MỤC LỤC
Hiệp hội với những lợi thế trong tổ chức liên kết, hợp tác và sự kết nối các hoạt động sẽ giảm được chi phí, tiết kiệm nguồn lực, tạo năng lực nội sinh mới trên nhiều phương diện: về thời gian, khoảng cách, chi phí, tốc độ và tính ổn định cho các giao dịch trên thị trườngv.v…Qua đó, qui mô và không gian kinh tế của các doanh nghiệp được mở rộng và có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn lực và thị trường. Hiệp hội, với đội ngũ cán bộ, chuyên gia và cộng tác viên có khả năng, đẩy mạnh tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp khai thác các cơ hội kinh doanh, thiết lập các quan hệ bạn hàng, nâng cao năng lực quản lý, giải quyết các tranh chấp phát sinh; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm tới khách hàng; tổ chức đào tạo cán bộ cho doanh nghiệp, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phòng tránh và giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh, tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện bảo hộ sở hữu thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế của mình.
Có hai loại hàng hoá - quyền sở hữu tài sản và hành chính công - được nhà nước cung cấp, vì vậy những đóng góp của hiệp hội sẽ mang tính gián tiếp theo yêu cầu của nhà nước. Các hoạt động hỗ trợ thị trường được nhiều hiệp hội doanh nghiệp thực hiện nhằm khắc phục một số khiếm khuyết của thị trường như tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các doanh nghiệp qua đó dung hoà các mối quan hệ trong sản xuất và ra quyết định đầu tư.
Mặt khác, hai doanh nghiệp, trước đây là đối thủ của nhau, cạnh tranh nhau trên cùng một loại sản phẩm, trong cùng một thị trường đến nay, để giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh, họ liên kết lại, cùng thoả hiệp để phân chia thị trường, kể cả việc sáp nhập để tạo nên độc quyền. Như vậy Nhà nước cần khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu kinh tế cao và phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội nhưng mặt khác, Nhà nước cũng cần có giải pháp chính sách quản lý vĩ mô nhằm hạn chế độc quyền dẫn đến lũng đoạn thị trường và lũng đoạn nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất đời sống của dân cư.
Nếu như các doanh nghiệp có hàng hoá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đạt tiêu chuẩn an toàn, sản xuất với chi phí thấp hạ giá thành ngoài ra xây dựng, quảng bá được thương hiệu… khi đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá của mình đồng thời mở rộng được thị trường xuất khẩu, tạo sự ổn định cho hàng hoá của doanh nghiệp mình. Như vậy, nhóm những yếu tố bên trong, trong đó nguồn nhân lực - yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của hộ, cơ sở và là điều kiện tiền đề tạo ra những bước phát triển mang tính đột phá nhằm phát triển kinh tế của hộ, cơ sở.
+ Về thị trường mua bán giao sau: Nhà nước ban hành Luật về lập thị trường nông sản giao sau; mở lớp bồi dưỡng, trao đổi kiến thức về thị trường giao sau ở trung ương và các khu vực; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thị trường triển hạn qua các phương tiện thông tin đại chúng; nghiên cứu thông tin về hàng hóa (tiêu chuẩn chất lượng, phương thức giao nhận..) và thời hạn để xác định hình thức của hợp đồng mua bán giao sau và xây dựng quy chế quản lý hoạt động của thị trường này. - Nhà nước có vai trò xây dựng môi trường pháp lý; xây dựng các chỉ tiêu, các mẫu hợp đồng làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng; tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức và hướng dẫn giao dịch đối với một số thị trường mới mẻ như giao sau, thị trường chung; đề ra một số chính sách, chế độ hỗ trợ đối với các nhà kinh doanh theo hệ thống truyền thống vươn lên thích ứng với hiện đại, chính sách hỗ trợ nông dân tham gia giao dịch tại các chợ trung tâm miễn phí thuê địa điểm; Nhà nước tổ chức ngày gặp gỡ nông dân; tổ chức hội thảo, bồi dưỡng kiến thức cho các đối tượng liên quan; thành lập cơ quan quản lý thị trường chung và phối hợp liên kết mạng thông tin; kiểm tra, hướng dẫn cho những đối tượng hoạt động trên thị trường chung về hàng nông sản trong khu vực.
