MỤC LỤC
Trong khi biểu thị sự di chuyển bằng vị từ chỉ có hai diễn tố là chủ thể và đích đóng vai trò quan trọng, còn các yếu tố khác ít khi là diễn tố của vị từ này. (a) Dựa trên những đặc điểm về [+hướng] và [-hướng], chúng ta chia ra làm hai loại là: sự tình hoạt động di chuyển có hướng và sự tình hoạt động di chuyển vô hướng.
Trong đó, điểm nổi bật nhất trong cách thức sử dụng ngôn ngữ của ông là sự vận động của nhân vật trữ tình và của cảnh vật, đọng lại trong tâm trí độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về sự phóng khoáng và uyển chuyển trong cách thức miêu tả nhân vật và cảnh sắc thiên nhiên một cách đa dạng và phong phú. Khi nghiên cứu cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa trong một văn bản thơ, ta sẽ thấy có những bước đột phá không chỉ về cách sử dụng từ ngữ mà còn nhận ra được những cách kết hợp lạ trong mô hình cấu trúc của một văn bản nghệ thuật đậm chất trữ tình.
Đây là cấu trúc cú pháp của sự tình hoạt động di chuyển có hướng và của cả sự tình hoạt động di chuyển vô hướng Đây là kiểu cấu trúc khá phổ biến đối với loại sự tình này và nó được áp dụng cho cả sự tình là hành động di chuyển lẫn quá trình di chuyển. Lưu ý: các vị từ chỉ sự di chuyển như chạy, bay, nhảy hoặc bò, bước, xông có thể có các bổ ngữ trực tiếp hay gián tiếp nhưng các bổ ngữ đó không biểu hiện các diễn tố của vị từ, không biểu hiện những đối tượng của hành động.
Trong đó đặc điểm [+nguồn] là đặc điểm khu biệt của sự tình hành động di chuyển hướng nguồn với hành động di chuyển hướng đích. Các vị từ điển hình cho loại sự tình hành động di chuyển hướng nguồn này là: rời, bỏ, trốn, vượt (vị từ đơn) và trốn khỏi, vượt khỏi, rời bỏ, đi khỏi (vị từ phức). Trong đó đặc điểm [+đích] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình quá trình di chuyển hướng đích với quá trình di chuyển hướng nguồn.
Trong đó đặc điểm [+nguồn] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn với quá trình di chuyển hướng đích.
Còn đặc điểm [-hướng] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình quá trình di chuyển vô hướng với sự tình quá trình di chuyển có hướng. Bên cạnh đó có sự xuất hiện các Chu tố (Circumstant) để thoả mãn thuộc tính của Quá thể (tham thể duy nhất) và vị từ trung tâm. Tiếp theo, chúng tôi tiến hành khảo sát kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu để qua đó rút ra những sự khác biệt trong cách dùng kiểu câu biểu thị sự tình.
Trong chương này, chúng tôi khảo sát các đặc điểm của kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám 1945.
Khổ thơ như muốn nói lên những khao khát ngắm nhìn cảnh vật, hưởng thụ cuộc sống của tác giả và ông muốn đến những nơi thật xa xôi để tận hưởng hết những cái hay, sự muôn màu muôn vẻ của cảnh vật mà tác giả chưa từng được chứng kiến. Hai cụm từ đau đớn và thực sự đi kèm với chủ thể và đớch nhằm tỏc dụng bộc lộ rừ thờm tõm trạng của nhà thơ buồn bó và cụ đơn của nhà thơ khi cảnh đẹp thì có nhưng lại không có nhân vật trữ tình để cùng bầu bạn. Trong cõu thơ này, chỳng ta thấy rừ hương là chủ thể của hành động, vị từ qua đóng vai trò làm vị ngữ trung tâm chỉ sự di chuyển còn xương tuỷ đóng vai trũ làm diễn tố thứ hai chỉ cỏi mốc của sự di chuyển.
