MỤC LỤC
Trên cơ sở khai thác những tài nguyên thiên nhiên như: điều kiện khí hậu, tài nguyên biển (độ mặn, bãi cát, bãi tắm, động thực vật biển..), rừng nguyên sinh bao gồm các tài nguyên trong rừng , sự phong phú của các loài động thực vật (các loại cây thuốc, hoa, động vật quý hiếm..), suối nước nóng, suối có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hồ lớn, những hang động ở vùng biển, vùng núi. Những loại bệnh thường điều trị tại các cơ sở du lịch loại này là: bệnh thấp khớp, bệnh về đường tiêu hoá, các loại bệnh phổi, bệnh hen phế quản.Tại các trung tâm điều trị các thầy thuốc còn hướng dẫn du khách luyện tập thể dục dưỡng sinh, các phương pháp tập luyện yoga, phương pháp điểm huyệt trị chữa bệnh, tự mát xa.
Do vậy, với tiềm năng du lịch giàu có Việt Nam cần phải đẩy mạnh khai thác và phát huy tối đa thế mạnh du lịch của mình nhằm thu khách du lịch hơn nữa đồng thời đa dạng hoá các loại hình dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu khách du lịch khi đến Việt Nam. Marketing du lịch là một quá trình liên tục, nối tiếp nhau qua đó các cơ quan quản lý trong ngành công nghiệp du lịch lập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và những mục tiêu của công ty, của cơ quan quản lý đó.
Thứ hai, chúng giúp các công ty đối phó với vấn đề cung cầu vì bản chất của dịch vụ du lịch là khả năng tự tiêu hao nên thời gian làm việc của nhân viên không được sử dụng hết, chỗ trong nhà hàng, trên máy bay và phòng ngủ trong khách sạn không bán được tại một thời điểm chính là một sự lãng phí không thể lấy lại để tái tiêu dùng. Điều đó đem lại nhiều lợi ích nhất cho các đơn vị cung ứng (các tiện nghi về lưu trú, khách sạn, nhà hàng và tiện nghi phục vụ ăn, các công ty tàu khách chạy trên sông, ven biển, công ty cho thuê xe du lịch và các điểm du lịch) để duy trì mối quan hệ tốt với các trung gian du lịch (các đại lý lữ hành, công ty du lịch bán buôn, những người phụ trách công tác du lịch và các cơ quan có quan hệ làm ăn, những người tổ chức về hội nghị, hội họp, du lịch khuyến khích) và các doanh nghiệp vận chuyển (các hãng hàng không, đường sắt, ôtô, tàu thuỷ và các công ty phà).
Nó có thể mang lại cho công ty những hình ảnh và điều tiếng tốt mà công ty đã cố gắng đem đến cho khách qua các dịch vụ hoàn hảo nhất của mình nhưng ngược lại nó thể gây phương hại đến uy tín hoặc danh tiếng của công ty thông qua cảm giác nếm trải về dịch vụ của công ty qua những người khác. Nhiều nơi các phòng ban được gọi là marketing thực sự chỉ chịu trách nhiệm về khuyến mại (quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, trao đổi, mua bán, bán hàng trực tiếp và đối ngoại) còn việc làm giá, lựa chọn địa điểm mới, đưa ra các ý tưởng hoặc phương thức dịch vụ mới và công tác nghiên cứu vẫn còn do các.
- Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch (ngày 22-6-1993): "Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước", "Có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở của, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài , tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc". Du lịch Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với Trung Quốc và tất cả các thành viên của ASEAN ; khôi phục quan hệ hợp tác du lịch truyền thống với Liên bang Nga, các nước trong cộng đồng quốc gia độc lập, các nước Châu á-Thái Bình Dương; phát triển quan hệ hợp tác với Pháp, Israel; bước đầu xây dựng quan hệ hợp tác với Mỹ; mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức du lịch trên thế giới WTO, với Hiệp hội Châu á-Thái Bình Dương (PATA)..Hội nhập mở rộng thị trường, đa dạng hoá và đa phương hoá giúp cho Việt Nam hội nhập vào thị trường du lịch quốc tế;.