+ Tài nguyên khoáng sản: Hà Tây cũng có một số khoáng sản, như: Đá vôi ở Mỹ Đức, Chương Mỹ; đá Granit ốp lát ở Chương Mỹ; Đất sét ở Chương Mỹ, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai; Cao lanh ở Ba Vì, Quốc Oai; Vàng gốc và sa khoáng ở Quốc Oai, Chương Mỹ; Đồng ở Ba Vì; Than bùn ở Mỹ Đức;. Hà Tây cũng là đất tụ khí anh linh gắn liền với các làng nghề sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, Khảm Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh,…Với tiềm năng cảnh quan di tích lịch sử văn hóa, và các làng nghề truyền thống lại nằm liền kề thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, chắc chắn Hà Tây sẽ tận dụng cơ hội trở thành điểm kinh tế phát triển sôi động.
+ Giữa cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm (Doanh nghiệp sản xuất & xuất khẩu) với hộ khai thác, sơ chế nguyên liệu tre, song, mây. Một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp thường lên các tỉnh vùng miền núi để mua nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Còn đối với các cơ sở nhỏ, hộ gia đình thường mua lẻ tre, giang, nứa tại các chợ địa phương. Người vận chuyển, bán buôn: 15 người NL từ các tỉnh miền Trung, Nam. Nguyên liệu từ Hà Giang, Yên Bái,. Nguyên liệu từ các vùng miền khác. Quá trình hợp tác sản xuất và kinh doanh sản phẩm mây, tre đan, đã thúc đẩy sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất giữa các tác nhân. Đến nay, đã và đang hình thành những hộ chuyên thu mua và vận chuyển, sơ chế, bán buôn và bán lẻ tre, giang nứa, song, mây, guột. Do thiết lập được mạng lưới cung ứng nguyên liệu, nên đến nay các chủ hộ, doanh nghiệp khi cần một lượng nguyên liệu lớn, chỉ cần điện thoại thỏa thuận về số lượng, quy cách và giá,…là các hộ, cơ sở sẽ mang nguyên liệu lên bán theo đúng các yêu cầu đã thỏa thuận. so với trước đây mua nguyên liệu về sơ chế tại cơ sở; ii) Hơn nữa, do chuyên môn hóa và sử dụng máy móc chuyên dụng giảm hao phí nguyên liệu xuống từ 2-5% so với sơ chế nguyên liệu bằng thủ công và năng lao động tăng gấp nhiều lần. Dựa vào đặc điểm của phẩm mây, tre đan được hình thành từ nhiều sản phẩm trung gian, với những chủng loại nguyên liệu cũng rất khác nhau, thể hiện ngoài nguyên liệu chính là tre, nứa, giang, song, mây,..các sản phẩm mây, tre đan còn phải bổ sung thêm các phụ kiện khác như gỗ, sứ, vải,..Hơn nữa mỗi một địa phương, làng nghề lại có thế mạnh khác nhau, và chuyên sản xuất một số sản phẩm mang đặc trưng riêng của làng nghề.
Hơn nữa, trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các nhà sản xuất phải tự điều chỉnh để bước ra sân chơi lớn với các luật chơi đã được xác định và bình đẳng. Tuy nhiên các trung tâm, các cụm công nghiệp chỉ phát triển ở những nơi có hạ tầng thuận lợi, có vùng nguyên liệu tập trung nên dễ gây đến sự phân bố nguồn lực tập trung cao một vài nơi, dẫn đến sự phát triển kinh tế không đều trong vùng và phá vỡ môi trường sinh thái ở địa phương.
- Đổi mới công tác quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm mây, tre đan, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tiêu chuẩn hóa hoạt động tuyển dụng, đánh giá và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này để nâng cao khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện về lao động đặt ra từ phía các nhà nhập khẩu. Các bên liên quan thiếu sự hỗ trợ của các ngành liên quan như: Viện nghiên cứu, Trung tâm khuyến nông, Ngân hàng, Ngành Tài chính, Hải quan, Thương mại,…Trên tinh thần đó Bộ NN&PTNT đề xuất mối liên kết chặt chẽ giữa Nhà khoa học, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Ngân hàng và Nhà nước - gọi chung là liên kết 4 nhà.