MỤC LỤC
Để tạo dựng vị thế trên thị trường trong nước và thế giới cần có nhiều giải pháp, các giải pháp này phải được giải quyết đồng bộ có lựa chọn, có mục tiêu, có bước đi vững chắc, trong đó lựa chọn kênh tiêu thụ nông sản phẩm trong thị trường tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng cần nghiên cứu giải quyết. - Kênh dài: là kênh qua nhiều trung gian như thu gom, bán buôn, dự trữ, bảo quản; hoặc qua tổ chức trung gian ở xa như ở nước ngoài (đối với sản phẩm xuất khẩu). Kinh tế càng phát triển kênh này càng phát triển và hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trong nước và trên thế giới. c) Phân loại kênh tiêu thụ theo cường độ tiêu thụ gồm có:. - Kênh không mạnh: là loại kênh mà lượng hàng hóa tiêu thụ không lớn lắm như sản phẩm mới, hàng cao cấp. - Kênh mạnh: đặc điểm của kênh mạnh là có lượng hàng hóa tiêu thụ lớn, có quan hệ rộng khắp với mọi tổ chức trung gian, ví dụ kênh tiêu thụ sản phẩm thông thường như kênh rau xanh đến thành phố; kênh tiêu thụ sản phẩm độc quyền sản xuất hay có lợi thế so sánh như dầu khí..; hoặc loại sản phẩm có nhiều người sử dụng như quần áo, xe đạp..; hoặc sản phẩm cao cấp nhưng nhiều nước cần như máy bay. d) Phân loại kênh tiêu thụ theo tính chất cạnh tranh gồm có:. - Kênh tiêu thụ mang tính cạnh tranh: là kênh tiêu thụ sản phẩm nhiều người sản xuất, nhiều người mua. Ví dụ lúa gạo trong nước. Kênh có tính cạnh tranh đòi hỏi phải cải tiến mạng lưới tiêu thụ, cải tiến chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì. - Kênh độc quyền: sản phẩm được tiêu thụ qua một số ít trung gian, hoặc sản phẩm đó phải thông qua một loạt dịch vụ như: giống cây con mới, hộp đen của máy bay, điện tử, lương thực ít nước sản xuất như gạo. e) Mục tiêu và các yếu tố chi phối việc lựa chọn kênh tiêu thụ.
Thứ ba, tăng số lượng và chủng loại các nông sản hàng hóa đồng thời gấp rút nâng cao chất lượng hàng hóa: Trước hết phải xác định chiến lược sản phẩm trong nông nghiệp và nông thôn, qui vùng sản xuất tập trung, chọn loại giống có chất lượng để sản xuất, chú trọng chế biến nông sản, chú ý bao bì. Thứ tư, lựa chọn giá cả hợp lý: Nâng dần giá mua lương thực và một số hàng nông sản xuất khẩu khác để cả nông dân, Nhà nước và trung gian đều có lợi, hạn chế tư thương ép cấp, ép giá cùng với vấn đề quản lý có hiệu quả các cấp trung gian, nâng dần giá xuất khẩu lên bằng giá Quốc tế.
+ Tăng cường xây dựng đường xá giao thông nông thôn để vận chuyển bằng cơ giới dễ dàng qua đó nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí vận chuyển và hấp dẫn các trung gian. - Người tiêu dùng: đây là người có nhu cầu sử dụng sản phẩm cuối cùng sau khi đã qua sản xuất, chế biến từ người sản xuất và qua các thành viên trung gian để đến tay người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm mà mình yêu thích.
+ Khi sản phẩm xuất kho, qua các khâu lưu thông trong kênh tiêu thụ, hình dáng, kích thước và mẫu mã của sản phẩm có thể thay đổi hoặc không thay đổi tùy từng ngành hàng. + Giá trị sản phẩm mỗi thành viên phụ thuộc vào quy trình công nghệ phương pháp chế biến sản phẩm và nhu cầu người tiêu dùng.
- Các vấn đề về : an toàn thực phẩm, giết mổ, chế biến, thời hạn tiêu thụ, bảo quản sản phẩm ở tất cả các khâu trong quá trình phân phối từ người sản xuất đến người tiêu dùng. - Tuy nhiên hình thức chăn nuôi vẫn mang tính quảng canh, phân tán, chưa có quy mô lớn để có thể áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi hiện đại.
- Trọng lượng lợn thịt sẽ bị hao hụt, chất lượng có thể bị xuống cấp trong quá trình vận chuyển và lưu trữ để chờ đợi giết mổ. Ngành chế biến thức ăn gia súc vẫn không tận dụng được nguyên liệu trong nước mà phải nhập khẩu, với giá cao hơn quốc tế 20 - 30.
