MỤC LỤC
Nguồn bộ kế hoạch và đầutư *1988-1990: Thời kỳ khơỉ đầu của FDI với tổng ssố vốn đăng ký gần 1.6 tỷ USD còn vốn thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư. Ngành nông nghiệp chưa được chú trọng đầu tư mặc dù đây là ngành kinh tê chủ lực của nước ta,cả nước có đến 80 % dân số hoạt động trong lĩnh vự này.Đây là ngành cũng có đóng góp không nhỏ cho GDP.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy cơ cấu FDI theo ngành chưa hợp lý theo vốn đăng ký và theo số dự án,côg nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất ,dịch vụ và cuối cùng là nông nghiệp. Trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước thì Công nghiệp vẫn là ngành được các nhà đầu tư tin tuởng với tổng số vốn đăng ký thực hiện rất cao và tăng đều qua các năm. Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn ĐTNN còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (93 dự án với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án.
Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý- kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp.
Ở một số ngành có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm tỉ trọng đáng kể như : ngành khai thác dầu khí vốn FDI chiếm 100%, ngành sản xuất xe có động cơ vốn FDI chiếm 63%, ngành công nghiệp da và điện tử vốn FDI chiếm 40%. Điều đáng quan tâm nhất là việc hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đào tạo cho Việt Nam các nhà quản trị giỏi, và đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề, đủ năng lực tiếp cận với khoa học tiên tiến của thế giới. Đặc biệt là sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước phải vươn lên học tập kinh nghiệm quản lý, đổi mới công nghệ, để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, qua đó, hòa nhập với thị trường thế giới.
Có nhiều dự án bị lỗ ( trong đó các dự án theo hình thức liên doanh bị lỗ nhiều nhất, rồi đến hình thức 100% vốn nước ngoài. Dự án theo hợp đồng hợp tác kinh doanh hầu như không lỗ).
Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam. - Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sả n xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. -Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao.
Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không loại trừ một số yếu kém về phẩm chất, đạo đức, gây phiền hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môI trường đầu tư-kinh doanh.
A Xây dựng : Điểm sáng trong thu hút FDI thời gian qua lại rơi vào mảng xây dựng các khu đô thị mới và mảng khách sạn - du lịch, với số vốn thu hút được lần lượt là 314 triệu USD và 309 triệu USD. C Công nghiệp nhẹ:liên tục trong những năm gần đây, ngành Điện tử Việt Nam đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài bằng những chính sách đổi mới, hội nhập, thị trường nội địa tiềm năng và nguồn nhân lực phong phú (tính đến năm 2007, ngành Điện tử đã thu hút được gần 10 tỷ USD đầu tư). Xét về vốn đăng ký, lĩnh vực công nghiệp thực phẩm còn thu hút được nhiều vốn hơn cả các lĩnh vực giao thông - vận tải; bưu chính - viễn thông và khách sạn - du lịch; xét về vốn thực hiện, lĩnh vực này chỉ đứng sau các lĩnh vực công nghiệp khác, lĩnh vực xây dựng.
Số liệu này cho thấy, công nghiệp thực phẩm, lĩnh vực trực tiếp phục vụ con người, đang góp phần quan trọng vào việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực xã hội và đang được nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nhân quan tâm.
Nhìn vào biểu đồ thấy:cơ cầu FDI vào công nghiệp theo hình thức đầu tư không đều.chủ yếu là vào các hình thức có thể thu đựoc lợi nhuân ổn định và độ rủi do không cao. III Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong công nghiệp 1 Nhân tố khách quan.
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư. Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.
Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi trực tiếp xuất khẩu sản phẩm và được áp dụng quy chế thưởng xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
Điển hình như ngành công nghiệp điện tử, mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử năm 2005 chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch thương mại, song đã đạt tốc độ tăng tới 34,4%. Hoạt động sản xuất công nghiệp của khối doanh nghiệp FDI ở các địa phương cũng phát triển rất mạnh ,góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất của nhiều địa phương,Đơn cử như khu vực FDI ở Hải Dương đặt tăng trưởng tới 44.3% ,Vĩnh Phúc 36%,Quảng Ninh 29%,TP HCM 19%,Hà Nội 16.8%. FDI trong lĩnh vực công nghiệp còn gián tiếp đào tạo cho Việt Nam đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, có khả năng thao tác, sử dụng những công nghệ và thiết bị tiên tiến của thế giới.
Mặc dù vốn ĐTNN vào công nghiệp tăng mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là vốn thực hiện vẫn còn thấp so với vốn cam kết; còn có sự mất cân đối ngành nghề, vùng lãnh thổ,.
Các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp không chỉ khai thác thị trường trong nước mà còn góp phần làm tăng kim ngạch thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời gian tới, khi một số dự án của các tập đoàn lớn được đưa vào hoạt động, góp phần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu của nước. Đầu tư nước ngoài vào công nghiệp tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng vấn còn những hạn chế bất cập còn tồn tại.
Vốn FDI phân bố không đòng đều giữa các khu công nghiệp, vẫn chủ yếu tập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm.
Về nguyên nhân nội tại, đó kết cấu hạ tầng của Việt Nam quá kém, thủ tục hành chính rườm rà, nguồn nhân lực trình độ cao thiếu hụt trầm trọng không đáp ứng được yêu cầu của các làn sóng đầu tư….
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành. Đồng thời, thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010 để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn ĐTNN nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch. - Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.v.v.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện.v.v.