MỤC LỤC
Ý kiến tư vấn cho STM về việc tuyển dụng các hướng dẫn viên địa phương được trình bày trong Phụ lục 7 “Các đề xuất đối với các Thảo luận với Cộng đồng địa phương về các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái” và có sự tham gia của Phòng Dịch vụ Du lịch của Vườn Quốc gia và các cán bộ khuyến nông lâm của PARC. Tring chuyến công tác thứ hai, việc tuyển dụng hưiững dẫn viên du lịch đã được thảo luận trong quá trình lấy ý kiến tư vấn của các cơ quan hữu quan, đây là một phần không thể thiếu trong các đề xuất phát triển của EDC, và được đề cập tới trong Phụ Lục 12 “Điều khoản tham chiếu cho đào tạo về du lịch sinh thái trên thực địa bởi các Nhà thầu trong nước”.
Nếu được quản lý một cách cẩn thẩn, Vườn Quốc gia Ba Bể có thể sẽ đóng vai trò quan trọng như một địa điểm phiêu lưu có tính ôn hoà (với các hoạt động như ca nô, đi bộ và khám phá hang động) thu hút những bạn trẻ thanh niên Việt Nam và các du khách châu Á khác thích “hoạt động” trong bối cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Trong khi có khả năng sử dụng hình thức du lịch sinh thái này như một công cụ bảo tồn (có thể làm tăng nguồn thu cho dân địa phương), thì các chi phí để đạt được điều đó, cộng với khả năng là điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực thông qua việc giới thiệu cho nhiều người tới một trong những địa điểm cư trú cuối cùng của Loài khỉ Mũi hếch Đồng bằng bắc bộ, có thể sẽ lớn hơn cả những lợi ích có thể thu được.
Việc duy trì một môi trường tương đối yên tĩnh tại khu vực trụ sở của Vườn Quốc gia là một việc quan trọng vì cả lợi ích của Nhà khách và vì ấn tượng ban đầu của du khách về banquản lý Vườn Quốc gia sẽ hình thành ngay khi họ bước vào khu vực này (xem Phụ lục 5 “Kiến nghị cho quá trình Phân tích hiện tại về các Ảnh hưởng Kinh tế và Xã hội của những ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”). Tuy nhiên cần đánh giá thêm về các tác động về mặt xã hội và toàn bộ ý tưởng về tuyến đường cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng với nhân dân trong làng ( xem Phụ Lục 5 “Kiến nghị cho quá trình Phân tích hiện tại về các Ảnh hưởng Kinh tế và Xã hội của những ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái” và Phụ lục 7 “Các đề xuất đối với các Thảo luận với Cộng đồng địa phương về các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”).
Nếu ý tưởng nối Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang với Vườn Quốc gia Ba Bể được cân nhắc kỹ càng thì sẽ có một loại hình dịch vụ du lịch mới đó là đi bộ 3-4 đêm có hướng dẫn trong khu vực phía Bắc Tắt Kẻn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Nếu con đường đó được xây dựng qua Vườn Quốc gia Ba Bể tại Tà Kèn đến Chợ Rã, thì nó sẽ là mối nguy hiểm cho loại hình Du lịch Ba Bể bằng Thuyền – mà đây là loại hình có tiềm năng trở thành loại hình thu hút khách nhất từ 3 Tỉnh xung quanh.
