MỤC LỤC
Thực tế tại các nước châu Á gió mùa có hai mùa mưa – nắng phân biệt, do vậy (i) khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng thường chỉ xảy ra trong lúc thời vụ căng thẳng như gieo trồng và thu hoạch (thường tập trung vào trước và sau mùa mưa), còn thì lao động ở nông thôn vẫn thiếu việc làm vào mùa khô hạn – thường gọi là thời kỳ nông nhàn, và hệ quả là năng suất lao động rất thấp; (ii) việc thực hiện đầu tư chiều sâu đồng thời cho cả khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp hầu như không khả thi, vì các nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang phát triển. Giai đoạn 3 - Sau khi có đầy đủ việc làm: Ở giai đoạn này, thị trường lao động phát triển, tiền lương thực tế tăng nhanh, hầu hết các nông trại, nhà máy phải thực hiện cơ giới hoá, thay thế lao động chân tay, năng suất lao động tăng; đất đai giới hạn và chuyển đổi mục đích sử dụng cho công nghiệp và phát triển đô thị; lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp và phi nông nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng để bảo đảm lương thực-thực phẩm, nguyên liệu chế biến công nghiệp, và tham gia xuất khẩu… Khi đó, nền kinh tế sẽ chuyển sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, sự đóng góp của nông nghiệp có xu hướng giảm dần theo quá trình phát triển kinh tế vì các yếu tố: (i) độ co dãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn độ co dãn của nông nghiệp; (ii) sự mở rộng sản xuất nông nghiệp theo một số lượng cố định hay giảm dần của lực lượng lao động nông nghiệp; và (iii) tiến bộ kỹ thuật (từ nông nghiệp và các ngành) sẽ “ủng hộ” cho sản xuất công nghiệp8. Trong công trình này, ông đã phát triển mô hình của Chenery- Syrquin (1975) và đưa ra những bằng chứng thuyết phục về vai trò, sự đóng góp có ý nghĩa của ngành nông nghiệp không những đối với nền kinh tế của các nước công nghiệp hóa và còn đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển.
Dựa vào dữ liệu thu thập của các nước đã và đang phát triển: 63 quốc gia trong giai đoạn 1960-1970 và 87 quốc gia trong giai đoạn 1970-1979, Hwa Erh-Cheng đã thực hiện và công bố công trình thực nghiệm: “The Contribution of Agriculture to Economic Growth: Some Empirical Evidence” (1983). Sự thay đổi của lao động nông nghiệp ΔLa có thể giúp chúng ta nhận diện được nền kinh tế nhất định hiện phát triển ở một trình độ nào, tương ứng với mức thu nhập bình quân đầu người thấp (có thể xem là đồng nhất với giai đoạn đầu công nghiệp hoá (1)), với mức thu nhập trung bình (giai đoạn chuyển đổi (2)) và mức thu nhập cao (giai đoạn phát triển (3)).
Ghi chú: (a) bao gồm Bangladesh, India, Sri-Lanka, Pakistan, Indonesia, Egypt, Thailand, và Colombia; (b) bao gồm Mexico, Italy, United Kingdom, Japan, USA; (c) nghiên cứu của Đinh Phi Hổ, (2000). Giả định của mô hình: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực công nghiệp và tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực nông nghiệp là một hàm phi tuyến (có dạng bậc 2) với tốc độ tăng trưởng hàng năm thu nhập bình quân đầu người.
GDP được xem như một biến đại diện cho các giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Hệ quả là: (i) tăng trưởng của khu vực nông nghiệp giảm đi một cách tương đối so với tăng trưởng của khu vực phi nông nghiệp trong nền kinh tế; (ii) mâu thuẫn trong giải quyết kiểm soát việc di dân từ nông thôn ra thành thị tăng lên với đòi hỏi thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp để tăng năng suất lao động, và cơ hội tìm kiếm việc làm trong nông nghiệp càng khó khăn, dù cho nông nghiệp vẫn bảo đảm 40%-50% lực lượng lao động vào năm 1997; (iii) khoảng cách giữa nông thôn và thành thị không khép lại, thu nhập từ nông nghiệp-nông thôn còn thấp, kéo theo sự hạn chế đầu tư vào nông nghiệp; và (iv) đáng chú ý là giữa những. Từ giai đoạn 1986-1990 trở đi, khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới, thì chiến lược phát triển kinh tế đã từng bước được điều chỉnh theo hướng mở rộng sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến trong nước, tự túc được lượng thực - thực phẩm và nhờ đó tiết kiệm được ngoại tệ (thay vì phải nhập khẩu trước đây), rồi khi có thặng dư trong nông nghiệp, nền kinh tế được đẩy nhanh theo hướng xuất khẩu nông sản.
