MỤC LỤC
- Đánh giá thực trạng hoạt động các KCN ở tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây, rút ra những thành tựu và các tồn tại trong quá trình phát triển các KCN của tỉnh. -Nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
-Đề xuất các giải pháp phát triển các KCN của tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
Do Nhà nước chưa có quy định pháp lý cho phát triển mô hình này, nên việc phát triển các CCN ở các địa phương mang tính tự phát do yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của riêng từng địa phương. Là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc Ban quản lý một KCN, hoặc Ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và được sử dụng con dấu Quốc huy.
Với lực lượng lao động lớn, máy móc thiết bị hiện đại, trình độ quản lý cao của các DN trong KCN, nó sẽ tạo áp lực cho các cơ quan Nhà nước tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong nước đáp ứng được yêu cầu của các KCN và bản thân DN lúc đó cũng có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có tay nghề cao cho mình. KCN là một mô hình mới được xây dựng và phát triển ở Việt Nam nên thực tế triển khai mô hình này còn nhiều bất cập trong quản lý nhà nước về KCN như phân cấp, ủy quyền trong KCN, thủ tục hành chính trong đầu tư vào các KCN, các vấn đề về thuế, hải quan,… Thực tiễn phát triển KCN đã cho chúng ta nhiều bài học trong quản lý nhà nước về KCN nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.
Nhằm tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư vào các KCN, CCN, Nhà nước phải cải cách hành chính đơn giản từ khâu cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng đến các chính sách về thuế, tín dụng, hải quan. Các DN phát triển hạ tầng KCN, CCN phải có tiềm lực tài chính tốt nhằm đảm bảo tiến độ đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi vào thuê đất có thể tiến hành xây dựng nhà máy nhanh chóng.
Cho đến nay các KCN đã và đang làm thay đổi đời sống KTXH của những khu vực trước đây còn là những vùng hoang hóa, nay trở thành những vùng CN, vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, những trung tâm văn hóa phát triển, đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, tạo môi trường thuận lợi để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Bộ kế hoạch và Đầu tư đã ủy quyền việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài hơn 40 triệu USD với những điều kiện nhất định; Bộ Thương mại đã ủy quyền phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mại; Bộ Lao động và Thương binh xã hội ủy quyền việc cấp phép cho người lao động nước ngoài,… Bên cạnh đó, cùng với việc cải thiện các thủ tục hành chính chung của cả nước, các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh cũng đã ban hành những chính sách đơn giản hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính, chế độ công khai thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, về đường thủy, tỉnh Bến Tre lại khá thuận lợi với hệ thống 4 sông chính hướng ra biển Đông (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên) và hệ thống kênh rạch chằng chịt khắp ba cù lao, là các trục giao thông đối ngoại quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù, hiện nay Bến Tre được xem như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ yếu với các thế mạnh về kinh tế dừa, chăn nuôi đại gia súc (đứng hàng đầu vùng ĐBSCL),kinh tế vườn (hàng thứ 2 sau Tiền Giang), kinh tế biển(đứng hàng thứ 3 về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản với trên 20.000 ha vùng lãnh hải thuộc đặc quyền của tỉnh) và còn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn đặc thù.
Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển các KCN, CCN bao gồm: xây dựng quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN, CCN có liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCN, CCN. Tính chung cả 2 KCN Giao Long và An Hiệp đạt khoảng 242 ha so với diện tích đất CN được quy hoạch đến năm 2010 là 900 ha là phù hợp cũng như so với tổng diện tích đất toàn tỉnh (236.020 ha) và cơ cấu kinh tế trong những năm tới của ngành CN thì diện tích đất xây dựng KCN hiện tại là quá thấp. Nhận xét:Từ ma trận trên số điểm quan trọng tổng cộng là 2,54(>2,50) cho thấy các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre có môi trường nội bộ ở mức trung bình trong việc tận dụng các điểm mạnh và hạn chế những yếu kém (Chi tiết các điểm mạnh và điểm yếu được liệt kê ở ma trận SWOT chương 3- Một số giải pháp).
Đồng thời quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn nhằm định hướng dành quỹ đất, đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm vào các khu vực có tiềm năng, đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ. Từng bước mở rộng KCN Giao Long, nâng CCN An Hiệp (Châu Thành) thành KCN và quy hoạch thêm các KCN mới tại An Phước, Giao Hòa (Châu Thành-Bình Đại), Thành Thới, Thanh Tân (Mỏ Cày), Phước Long (Giồng Trôm); trong điều kiện phát triển CN thuận lợi sau năm 2020, có khả năng phát triển thêm KCN An Nhơn (Thạnh Phú).
UBND tỉnh cần có xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cho Đảng viên, cán bộ, nhân dân nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của việc xây dựng và thu hút đầu tư các KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Chủ yếu là đa dạng hóa công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các DN và nhân dân tiếp cận được các chính sách, pháp luật và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhằm nâng cao ý thức các các DN trong KCN, CCN tỉnh cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chớnh phủ về thoỏt nước đụ thị và KCN nhằm xỏc định rừ tầm quan trọng bậc nhất của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh; quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo, điều hành trong công tác bảo vệ. Việc quy hoạch và xây dựng nhà ở của công nhân tại các KCN, CCN phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu để sử dụng lâu dài và tạo điều kiện cho công nhân lao động tại các KCN sống hòa nhập với cộng đồng trong các khu dân cư, được tiếp cận với hệ thống dịch vụ công cộng đồng bộ như: trường học, nhà trẻ, sân chơi; các công trình hạ tầng kỹ thuật như: điện, nước, đường sá tạo điều kiện nâng cao chất lượng nhà ở, hệ thống kết cấu hạ tầng và môi trường sống, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về chất lượng nhà ở giữa các nhóm đối tượng khác nhau, đảm bảo cho sự công bằng xã hội.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà Nước về phát triển các KCN, CCN, định hướng phát triển các KCN, CCN của cả nước, quy hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và các mục tiêu phát triển các KCN, CCN của tỉnh Bến Tre, những giải pháp được để ra dựa trên tình hình thực tế của việc hình thành và phát triển của các KCN, CCN trong thời gian qua, đồng thời cũng dựa trên những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để thực hiện được những giải pháp nêu trên, Chính phủ cũng như Ủy ban nhân dân tỉnh cần có sự quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi từ các chính sách về quản lý, chính sách về thuế, chính sách về ưu đãi đầu tư, đặc biệt là các hoạt động về thủ tục hải quan và các dịch vụ ngân hàng nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN, CCN ở tỉnh Bến Tre.