+ Công ty du lịch Hải Phòng + Công ty du lịch Quảng Ninh + Khách sạn du lịch Tam Đảo + Công ty du lịch Nghệ Tĩnh. Như vậy: Công ty du lịch Việt nam - Hà Nội là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, trực thuộc Tổng Cục du lịch, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng theo thể chế của nhà nước Việt Nam, được mở tài khoản tại ngân hàng - kể cả ngoại tệ.
+ Các phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân Công ty Du lịch phụ trách một hoặc một số mặt Công ty du lịch tác của đơn vị đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, pháp luật và Nhà nước về hiệu quả của các lĩnh vực công tác do Giám đốc uỷ nhiệm. Hiện nay khách quốc tế vào Việt Nam đang tăng lờn rừ rệt một phần bởi cơ chế mở cửa thị trường cỏc nước có nhu cầu giao lưu văn hoá với nhau, một phần bởi các thủ tục xuất nhập cảnh đã có những cải biến đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho khách du.
Hiện nay thị trường chính mà công ty đang hướng tới là thị trường Pháp, trong đó phải kể đến một số bạn hàng chính như: ASIA, AKIOU, MDI..Ngoài ra thị trường Âu-Mỹ (trừ Pháp) và Châu á Thái Bình Dương với các nguồn khách từ Nhật, Tây Ban Nha, áo. + Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội được sự giúp đỡ trực tiếp và thường xuyên của Tổng cục du lịch, có những thuận lợi nhất định trong việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, xin cấp giấy phép trong quá trình phục vụ khách tới Việt Nam hoặc đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.
Bên cạnh đó Công ty luôn tìm mọi cách làm tốt công tác thị trường nhằm quảng bá tên tuổi và sản phẩm của Công ty thông qua việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế tổ chức tại Pháp như: Hội chợ DEAUVILLE, SALON MONDIAL DU TOURISME, TOPRESA DE AUVILLE..Ngoài ra, Công ty có quan hệ làm ăn với nhiều hãng lữ hành nổi tiếng tại Pháp như: ASIA, ACCOR TOURS, ARIANCE TOURS, ASSINTEX, EXPLORATOR TOURS, BACK ROADS, MASION DE PINDOCHINE. Trong điều kiện đó, Công ty du lịch Việt Nam cũng mới chỉ đón được số lượng khách Pháp vô cùng khiêm tốn trong tổng số khách Pháp đi du lịch nước ngoài đến Việt Nam (2058 khách), Như đã phân tích ở trên, Công ty đã sử dụng nhiều biện pháp trong việc duy trì và mở rộng thị trường khách Pháp, kết quả lượng khách có tăng nhưng với tốc độ chậm, chi phí ngày càng tăng trong khi lợi nhuận càng ngày càng giảm.
- Đoạn thị trường khách du lịch thăm thân: Công ty đáp ứng nhu cầu của người con xa quê hương muốn trở lại thăm Tổ quốc thông qua chương trình du lịch khai thác các lễ hội truyền thống của người Việt Nam, các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam..nhằm thu hút Việt kiều quay trở lại với những kỉ niệm ngày xưa tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt của quê hương, đất nước mình. Dựa trên xu thế đi du lịch ngày nay, Công ty nên xây dựng các chương trình du lịch với chủ đề: du lịch sông nước, du lịch về cội nguồn, du lịch phong cảnh kết hợp với lễ hội..bằng nhiều loại hình thưởng thức như: đi thuyền, cưỡi voi, đi xe mô tô, đi bộ trên các vùng thiên nhiên hoang dã..Điều quan trọng là Công ty phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa tiềm năng tự nhiên về phong cảnh, di tích, truyền thống văn hoá, những dấu ấn của lao động sáng tạo của con người..nhằm tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc nhưng không gây ấn tượng xa lạ với du khách.
Nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 theo định hướng của Đại hội lần thứ 8 của Đảng, Chính phủ cần cụ thể những định hướng lớn thông qua cơ chế, chính sách và những giải pháp mà bản thân ngành không tự giải quyết được. Đặc biệt là vấn đề cho ngành du lịch được vay vốn ưu đãi, dài hạn để xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch và nâng cấp đổi mới cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho ngành cho phép ngành du lịch được trích một phần thu đáng kể từ hoạt động du lịch để ngành chủ động đầu tư trực tiếp phát triển du lịch, làm công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.