Tiêu biểu nhất là Đài Loan và Hàn Quốc đã vươn lên thành rồng, góp phần tạo nên sự thần kỳ Đông Á, dần dần tiếp cận vào nhóm OEDC; và các nước láng giềng đang trong quá trình chuyển đổi như Trung Quốc, Phillipines, hiện được xếp vào nhóm nước có mức thu nhập đầu người trung bình thấp (middle-low income countries), hay Malaysia, Thái Lan, thuộc nhóm nước có mức thu nhập đầu người trung bình (middle income countries). Trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đi theo một trình tự nhất định và đi từ phạm vi lý thuyết - mô hình và thực tiễn, đến ứng dụng mô hình Hwa Erh- Cheng phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986-2004, và gợi ý chính sách (trình tự chuyển động theo chiều mũi tên từ trên xuống dưới và từ trái qua phải;. phạm vi được biểu thị bằng các hình oval và hình chữ nhật).
Trong giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam 1986-2004, đáng tiếc là lao động - việc làm chỉ tăng trưởng đều đặn hàng năm khoảng 2.6%, bao gồm ở khu vực công nghiệp là 3.3%, ở khu vực nông nghiệp chỉ đạt 1.2%, và ở khu vực dịch vụ khá cao với 6.6%; tất cả vẫn chưa tạo được một nhịp điệu tăng trưởng nhanh có tính đột phá, đủ sức thu hút và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá. Phạm Lan Hương và cộng sự (2003) cũng cho rằng trong nửa cuối thập niên 1990, chính sách công nghiệp ở Việt Nam có xu hướng thiên về các ngành sử dụng nhiều vốn, khiến quá trình chuyển đổi theo mô hình hai khu vực của Lewis (từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ) diễn ra chậm chạp, còn lực lượng lao động không chuyển được từ ngành nông nghiệp cú thu nhập thấp sang cỏc ngành khỏc.
Cải cách đất đai có tác dụng đảm bảo "người cày có ruộng" nhưng lại có nhược điểm là ruộng đất ở nông thôn phân tán, không phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá tập trung; vô hình trung nông dân phải chịu ràng buộc chặt hơn với ruộng đất, dẫn đến lao động nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp và xuất hiện xu hướng di cư tự do trong thời kỳ nông nhàn để tìm việc làm. Cái gọi là chỉ tiêu phấn đấu “giá trị” cánh đồng bình quân 50 triệu đồng/ha (gấp ba lần so với thực tế bỡnh quõn đạt được vào năm 2001) rừ ràng vẫn cũn khá xa vời đối với nhiều hộ nông dân ở các vùng khác nhau trên cả nước, và trên thực tế vấn đề này vẫn gây tranh luận vì “giá trị” ở đây sẽ được hiểu như thế nào, là lợi nhuận ròng hay giá trị gia tăng trên một ha nông nghiệp?.
Khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình AFTA, càng mở cửa (đàm phán gia nhập WTO) thì nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng lại càng dễ gặp rủi ro về giá cả các loại hàng hóa, chưa kể phải đối phó khôn ngoan với các biện pháp phi thuế chống lại việc thâm nhập mạnh mẽ của hàng nông sản Việt Nam vào thị trường các nước công nghiệp. Nếu như vai trò của nông nghiệp được khẳng định là tiền đề quan trọng cho tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế, vấn đề đòi hỏi là trong một tương lai gần Việt Nam cần phải áp dụng chính sách nông nghiệp như thế nào cho nông nghiệp có thể phát triển toàn diện và vững chắc, và đạt được các chỉ tiêu kinh tế vào năm 2010?.
Trong qui hoạch cần xác lập các chính sách và cơ chế khuyến khích kinh tế để hình thành các vùng liên kết sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ngay tại nông thôn: đó là (i) các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và những ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp như điện, cơ khí, hoá chất, chế biến lương thực thực phẩm; (ii) các hệ thống trạm, trại nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho nông nghiệp; và (iii) các vùng sản xuất nông sản hàng hoá, tập trung thâm canh có chất lượng cao/đồng nhất với giá rẻ/ổn định để đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu. Cùng với việc tăng tổng mức đầu tư, cần chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh từ đầu tư cho thủy lợi, khai hoang sang đầu tư chiều sâu, đổi mới cơ cấu giống, vật nuôi và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để tăng chất lượng nông sản phù hợp với yêu cầu thị trường; tăng cường đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch, hạn chế hao hụt và nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá; phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo các mô hình thích hợp với từng vùng sinh thái nhằm tạo ra những tiền đề vật chất thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn.