MỤC LỤC
Để xem xét chất lượng nước liên quan đến hoạt động của Dự án Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng tiến hành lấy mẫu nước mặt, nước ngầm và phân tích một số chỉ tiêu làm số liệu nền của phòng môi trường nhằm xem xét các tác động có thể có của Dự án có thể có trong quá trình vận hành. Nằm trong vùng hệ sinh thái bị tàn phá do chiến tranh và hoạt động khai thác đốt phá của nhân dân địa phương trong vùng, nên thảm thực vật tự nhiên không phát triển, chủ yếu là được phục hồi qua các chương trình trồng rừng trong mấy năm trở lại đây vì thế khu hệ động vật rất nghèo, vắng mặt nhiều loại cây đặc trưng của vùng đồi cây bụi.
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH CTR CHO THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ HUYỆN BỐ
Dựa vào công thức Euler cải tiến ta xác định được tốc độ gia tăng dân số của huyện đến năm 2020 như bảng 18. Hiện nay lượng rác thu gom hàng ngày tại Thành phố Đồng Hới là 18,56 tấn/ngày; huyện Bố Trạch khoảng 7,5 tấn/ngày. Để dự báo lượng rác phát sinh trong tương lai và tính toán được thời gian sử dụng của bãi chôn lấp chất thải, cần xác định tổng khối lượng rác phát sinh tại thành phố và huyện hiện nay.
Lượng rác phát sinh được tính dựa theo số dân của thành phố và huyện, dựa vào hệ số phát thải, hệ số phát thải ước tính tại thời điểm năm 2005 là 0,4 kg/người.ngày và mức gia tăng lượng rác phát sinh là 5% so với năm trước. Như vậy với khối lượng rác phát sinh là 40,8 tấn/ngày và khối lượng rác thu gom được tại thành phố Đồng Hới hiện nay là 18,56 tấn/ngày cho thấy tỷ lệ thu gom rác sinh hoạt tại thành phố Đồng Hới chiếm khoảng 45,5%.
Tính toán khối lượng rác cần phải chôn lấp đến năm 2020
Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự kiến xây dựng BCL. Đường vào bãi rác có thể tiếp cận từ 2 hướng theo hai trục đường và đã được lên kế hoạch xây dựng: một trục ở phía Bắc từ Bố Trạch đi vào còn một trục ở phía Nam từ Đồng Hới lên. Đối với con đường vào bãi rác từ hướng Đồng Hới lựa chọn phương án sử dụng 1 km đường vào bãi rác Lộc Ninh, sau đó đi theo 1 đường đất khoảng 2,9 km và tiếp tục đi theo con đường vào bãi rác từ hướng Bố Trạch.
Đây là con đường ngắn hơn đối với các phương án khác đồng thời sử dụng chung được 1 km trên tuyến hướng từ Bố Trạch vào. Tổng bề rộng đường sẽ là 5m trong đó 3,5m là kết cấu đá láng đường ở mỗi phía sẽ xây dựng mương thoát nước nhỏ.
Dựa vào lượng rác đưa vào bãi hàng năm, diện tích khu đất đã được quy hoạch thì trên mặt bằng của khu đất có thể xây dựng được 7 hố chôn rác với thời gian hoạt động của bãi kéo dài khoảng 15 năm. Việc lựa chọn hệ thống lớp lót đáy và lớp che phủ cuối cùng sẽ phụ thuộc vào hiện trạng địa chất của địa phương, điều kiện khí hậu và yêu cầu về môi trường của bãi chôn lấp rác cho tỉnh Quảng Bình. Để đảm bảo thuận tiện cho việc vận hành xe chở rác trong các ô chôn rác vào mùa mưa, một lớp xà bần 15cm, kế tiếp là đất sét dày 10cm sẽ được phủ trên lớp rác 1,0m.
Thông tư liên tịch số 01/2001-BKHCNMT-BXD qui định : ″Nền và vách của các ô trong bãi chôn lấp cần phải lót đáy bởi lớp chống thấm bằng lớp màng tổng hợp HDPE chống thấm có chiều dày ít nhất 1,5mm ″ vì lớp màng chống thấm có tác dụng chống ô nhiễm nước rác và thu hồi nước rác tối ưu, trong đó tác dụng chủ yếu là chống ô nhiễm nước rác vào tầng nước ngầm mạch nông và lớp đất neàn phía treân. Do hệ số thấm của lớp đất nền khá lớn nhưng mực nước ngầm lại khá sâu nên lớp màng địa chất đề nghị là lớp màng HDPE (High Density Poly Ethylene) có độ dày thích hợp để chống thấm.