Kiến trúc sư cần đọc và làm quen với Khái niệm Phát triển du lịch sinh thái (EDC) cho Vườn Quốc gia Ba Bể và Khu bảo tồn Thiên nhiên Na Hang do NHóm Dự án PARC soạn thảo. EDC trình bày toàn bộ khung cảnh cho các chức năng dự kiến của Trung tâm du lịch sinh thái. Kiến trúc sư cũng cần phải ở lại và để làm quen thấu đáo với các khu vực sẽ xây dựng các hạng mục cơ sở của Trụ sở Vườn Quốc gia Ba Bể. Điều quan trọng là Kiến trúc sư phải hiểu kỹ các hoạt động đang diễn ra ở đó. Các cuộc thảo luận trên hiện trường cũng sẽ được tiến hành với Giám đốc Vườn Quốc gia và các nhân viên Bộ phận Dịch vụ Du lịch. Điều quan trọng là Kiến trúc sư phải hiểu các kế hoạch tương lai và các mong muốn của Vườn Quốc gia và phải kết hợp chúng vào trong thiết kế. Kiến trúc sư sẽ chịu trách nhiệm về bản Tóm tắt Thiết kế này và sẽ chủ trì các cuộc trao đổi với Khách hàng và những người khác để mở rộng thiết kế đó. Một văn bản Tóm tắt Thiết kế sẽ được Kiến trúc sư soạn thảo và được khách hàng chấp thuận trước khi công việc thiết kế bắt đầu. Địa điểm cho Trung tâm du lịch sinh thái dự kiến là diện tích đất ngay gần cạnh phía bắc của Nhà khách Vườn Quốc gia. Diện tích đất lấp rất lớn ngay bên kia con đường sẽ là bãi đỗ xe cho trụ sở Vườn Quốc gia. Đối với các vấn đề về quy hoạch tổng thể, hai mối quan hệ chức năng quan trọng nhất cho khu nhà này là:. i) Phải có một đường đi bộ chắc chắn nối tới bãi đỗ xe. Khách du lịch đến Vườn Quốc gia lần đầu tiên và tới khu vực Trụ sở cần được chỉ dẫn bằng các biển báo, biển hiệu và một vẻ bề ngoài có tính chào đón của khu nhà để đến thăm Trung tâm du lịch sinh thái đầu tiên trước khi vào các khu nhà khác trong khu vực Trụ sở. ii) Tầm nhìn từ trung tâm du lịch sinh thái cần thông thoáng nối tới diện tích sân trung tâm của khu vực Trụ sở - có đầy đủ các hạng mục công trình công cộng kể cả nhà ăn và nhà khách, từ đó và nếu có thể, có thể thông tầm mắt tới khu rừng tự nhiên ở ở phía xa phía nam của khu vực Trụ sở. Tóm tắt này giải định là Kiến túc sư được chọn cho công việc này cũng giống như Kiến trúc sư được chọn cho Trung tâm du lịch sinh thái tại khu vực Trụ sở của Vườn Quốc gia và vì thế Kiến trúc sư cần làm quen với Khái niệm Phát triển du lịch sinh thái (EDC) cho Vườn Quốc gia Ba Bể và Khu bảo tồn Thiên nhiên Na Hang do Nhóm Dự án PARC soạn thảo.
Phương ỏn gồm: hướng dẫn viên làng cho xem các hoạt động của làng, nghỉ ngơi trong nhà, bơi ở sông, đi ca nô trên hồ, đi xe đạp xuôi dòng sông tới làng Lung Quang hay Lao Keo đi về phía Cho Lang, biểu diễn văn hóa buổi tối, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ…. Vì vậy, Vườn Quốc gia nên hướng dẫn các chuyến du lịch trên tuyến DLST, đưa ra mô hình, thực hiện tổng thể, thu phớ du khỏch một lần và làm rừ là giỏ đú đó bao gồm tiền hướng dẫn viên làng, tiền ăn, biểu diễn v.v.
Nhận thức về VQG Ba Bể đã tăng đáng kể gần đây do việc mở tuyến đường năm 1997, phần lớn thông qua thông tin truyền miệng và các công ty du lịch ở Hà Nội quảng bá các tuyến du lịch tới cả thị trường quốc tế và trong nước, thường nằm trong chương trình du lịch miền Bắc và Đông Bắc Việt Nam. Khi phát triển và tiếp thị cơ sở mạo hiểm "giải trí" (như canô, đi bộ leo núi, bơi thuyền độc mộc và các hoạt động mạo hiểm phù hợp khác), Ba Bể có tiềm năng thu hút xu hướng ngày càng phát triển trong thanh niên Việt Nam và các nước châu Á khác mong muốn 'làm thứ gì đó' trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Điều này nghiêm trọng hơn khi xem xét tới việc cần bảo tồn không khí yên tĩnh ở khu trụ sở, vì cả lợi ích của nhà khách và vì nhiều du khách sẽ có ấn tượng tốt về công tác quản lý của VQG đối với khu vực này. Đề xuất này dựa vào một số giả định sau: hồ Pắc Ban là nguồn giải trí tuyệt vời; thanh niên trong huyện có nhu cầu giải trí loại này; dự án cung cấp nước ở thượng nguồn sẽ không làm thay đổi thác và hồ;.
Đề xuất việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, phát triển DLST cẩn thận và từng bước ở những nơi mới sẽ là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề tác động xã hội tiềm ẩn. Đề nghị dự án xây dựng Trung tâm Bảo tồn là một đóng góp của dự án cho khu cơ sở vật chất du lịch mới của chính quyền địa phương ở bên hồ.