(6) Thiên hạ về đâu? Sao vội đi Bao giờ gặp nữa? Có tình chi - Lòng tôi theo bước người qua ấy Cho đến hôm nay vẫn chẳng về. Chủ thể hành động là lòng tôi, vị từ theo chỉ sự vận động còn bước người qua ấy là chu tố chỉ điểm xuất phỏt. Cõu thơ này tuy khụng chỉ rừ một hành động di chuyển của một chủ thể nhất định mà ý nghĩa sâu xa của nó chỉ sự vận động của một cái tôi nội tâm khi hướng theo bước chân của một nhân vật trữ tình nào đó. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng. Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 20 câu, chiếm 34% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945. Trong số 20 câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có 2 câu hành thể là con người, 18 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất. đối tượng cụ thể) và không có trường hợp nào chỉ địa danh.
Tác giả đang suy nghĩ về sự biến động của thiên nhiên và sự thay đổi của vạn vật qua những cụm “duyên mỏng bay”, “hoa rụng”, “hoa bướm lìa” - những sự thay đổi gợi buồn. Xét về cấu trúc nghĩa biểu hiện thì trong ví dụ trên: Chúng tôi là diễn tố thứ nhất đóng vai trò chủ thể của hành động, bước là vị ngữ trung tâm biểu hiện hành động di chuyển, còn trong thơ là chu tố chỉ vị trí của hành động di chuyển. Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 18 câu, chiếm 30% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Ở giai đoạn này, các vị từ được sử dụng khá phong phú, từ những vị từ được sử dụng với chủ thể là con người như đến, đi, vào, qua đến những vị từ chuyên dùng với những chủ thể sự di chuyển là sự vật như cuốn, ôm trùm, bay.
Sự mong ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhõn dân Việt Nam không chỉ là miếng cơm, manh áo mà còn là việc tiếp nhận nền văn minh của nhân loại. (25) Đường của chúng ta băng qua máu lửa Trong khói lửa tâm hồn ta nung nấu Mặt xạm đen trong khói cháy nhà Mà tâm hồn đẹp bốn phương ca. Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 34 câu, chiếm 42% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945.
Trong số 34 câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có 3 câu hành thể là con người, 31 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất.
(37) Tôi đi giữa buổi đầu ngày, đi giữa Buổi đầu xuân, đi giữa buổi đầu tiên Như sáng nay cuộc đời vừa mới mở Và ban đầu cây với gió cười duyên. Câu thơ vừa cho thấy sự sung sướng của tác giả khi nhân dân ta chiến thắng quân thù, vừa thể hiện thái độ khinh bỉ kẻ thù xâm lược, những kẻ đã bại trận một cách nhục nhã. Tác giả ngoài việc miêu tả những hoạt động di chuyển mang tính vô ý và thụ động cũng chú ý đến việc miêu tả những sự vận động mang tính chủ ý và chủ động.
- Ở giai đoạn này, các vị từ được sử dụng khá phong phú, từ những vị từ được sử dụng với chủ thể là con người như băng, trải, qua đến những vị từ chuyên dùng với những chủ thể sự di chuyển là sự vật như lùa vào, xuyên qua.
• Sự vận động của chủ thể cũng như sự vật trong thơ Xuân Diệu đều có những đích đến hay điểm xuất phát nhất định nhiều hơn là sự vận động trong những mụi trường khụng cú sự xỏc định rừ về hướng. • Ở giai đoạn trước CMT8, chủ thể của sự vận động là những sự vật hoạt động vô ý , chủ thể có chủ ý là con người ít hơn và hầu như đều là nhân vất trữ tình “tôi” thì ở giai đoạn sau CMT8, chủ thể là sự vật vẫn chiếm ưu thế hơn nhưng chủ thể là con người cũng xuất hiện với một số lượng khá đông. Đích đến (nguồn) ở hai giai đoạn cũng có những điểm tương đồng: chủ yếu đều chỉ các đối tượng mà chủ thể huớng tới: bùn máu, lòng tôi, máu lửa nhiều hơn là những đia danh, địa điểm như Nhà Huyện uỷ, Xã Thanh Nga, Vịnh Hạ Long.
Còn sau cách mạng, thơ ông vừa là bài ca kêu gọi, vừa là những dòng thơ mang tính luận chiến, phô bày tội ác của kẻ thù, khích lệ nhân dân ta cùng tiến lên đánh thắng kẻ thù xâm lược.