Tính toán thiết kế các công trình phụ
Các ống thu khí nằm ngang của một lớp sẽ được nối với nhau bởi một ống đặt nằm ngang cặp sát vào thành hố chôn lấp rồi được dẫn lân trên mặt đất về khu xử lý khí. Ống thu khí được giữ cố định nhờ ống lồng cấu tạo bằng thép không rỉ, với đường kính ngoài bằng đường kính giếng thu khí, đường kính trong của ống lồng đảm bảo lớn hơn đường kính ống thu khí, xung quanh phần đục lỗ được bao bọc bởi một lớp sỏi có đường kính lỗ, để giữ ống thẳng đứng. Phần ống đưa lên khỏi đơn nguyên sau khi đổ hoàn chỉnh cả lớp che phủ cuối cùng đủ cao để tránh sự cố làm bít ống.
Mạng lưới thu khí được bố trí kết hợp nghĩa là đơn nguyên có 12 lớp rác thì lớp thứ 12 (là lớp trên cùng) sẽ được thiết kế với mạng lưới thu khí đứng, 11 lớp còn lại nằm dưới được thiết kế với mạng lưới thu khí nằm ngang. Khí sinh ra từ ô chôn rác được thu gom bằng các giếng thu khí đứng, sau đó được đốt bằng các dầu đốt (flare) đặt ngay trên miệng giếng.
Trong số các hạng mục phải kiểm tra chất lượng về môi trường cần đặc biệt chú ý kiểm tra các hệ thống thấm; hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom và xử lý khí bãi chôn lấp cũng như hệ thống giếng quan trắc nước ngầm. Công tác giám sát bao gồm giám sát chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái, môi trường lao động và sức khỏe cộng đồng khu vực phụ cận để có thể xác định các diễn biến của chất lượng môi trường chịu ảnh hưởng của các hoạt động của bãi chôn lấp rác gây ra trong suốt thời gian vận hành và trong vòng 15 năm sau khi đóng cửa hoàn toàn. - Hiện trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp bao gồm: hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống quản lý nước mặt, hệ thống thu gom khí sinh học cũng như toàn bộ hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm;.
Khi quy hoạch sử dụng và thiết kế bãi chôn lấp phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng bãi chôn lấp sau khi bãi chôn lấp đóng cửa như: giữ nguyên trạng thái bãi chôn lấp, làm công viên, khu vui chơi giải trí, sân thể thao, bãi đậu xe hay troàng caây xanh. Sau khi đúng bói chụn lấp: vẫn phải tiến hành theo dừi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc, phải thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp, phải báo cáo đầy đủ về quy trình hoạt động của bãi chôn lấp, đề xuất các biện pháp tích cực kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo, làm thủ tục bàn giao cho các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tiếp tục quản lý, sử dụng lại mặt bằng của bãi chôn lấp.
Tính toán kinh tế
Để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường của bãi rác dự án sẽ tuân thủ theo hướng dẫn của thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD giữa Bộ KHCN&MT và Bộ XD ban hành ngày 18/01/2001 ( hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn). Với đặc điểm khu vực dự án là xa khu dân cư, địa hình thoáng rộng, xung quanh là các đồi thông nên các tác nhân ô nhiễm không khí trên khó có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường vì dễ dàng được phát tán và pha loãng. Dưới lớp sét chống thấm được đặt ống HDPE φ100mm đục lỗ chạy dọc giữa bãi rác với độ dốc ≥ 1%, bao quanh là mương sỏi( 50cm *50cm) để thu các dòng nước ngầm có khả năng xâm thực lên lớp sét, loại trừ khả năng làm vỡ lớp sét do áp lực của nước ngầm gây ra.
Chức năng chính của hệ thống rãnh thoát nước bao quanh là ngăn nước mưa từ các sườn đồi ngoài khu vực bãi rác và nước mặt trên lớp phủ cuối cùng của bãi rác chạy vào khu vực bãi rác và do đó chảy vào hệ thống xử lý, giảm lượng nước cần xử lý. Tần suất phun sẽ được căn cứ vào mức độ phát triển thực tế của các loại côn trùng nhằm diệt khuẩn, khử trùng, tiêu diệt côn trùng ngăn chặn sự phát triển của chúng, tần suất đề xuất là 1 tuần/ lần (vào giữa chu kỳ thời gian hai lần phủ đất).