiểm tra kiểm soát chặt chẽ và giúp các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm nâng cao kinh nghiệm, kiến thức trong việc triển khai kiểm toán nội bộ. Quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán nhà nước và kiểm toán.