MỤC LỤC
Dân tộc Việt Nam đã có trên 4.000 năm lịch sử, có nhiều truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước đồng thời dân tộc ta cũng có nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh giữ gìn sức khỏe và đã tạo nên một nền y học dân tộc không ngừng phát triển qua các thời đại lịch sử. Ngay từ thời vua Hùng dựng nước (2900 năm trước CN) qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại: “Đại Việt sử ký ngoại ký”, “Lĩnh nam chích quái liệt truyện”, “Long uy bí thư”… và qua các truyền thuyết tổ tiên ta đã biết sử dụng cây cỏ làm thuốc, làm rau gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh [13, 21]. Viễn, Ninh Bình) đã chữa khỏi bệnh tinh thần cho Lý Thần Tông bằng tâm lý liệu pháp và được phong làm “Quốc Sư”theo [57]. Thời nhà Trần (1225 - 1399) Sự kiện Phạm Ngũ Lão thừa lệnh Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn xây dựng một vườn thuốc lớn trên núi với hàng nghìn cây thuốc, cây rau có ích làm thuốc để chữa bệnh cho quân sỹ, gọi là “Sơn Dược”nay còn lại di tích tại một quả đồi thuộc xã Hưng Đạo (Chí Linh - Hải Dương).
Cùng thời có Phạm Công Bân (thế kỷ XIII), thái y dưới thời vua Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông đã nêu gương y đức, tự bỏ tiền ra xây dựng nơi chữa bệnh và phát thuốc cho nhân dân. Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) tên thực là Nguyễn Bá Tĩnh, quê xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sỹ không ra làm quan, đi tu, chuyên làm thuốc chữa bệnh, viết sách truyền bá y học theo[34]. Hai danh sư Nguyễn Hoàng (quê Thanh Hóa) và Nguyễn Quang Tuân (quê Hà Tây) đã để lại nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm, trong đó “La kê phương dược” và “Kim ngọc quyển” … ghi chép 500 vị thuốc Nam trong dân gian [52].
1952 Petelot bổ sung thêm và xuất bản bộ “Les plantes medicinales du Cambodge, du Laos et du Viet Nam” gồm 4 tập đó thống kờ 1482 vị thuốc thảo mộc trờn toàn cừi Đụng Dương [63]. Và năm 2000 ông viết “Từ điển cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 3200 loài cây thuốc, mỗi loài đều có tên Khoa học và mô tả tỉ mỉ về hình thái, các bộ phận sử dụng, cách chế biến có đơn thuốc kèm theo cùng với 768 ảnh màu.
Nhiều cây thuốc được bộ sung, nhiều giá trị của cây thuốc được đề cập phong phú và đa dạng. Gần đây “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” (2007) [16] của ông đã được giải thưởng cao của hội xuất bản sách Việt Nam, phục vụ học tập và nghiên cứu Khoa học có hiểu quả. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc của các đồng bào dân tộc ở đây như: “Kinh nghiệm chữa bệnh của đông y Nghệ Tĩnh” (1978), với nhiều tác giả thuộc hội Đông y Nghệ Tĩnh công bố nhiều cây thuốc dân gian ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Hoặc “Sổ tay dùng thuốc gia đình” (1985)của Nguyễn Văn Nhung, Đinh Sỹ Hoàn giới thiệu những cây thuốc quy định của nghành Y tế và cách sử dụng chữa 7 chứng bệnh thông thường. Nhiều luận văn, luận án, đề tài khoa học của cán bộ và sinh viên, học viên cao học của trường Đại học Vinh cũng được trển khai ở nhiều địa phương, Tô Vương Phúc (1996) với luận văn thạc sĩ của mình về “điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng chúng của đồng bào dân tộc Thái xã Yên Khê, Con Cuông, Nghệ An, tác giả thống kê được 223 loài cây thuốc thuộc các họ của thực vật bậc cao có mạch chữa 29 nhóm bệnh khác nhau. Sau đó là nhiều tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001)trong cuốn:Thực vật hoc dân tộc cây thuốc đồng bào dân tộc Thái Con cuông - Nghệ An ngoài 551 loài cây thuốc công bố còn nghiên cứu tính kháng khuẩn của 50 loài có giá trị chữa bệnh phổ biến của dân tộc Thái [49].
