Đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh Hậu Giang

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP LUẬN

  • Khái niệm nông hộ, kinh tế nông hộ .1 Khái niệm nông hộ

    Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó đề tài “Thị trường nông sản và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ” (tháng 9/2002) do tiến sĩ Mai Văn Nam - trưởng Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm là một điển hình. - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lơi: HTX tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh; Tự quyết định về phân phối thu nhập; Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của HTX, lãi được trích một phần vào các quĩ của HTX, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX;.

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      - Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng hoạt động nông nghiệp của nông hộ và của các HTX NN, thống kê những khó khăn cũng như đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất phương hướng giải quyết. - Sử dụng phương pháp so sánh cặp để đánh giá mức khó khăn của nông hộ, pháp so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối trong nghiên cứu đánh giá kết quả hoạt động của HTX.

      ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ

      LĐ tham gia các ngành

      • PHÂN TÍCH NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ QUA MẪU ĐIỀU TRA
        • Tình hình hoạt động
          • Ban quản trị

            Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chung, phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư; từng bước tiến hành thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp sông hậu, cụm công nghiệp Phú Hữu kết hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác tại nơi đây sẽ hình thành khu đô thị mới Sông Hậu với diện tích trên 2.000 ha theo quy hoạch. Với những kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2007, tiếp tục tổ chức thực hiện mục tiêu của Tỉnh uỷ đề ra: “Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông; phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chăm lo giáo dục đào tạo; đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí”. Hậu Giang là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiêp với nhiều hình thức làm nông nghiệp khác nhau như: Trồng lúa, trồng vườn cây ăn trái, trồng mía, nuôi thủy sản, trồng rau màu…Nhưng do việc trồng mía, trồng rau màu chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn nên để đánh giá nhu cầu của nông dân ở tỉnh Hậu Giang thì bài viết chỉ tập trung ở 3 hình thức sản xuất nông nghiệp là: Trồng lúa, trồng vườn cây ăn trái và nuôi thủy sản.

            Qua quá trình sản xuất của mình, các nông hộ ở tỉnh Hậu Giang đã gặp phải không ít những khó khăn ở nhiều khâu như lực lượng lao động, công cụ sản xuất, vốn, kỹ thuật, giống, thị trường tiêu thụ… Tuy nhiên, có những khó khăn tự bản thân nông hộ có thể giải quyết nhưng cũng có những khó khăn không phải hộ nào hay bản thân hộ nào cũng giải quyết được. Tuy chỉ có 33 hộ trả lời là khó khăn ở vật thế chấp, nhưng lại có đến 44 hộ (chiếm 29% tổng số mẫu điều tra) có nhu cầu hợp tác tín dụng vì ngoài những hộ không có khả năng tự giải quyết khó khăn về vốn thì một số hộ khác cũng muốn vay vì tâm lý chung của nông dân là nơi nào vay tiền dễ, lãi suất thấp thì họ đồng ý. Trong khi đó lại có đến 106 hộ (chiếm 71% ) không cần hợp tác vì họ đã đủ điều kiện vây vốn ngân hàng, không muốn vay thêm nhiều sợ không có khả năng trả nợ. Hợp tác sản xuất trong nông nghiệp chính là hợp tác trong làm đất, bơm nước, tưới tiêu, tuốt lúa… đây là những khâu rất quan trọng trong nông nghiệp. Nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của quá trình làm nông nghiệp. Như phân tích ở trên trong phần công cụ lao động thì ta đã thấy được một thực tế về sự thiếu hụt trầm trọng đối với những công cụ sản xuất nông nghiệp. Máy cày và máy tuốt là 2 loại không thể thiếu đối với những hộ sản xuất lúa. Vì thế khi đến mùa vụ bà con phải đi thuê mướn với chi phí cao, gặp không ít khó khăn. tổng mẫu) cho rằng có khả năng tự giải quyết khó khăn này chẳng hạn tự mua máy móc hoặc thuê, mướn.