Đề xuất Trung tâm DLST nên là chủ đề thảo luận với Ban Giám đốc VQG, các chuyên gia của dự án, các bên du lịch có liên quan ở địa phương, du khách, người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ địa phương và những người khác có liên quan đến đề xuất xây dựng một toà nhà mới. Các cuộc thảo luận ở làng có thể tập trung vào ý tưởng hướng dẫn viên làng và công tác tuyển chọn, chuyến du lịch trong làng, tổ chức hàng thủ công mỹ nghệ, minh họa lối sống, biểu diễn văn hóa và chi tiết các hoạt động du lịch khác trong làng như xe đạp, canô và thuyền độc mộc.
Thành phần: ông Vũ Quang Tiến, Bí thư huyện uỷ Na Hang; ông Châu Văn Lam, Chủ tịch UBND huyện Na Hang; ông Lý Thanh Yon, Giám đốc Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Tuyên Quang; bà Nguyễn Thị Tam, cán bộ Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Tuyên Quang; ông Lộc Kiêm Liên, Trưởng ban Quản lý Du lịch Pắc Ban; ông Nguyễn Thanh Dong, Phó Trưởng ban Quản lý Du lịch Pắc Ban; ông Lương Quang Xương, Giám đốc Khu BTTN Na Hang; ông Lê Hồng Binh, Phó Giám đốc Khu BTTN Na Hang; bà Nguyễn Thị Tam, trưởng làng Na Pai; ông Hồng Cao Diệp, Bí thư Chi đoàn xã Vĩnh Yên; ông Hồng Văn Lục, Đoàn thanh niên làng Na Pai; Fernando, Bettina và ông Hoàng Văn Phú, phiên dịch. Thành phần: ông Nguyễn Văn Cương, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (FPD) và Giám đốc dự án PARC; ông Bùi Văn Dĩnh, Giám đốc VQG Ba Bể; ông Nông Thế Tiến, Phó Giám đốc VQG Ba Bể; ông Nông Dinh Khuê, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm VQG Ba Bể; ông Nguyễn Ninh Tuấn chuyên viên Vụ Kế hoạch Quy hoạch Bộ Nông nghiệp và PTNT; ông Lê Văn Thọ, Sở Công an Bắc Kạn; ông Ban Bình Nguyên, Phòng Công an huyện Ba Bể; ông Dương Song, Bí thư huyện uỷ Ba Bể; ông Hoàng Liên, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Bể;.
Về việc ảnh hưởng đến dơi, chuyên gia DLST đề xuất đào tạo và hướng dẫn du khách không đi vào hang dơi trong động Puông, thay vì xây dựng hàng rào mất mỹ quan và xâm phạm vào tính nguyên vẹn của động. Tuy nhiên, chính sách yêu cầu nhà thuyền thay đổi loại máy đắt hơn 10 lần (có sự hỗ trợ ban đầu lớn) nhưng lại khó sửa chữa hơn có thể làm hạn chế sự phát triển của DLST.
Đề xuất biện pháp hạn chế cùng với cung cấp thông tin để nâng cao nhận thức về những quy tắc làm giảm tác động. Tác động môi trường tiềm tàng của nguồn nước của thị trấn lấy từ sông phía trên thác đã được cảnh báo và thảo luận tại Hội thảo DLST Na Hang.
Nhiệm vụ xây dựng biểu trưng của Ba Bể và giám sát hình ảnh và việc sản xuất tài liệu thôgn tin hiện nay và trong tương lai được đưa vào TOR của chuyên gia Thông tin tuyên truyền/Nghệ sĩ Đồ họa (xem Phụ lục 2 "Dự thảo thiết kế cho Trung tâm Thông tin"). Mục đích tuyên truyền tuyến hồ là giáo dục học sinh-sinh viên và làm cho du khách trong nước quan tâm về lịch sử tự nhiên của hồ Pắc Ban và những vùng xung quanh và các vấn đề môi trường liên quan tới khu BTTN Na Hang và rộng hơn nữa.
Tuy nhiên, chuyên giá DLST tin rằng Ba Bể và Na Hang sẽ không cần "chuyển đổi" hoạt động du lịch hiện nay thành kiểu "DLST" mà cần dạy những kỹ năng du lịch cơ bản để tạo ra tính chuyên nghiệp. Ví dụ, hợp đồng của nhóm có thể gồm: 1 TOR, khung thời gian với các mốc cụ thể, mức phí thỏa thuận cho 2 thành viên, thủ tục thanh quyết toán và hướng dẫn ngân sách chi tiết để đảm bảo không có chi tiêu ngoài khoản mục.