- Tổ chức sản xuất và quản lý trong chăn nuôi còn yếu, quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm được đổi mới, chưa hình thành hội hay hiệp hội chăn nuôi khép kín từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.Việc nắm bắt thông tin thị trường còn chậm, do đó người chăn nuôi còn phải chịu nhiều rủi ro trong việc mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để chăn nuôi lợn nạc phát triển, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng sản phẩm và hiệu quả, tỉnh đã chủ trương từng bước chuyển chăn nuôi thủ công sang chăn nuôi công nghiệp với chuồng trại và trang thiết bị tiến tiến; áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, bảo vệ môi trường; phát triển mạnh chăn nuôi lợn nạc theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô vừa và lớn gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong khi đó vốn liếng rất hạn hẹp, ty chưa được vay ngân hàng, phải tự huy động để kinh doanh. - Trong bối cảnh trên HĐQT, ban giám đốc, đảng uỷ và các tổ chức đoàn thể trong cty đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đề ra các chủ trương, giải pháp mới, lãnh đạo chỉ huy cán bộ, đảng viên, người lao động trong doanh nghiệp khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi, giải quyết từng công việc lớn để vừa hoàn thành công tác hậu cổ phần hoá vừa tổ chức sx kdoanh dịch vụ, đạt một số kết quả bước đầu hết sức quan trọng để doanh nghiệp giữ được sự ổn định và có bước phát triển vững chắc trên nhiều mặt, tạo tiền đề cho những năm sau.
Trước hết là sự đổi mới về tư duy, nhận thức – lĩnh vực khó khăn nhất của những con người đã từng có thời gian làm việc khá dài theo luật doanh nghiệp của Nhà nước, nay phải chuyển sang làm theo Luật doanh nghiệp. Tính chủ động, tự giác, tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ thực sự của mỗi CBCNV và người lao động trước đồng vốn của mình bỏ ra và trước yêu cầu khắt khe của thị trường, của khách hàng, của sự tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp, đã được từng bước từng ngày thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của mỗi người.
* Phó giám đốc: Là người giúp việc cho tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc được tổng giám đốc phân công phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, giúp giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của công ty, cân đối nhiệm vụ, kế hoạch giao cho các phân xưởng, đội chỉ đạo sản xuất hàng ngày, tuần, tháng. Để tiến nhanh, tiến vững chắc về phía trước trên con đường mới, công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình còn phải tiếp tục nỗ lực chủ động, tự tin và chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa để khắc phục những khó khăn, thách thức về vốn, về trình độ cán bộ quản lí điều hành, về cơ sở vật chất, công nghệ chế biến, chất lượng dịch vụ và nhất là những đòi hỏi khắt khe của thị trường và những cam kết của nước ta khi gia nhập WTO.
- Về dịch vụ thú y: Thái Bình có đội ngũ cán bộ làm công tác thú y đến xóm, công tác quản lý thú y tương đối lề nếp, mặt khác do vị trí được sông biển bao bọc nên việc phòng dịch thuận lợi nên các ổ dịch được phát hiện kịp thời sử lí tốt, thuế thú y quản lí tốt có mạng lưới phân phối trên toàn địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu và phòng dịch cho gia súc gia cầm. Theo nghiên cứu và số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn điều tra tại vùng Đồng Bằng Sông Hồng và khu vực giáp Hà Nội thì kênh tiêu thụ thịt lợn hoạt động rất khác nhau từ người chăn nuôi đến tay người tiêu dùng phải qua các khâu trung gian và tỉ lệ lợi nhuận và tiêu thụ sản xuất rất khác nhau ( theo sơ đồ 1 và 2 dưới đây có thể khái quát được tình hình tiêu thụ của cả vùng Đông Bằng Sông Hồng để từ đó hoàn thiện kênh tiêu thụ thịt lợn ở Thái Bình nói chung và ở Công ty nói riêng.
Những cai thầu hoạt động kinh doanh theo kiểu “không chính thức”, cũng như các đối tượng tham gia vào khâu tiêu thụ, các cơ quan Nhà nước như thuế vụ rất khó có thể xác định được doanh số kinh doanh của nó. Sau đó họ chế biến bảo quản để tiêu thụ và bán sản phẩm chủ yếu các nhà hàng, những mặt hàng đạt yêu cầu thì đem xuất khẩu và đôi khi có thể trực tiếp bán lẻ cho các chủ kinh doanh thực phẩm thịt lợn.