            Nói tóm lại, qua thực tế sản xuất thì nông dân tỉnh Hậu Giang đã nhận thức được rằng muốn nâng cao lợi ích của hộ sản xuất, họ cần phải có nhận được sự hỗ trợ rất nhiều mặt như vốn, kỹ thuật, giống, thị trường tiêu thụ…Họ không thể đơn độc dựa vào thị trường để giải quyết được các yêu cầu đó của sản xuất. Đến cuối năm năm 2007, toàn tỉnh Hậu Giang có 177 tổ chức HTX bao gồm 112 HTXNN (số liệu thống kê của liên minh HTX năm 2007) và 65 HTX phi nông nghiệp, trong đó HTXNN bao gồm lĩnh vực nông nghiệp, các HTX kinh doanh nông nghiệp chủ yếu như: HTX cây giống; dịch vụ phân bón; dịch vụ bảo vệ thực vật; dịch vụ bảo vệ đồng ruông; bơm tưới; dịch làm đất; HTX dich vụ kỹ thuật; dịch vụ thú y; dịch vụ vận chuyên; dịch vụ thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm; dịch vụ tiêu thụ; dịch vụ tín dụng; sản xuất chăn nuôi; dịch vụ cây ăn trái; nuôi trồng thủy sản. Xem xét cơ sở thành lập hay chính là xem xét đến động cơ gia nhập vào HTX của xã viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển về sau này của HTX bởi vì nếu tham gia mà không xuất phát từ nhu cầu thực sự sẽ dễ dẫn đến sự ỷ lại, bàng quan với công việc chung của tập thể mà chỉ lo bảo vệ lợi ích của cá nhân.

            Bảng 4:  THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CỦA HỘ
            Bảng 4: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CỦA HỘ

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN Ở TỈNH HẬU GIANG

            GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN Ở HẬU GIANG

               Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa các HTX với nhau và giữa các HTX với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; đẩy mạnh liên kết hợp tác cả về vốn, tổ chức và sản xuất kinh doanh; từng bước và khẩn trương phát triển các liên hiệp HTX đa ngành, chuyên ngành với quy mô khác nhau.  Phát triển HTX phải trên cơ sở các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với tổ chức HTX ở các nước; phát huy nội lực , nỗ lực khắc phục khó khăn để tự mình phấn đấu vươn lên, không ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà Nước.  Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực quản lý của ban quản trị HTX là địa phương, liên minh HTX Tỉnh nên tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ nồng cốt này, như là một giải pháp nâng cao nguồn lực lâu dài cho HTX, tăng cường họat động kinh doanh có hiệu quả và mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh tế khác.

              Muốn vậy thì các HTX trên địa bàn từng Huyện, Xã cần phải có những chuẩn bị chu đáo từ trước: lựa chọn những cán bộ trẻ có năng lực cho đi đào tạo, hoặc là đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng với các sinh viên các ngành nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp (điều này chỉ được thực hiện khi HTX thực sự hoạt động như một doanh nghiệp tức là có những chế độ ưu đãi dành cho thành phần ban quản lý)….  Phải tạo dựng nguồn vốn từ nội tại của HTX tức là thu hút được nguồn vốn từ các xã viên và nâng cao tình hình tài chính của các HTX Muốn làm được điều này thì phải ban quản trị phải minh bạch trong vấn đề tài chính, phải phổ biến về việc góp vốn để xã viên nhận thấy được việc góp vốn vào hoạt động của HTX chính là việc đầu tư mang lại lợi ích chính cho bản thân của mình, để từ đó có thể tự nguyện trong việc góp vốn.  Đối với những HTX yếu kém: Chủ động rà soát lại các HTX hoạt động kém hiệu quả, tìm những nguyên nhân và biện pháp khắc phục nếu không thể duy trì, củng cố thì nên mạnh dạn giải thể, sát nhập hoặc thay vào đó là thành lập các tổ hợp.

               Hướng dẫn cho HTX đa dạng hoá dịch vụ kinh doanh, đặc biệt chú đến các lĩnh vực có nhu cầu lớn, hoặc năng lực cung cấp hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu, không nên khai thác các dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp.