Đôi nét về đặc điểm nội dung nghệ thuật thơ chữ Hán của Cao Bá Quát

MỤC LỤC

Cấu trúc luận văn

Một số phận nhà nho đặc biệt

Phải phục dich phái đoàn của triều đình đi Hạ Châu để lấy công chuộc tội, sau một thời gian về nước, vì có tài ông lại được triệu vào triều làm ở Viện Hàn Lâm, chủ yếu là làm công việc sắp xếp lại thơ cho vua Tự Đức, một công việc nhàm chán, không thích hợp với cá tính của Cao. Có thể nói suốt đời Cao Bá Quát là cuộc hành trình không nghỉ, lúc nao nức, phấn khởi, tràn đầy hy vọng, khi chán nản ê chề, nhưng kết quả cuối cùng vẫn không tìm được đường đi đúng đắn cho mình, không tìm được chính mình là ai, và phải làm một điều gì để thực hiện khát vọng suốt một đời.

Một sự nghiệp văn chương lớn

Trong bài Dư hốt ư mộng trung vãng thám tuần phủ, ám tưởng kinh trung cố nhân hoặc đương hữu niệm ngã giả, nhân ký tuần phủ kiêm Trình Đôn Nhân phạm tử (Ngẫu nhiên nằm mơ đến thăm ông tuần phủ, nghĩ thầm có lẽ các bạn ở kinh cũng có người đang nhớ mình, nhân gửi bài này cho ông tuần phủ đồng thời gửi ông Phạm Đôn Nhân). Nhưng cũng do yêu quý tài năng, phẩm chất, chí khí của ông nên cùng với những tác phẩm đích thực của ông được lưu truyền, còn có phần thêm vào thuộc lĩnh vực giai thoại dân gian, người đời sau thật khó phân biệt đâu là phần đích thực do ông viết, đâu là phần giai thoại dân gian.

Ngôn chí: Thay đời đổi thế, hiến thân cho nghiệp lớn

Cú thể núi, ở hoàn cảnh xó hội Việt nam nửa đầu thế kỷ XIX, dưới mọi ràng buộc của những thứ lễ giáo tín điều đáng được phục hồi trở lại, làm cho một xã hội đi vào quy củ và khép chặt lại trong guồng quay của hệ thống, Cao Bá Quát vẫn trội lên như một sức mạnh vượt ra ngoài mọi sự kìm hãm, ông là một con người dồi dào sinh lực, một con người có tài năng đột xuất và ý chí khác thường” [4]. Nhưng với chàng trai họ Cao, một người giàu nghị lực, đầy chí khí, mà đặc biệt là giàu trí tưởng tượng, ham học hỏi hiểu biết, thì đấy chỉ có thể là hào khí của non sông, khiến cho Cao phải có trách nhiệm lớn lao với đất nước này. Cao Bá Quát luôn ngưỡng mộ và tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Thánh Gióng (Vịnh Đổng Thiên Vương), rồi anh hựng bậc nhất trong đời, sinh từ dũng dừi nhà tiờn - Trần Quốc Tuấn (Vịnh Hưng Đạo Vương), cảm phục trước khí tiết thanh cao, giữ mình trong sạch - Chu Văn An (Vịnh Chu An).

Chí khí là sức mạnh yêu mến bên trong, muốn tỏa tung ra, to lớn; chí khí ấy không thi thố được, thì đọng lại thành tâm huyết” [10], lại tận mắt chứng kiến những việc làm, đi ngược lại lợi ích nhân dân của triều đình nhà Nguyễn.

Thuật hoài: Niềm riêng tình đời

(Đời ta từ đây nhìn con đường về, trở thành xa lắc!. Về già văn chương không mưu tính được việc gì cho mình.) (Lưu viện du nguyệt, vãn đắc tái phát Đà Nẵng,. thị dạ đồng vũ hoài phủ thống ẩm) Trong con người bi kịch này, ông luôn có những nhận xét rất tinh tế, mang đậm chất triết lý nhân sinh. “Cùng con đường vào đời của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, và với sự tiếp tục trong nối dài của mấy thế hệ kẻ sỹ đứng trước họa mất nước, đó là chặng cuối cùng đầy giông bão chất chứa một cuộc chuyển mình, để có một sinh thể khác, sau chín trăm năm trong cùng một mô hình ổn định của văn hóa - văn minh Đại Việt” [21]. (Lòng nhớ quê hương một ngày những tưởng ba thu.) (Thập lục nhật yết đĩnh Lữ Thuận,. thứ Trần Ngộ Hiên) Khi Cao Bá Quát nhìn thấy một người phụ nữ Phương Tây, ông đã thể hiện rừ cảnh biệt ly xa vợ, “thương vợ vất vả đó đành lại cũn thương vợ cụ quạnh” [9], đây cũng chính là tình yêu của Cao dành cho vợ.

Mối sầu ấy càng dày vò Cao, và ông chỉ biết gửi mối sầu thương con day dứt trong tiếng quạ chiều hôm Thương Sơn Công hữu sở quỹ vật kiêm trí hao thi, bộc phương nhiễu vu thất tử chi thích, cảm thế giao khẩn tình hiện hồ từ (Ông Thương Sơn tặng quà, có kèm một bài thơ hay, ta đang bối rối vì con chết, thương cảm dồn dập tình hiện ra lời).

Kí sự: Cuộc sống dân tình và sự thực mục sở thị

Nguyễn Huệ Chi chỉ rừ trong thơ của Cao Bá Quát có hai chủ đề “chủ đề về nổi bi phẫn của một con người có tầm vóc quá khổ lại phải sống trong một khuôn lồng chật chội, quay trở ngã nào cũng bế tắc, không còn đường thoát, và chủ đề về cái nhìn tỉnh táo, nhạy cảm đối với tấn bi kịch của những người “dưới đáy”…” [5]. Tấm lòng ấy xứng đáng Cao là một người trí nhân quân tử, cả một đời lo cho hạnh phúc của nhân dân, đồng tình với những việc làm của nhân dân (Bằng chứng là cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương). (Nợ thuế đã để lâu ngày,. Tiền công làm mướn để dành được mấy quan. Chẳng may, sáng nay dọn tiệc rượu,. Lại lỡ tay đánh vỡ mất cái bình bằng ngọc lưu ly của ông chủ!) (Phụ tương tử).

(Nghe nói sớm mai sắp có cuộc phát chẩn,. Người ở nơi khác cũng bồng bế nhau đến, tình cảnh đáng thương!. Ơn vua chưa nỡ bỏ sót những nhà cùng khổ,. Trong lúc thanh bình, nào ai để ý đến từng người dân thường?) (Quan chẩn).

Quan điểm của Cao Bá Quát về nghệ thuật

“Nước ta từ sau Hàn Thuyên các tác gia mọc lên như rừng: Ôn Như Hầu làm thơ cổ, cận, khuôn mẫu ngang với Thiếu LăngBằng quận công đặt điệu cung từ, rong ruổi không nhường Hán, Ngụy, đến như văn hay của truyện khúc đến nay ta được thấy Hoa Tiên và Kim Vân Kiều. Như vậy, nếu chỉ coi Quốc ngữ là Quốc ngữ, thì hai cuốn truyện này không có cũng được, nhưng nếu còn cần phải tiến lờn tỡm cỏch làm thế nào cho rừ văn chương của ta, thỡ cỏc bạn cựng yêu văn với ta nghĩ sao đây?. Còn những người sức học gọi là dồi dào, hý hửng tự đắc, thì chỉ muốn vơ vét trăm nhà, thâu tóm mọi thể, thành ra mô phỏng quá nhiều mà phong cốt chưa cao, tô điểm có khéo, nhưng tinh thần còn thấp”.

Trần Đình Sử khẳng định: “mặc dù quan niệm hoài nghi văn chương chữ Nôm của nhà thơ, song quan niệm thích tự do, trọng cá tính sáng tạo là nhân tố cơ bản làm nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ Cao Bá Quát”.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát 1. Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát

Nhưng đọng lại trong tình cảm của người Việt Nam là một hình ảnh hiền dịu, êm đềm, thơ mộng và hay được ví với hình ảnh người thiếu nữ như: Êm êm dòng nước Hương giang chảy hoặc Hương Giang cô gái mỹ miều (Nam Trân), rồi là Lai láng niềm trăng tuôn lệ nước - Ngập tràn sông trắng gợn bâng khuâng (Thúc Tề)… chưa có ai như Cao Bá Quát coi dòng sông Hương Giang như một thứ vũ khí. Sống xa quê khi nhìn thấy những đứa trẻ nhỏ, ông lại nhớ tới con ông (Hữu sở tư); tình cốt nhục một thứ tình cảm thiêng liêng của con người chẳng ai có thể bỏ được (Đắc gia thư, thị nhật tác); nỗi nhớ quê hương không chừa gì đêm khuya (Hàn dạ tức sự); chiếc giường không, chiếc gương nhỏ những kỷ vật ấy càng làm cho Cao Bá Quát nhớ và thương yêu người vợ nơi quê nhà nhiều hơn (Tự quân chi xuất hỹ); thấy vợ chồng người Tây âu yếm, tình cảm, ông nhớ ngay tới cảnh tình mình đang phải sống cảnh xa vợ (Dương phụ hành); xa quê phải sống trong cảnh tủi nhục, có lúc ông thốt lên đối với người nhà không dám nhắc tới chữ “biệt ly” nữa (Để gia); thương con nhớ con đến nổi chuyển thành mộng (Mộng vong nữ). “mời sóng vì ta cạn chén đưa/ tuổi xanh ta chỉ thích vui đùa” (Du Tây Hồ bát nguyệt - Nguyễn Văn Tú dịch); thời gian nhớ về quá khứ huy hoàng của dân tộc, của những người anh hùng hiến thân cho sự nghiệp nhân dân, “Miếu cũ thông reo khi gió động/ Tưởng quân thắng trận trở về đây” (Vịnh Đổng Thiên Vương - Vũ Mộng Hùng dịch).

Ngừng chén và đặt xuống/ Trăng hiện về bóng lại long lanh/ Hỏi trăng: vì sao quyến luyến đi không nỡ” (Trà giang thu nguyệt ca - Vũ Khiêu dịch); khi có người hỏi về tương lai, “Bạn bè có hỏi đường bay nhảy/ Cười, trỏ tầng xanh mây lơ lửng” (Nhàn Vịnh - Nguyễn Quý Liêm dịch); đứng trước hòn vọng phu, ông cảm thấy “Trời già, đất cổi tình khôn chuyển” (Vọng phu thạch - Hoàng Tạo dịch); đặc biệt là khi tìm về quê hương, Cao Bá Quát say mê tự hào với quê mình, “Xa xa trông nẻo ấy/ Nhà ở bậc cao minh” (Tương đáo cố hương - Khương Hữu Dụng dịch); cũng có khi là một thời gian bất hạnh trong đời mà Cao Bá Quát phải gồng mình lên để gánh chịu khi “Nhà xa bệnh lại dày vò/ Nhớ con hằng nén xót chua nghẹn ngào/ Đêm qua bỗng thấy chiêm bao/ Gặp con, giọt lệ tuôn trào như mưa” (Mộng vong nữ - Nguyễn Văn Bách dịch), hoặc “Bà chị vừa qua đời/ Tay tiếp thư vội mở/ Than ôi!.