Không nên giết sớm quá ( nếu giết sớm thì thành phẩm sẽ bị đỏ) cũng không nên giết muộn quá vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới tỉ lệ thu hồi thành phẩm cũng như ảnh hưởng tới chất lượng mầu sắc của sản phẩm. - Trọng lượng con đưa vào giết mổ phải tuỳ thuộc theo yêu cầu của khách mua hàng..Hàng xuất đi Hồng Kông thường có trọng lượng thành phẩm từ 3- 6 kg. Hàng xuất đi Trung Quốc Đại Lục có trọng lượng gần như hàng Hồng Kông, Hàng tiêu dùng trong nước có trọng lượng thành phẩm1,8- 3 kg, 6,1- 14 kg vẫn để dịch biên độ lớn hơn chút ít. - Trước khi đưa vào giết mổ lợn phải được tắm rửa cọ cho sạch sẽ. Khâu chế biến và kĩ thuật các khâu chế biến:. - Yêu cầu vết chọc tiết phải vào đúng giữa hầu, vết chọc tiết phải gọn và đảm bảo ra hết tiết, tuyệt đối không được chọc chéo vào sườn lợn làm rách sườn lợn. - Lợn chọc tiết xong được cho vào bể, dùng nước rửa cho bớt dính máu, sau đó xếp lợn lên cho máu chảy nốt và rửa cho hết máu trước khi đưa vào làm lông. - Trước khi mổ phải kiểm tra đã được làm sạch mới đưa vào giết mổ. - Vết mổ được mổ phải thật gọn, thẳng từ vết chọc tiết tới bẹn lợn dọc theo đường trắng giữa bụng lợn. Phanh bụng lợn ra dọc 2 bên cơ hoành sao cho để lại một phần cơ hoành và cắt lưng chừng cuống họng rồi cầm lấy toàn bộ lòng ra. Chỉ để lại 2 quả thận yêu cầu thận không bị dập nát và tuyệt đối không được rách màng thận). Cùng với các công ty trên thì công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình đã có sản lượng tiêu thụ rất đáng kể đóng góp phần lớn sản lượng tiêu thụ hàng hoá trong tỉnh và nhất là hàng hoá xuất khẩu nước ngoài của tỉnh, các công ty trên là một phần tạo nên sự cạnh tranh và hỗ trợ thúc đẩy công ty cổ phần thực phẩm Thái Bình phát triển đi lên.
Nhìn chung về tiêu thụ thịt lợn của Thái Bình chưa ổn định, chưa có giá trị cao vì sản phẩm là thịt lợn hơi, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, chỉ khi kí được hợp đồng thị trường tiêu thụ với nước ngoài và tăng đc năng lực chế biến thì việc tiêu thụ thịt lợn cho nông dân mới có thể ổn định và tăng giá trị thu nhập. Nhiều năm qua ở công ty đã nhập vào thị trường Nga theo nghị định như: dưới hình thức xuất khẩu ủy thác qua tổng công ty ANIMEX hoặc cung ứng nguyên liệu cho các xí nghiệp trực thuộc tổng công ty năm 2007- 2008 việc xuất khẩu vào thị trường này chừng lại vì một số lí do khác nhau( thị trường chừng lại vì công tác quản lí thú y và quan hệ giữa 2 nước) Từ năm 2007 đến nay chính phủ 2 nước đã kí hiệp định thương mại, cơ quan thú y đã kí hiệp định thú y, việc xuất khẩu thịt lợn vào thị trường Nga đã khôi phục và có xu hướng phát triển.
Theo số liệu so sánh giá một số loại thịt lợn cùng một thời điểm tháng 9 năm 2008 tại một số điểm ở đồng bằng Bắc Bộ như huyện Kiến Xương_Thái Bình, huyện Tiên Lữ - Hưng Yên, huyện Gia Lâm - Hà Nội và chợ Hôm ở trung tâm Hà Nội thì giá bán lẻ thịt lợn tại các vùng có sự khác biệt, nhất là so sánh giữa thị trường nông thôn với thị trường thành phố. Chính sự chênh lệch này tạo điều kiện dòng thịt lợn chuyển từ nông thôn ra thành phố và làm cho các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ thịt lợn năng động hơn, có nhiều đối tượng tham gia và cạnh tranh hơn.
Theo chúng tôi, yếu tố tác động tới sự biến động giá cả trong ngày như vậy chủ yếu là do không có thiết bị bảo quản nên thịt lợn sau khi mổ và bày bán trực tiếp ngoài môi trường không khí bình thường dẫn đến chất lượng thịt lợn rất nhanh xuống cấp, nhất là vào mùa hè. Ngày nay các giống lợn đã được lai tạo giống và biến đổi gen nên chất lượng lợn thịt cũng thay đổi khác nhau, sự thay đổi sinh học trong thịt lợn có thể làm cho sản phẩm biến đổi nhanh hay chậm, dễ nhiễm bệnh và lây lan nên quy luật sinh học can thiệp làm ảnh hưởng việc tiêu thụ và xuất khẩu đôi khi không được như mong muốn mà nhà sản xuất phải tính toán hợp lí để sản phẩm luôn sạch,an toàn đến tay người tiêu dùng.