Nghĩa Đàn là huyện có nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Thái (Thanh), Thổ, Mường….Việc nghiên cứu cây thuốc chữa bệnh cũng đã bắt đầu chú ý nhưng nghiên cứu sử dụng cây rau không chỉ làm thức ăn hàng ngày mà còn kết hợp làm thuốc vừa giữ gìn sức khoẻ vừa phòng và trị bệnh là rất cần thiết nhưng chưa có tác giả nào đề cập tới nhiều cây thuốc có thể làm rau ăn, nhiều cây rau củng là cây thuốc và cây rau làm thuốc là một đề tài mới chưa được nghiên cứu ở Nghệ An nhất là ở Nghĩa Đàn. “Điều tra thành phần các loài cây rau ăn làm thuốc ở 2 xã Nghĩa Long và Nghĩa Lạc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” được tôi nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình.
Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao quanh là các dãy núi có độ cao từ 300 m đến 400 m như Chuột Bạch, Cột Cờ, Bồ Bồ, Hòn Sương… Vùng trung tâm gồm nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50 m đến 70 m. Nghĩa Đàn có 8,0% diện tích tự nhiên là đồng bằng thung lũng, 65% là đồi núi thấp thoải, 27% là núi tương đối cao đã tạo cho địa phương nhiều vùng đất thoải bằng với quy mô diện tích lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp có hiệu quả cao. Phù sa cổ có nhiều sản phẩm Feralit (Pj), diện tích 4.520 ha, thích hợp cho trồng màu, cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Huyện Nghĩa Đàn chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Bắc Trung bộ và vùng Tây Bắc Nghệ An, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Ẩm độ trung bình nhiều năm phổ biến 80 - 86%, chênh lệch giữa các tháng trong năm không đáng kể. Cây trồng và vật nuôi rất đa dạng, chủ yếu là cây công nghiệp như cà phê, cao su, mía….
Dân cư Nghĩa Đàn được định cư sớm và tương đối ổn định, tập trung trên 307 thôn (bản), bao gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, chủ yếu là Kinh, Thanh (Thái) và Thổ. Nhân dân Nghĩa Đàn đã được quy tụ từ những bản chất tốt đẹp truyền thống của các miền, là đức tính cần cù, sáng tạo, anh dũng, đoàn kết… và đặc biệt là lòng yêu nước nồng nàn.
Phương pháp xây dựng danh lục: Sau khi đã xác định được tên khoa học các loài rau sắp xếp vào các họ, chi theo R.K.Brummit (1992) (Sắp xếp họ, chi, loài, dưới loài theo ABC). Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật về phân loại: Theo tài liệu của.
Qua quá trình điều tra, thu mẫu ở 2 xã Nghĩa Long, Nghĩa Lạc thuộc huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Các loài cây rau ăn được nhân dân sử dụng làm thực phẩm có giá trị làm thuốc hàng ngày đã được xác định tên khoa học, giá trị dinh dưỡng và công dụng làm thuốc, kết quả đó được trình bày ở Bảng 3.2. Trong bảng danh lục các loài cây rau ăn làm thuốc được sắp xếp theo từng chi, họ.
Tổng số loài đã thống kê được trong danh lục thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch. TT: Thứ tự Tên ĐP: Tên địa phương DT Kinh/Thái: Dân tộc Kinh và Thái M.T Sống: Môi trường sống.
Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật về phân loại: Theo tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn(1997) , Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Đánh giá mức độ gặp: Theo tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn(1997) , Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Mức độ gặp C% được tính theo số lần lấy mẫu có loài được xét trên tổng số lần thu mẫu.
THỐNG KÊ CÁC LOÀI CÂY RAU LÀM THUỐC Ở 2 XÃ NGHĨA LONG VÀ NGHĨA LẠC THUỘC HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN. Các loài cây rau ăn được nhân dân sử dụng làm thực phẩm có giá trị làm thuốc hàng ngày đã được xác định tên khoa học, giá trị dinh dưỡng và công dụng làm thuốc, kết quả đó được trình bày ở Bảng 2.