MỤC LỤC
Xây dựng đường cao tốc dẫn lên Cỗu Thanh Trì (Cỗu Sông Hồng) ở phía Thanh Trì (phía Đông) với tổng chiều dài là 6193,5 m. - Thi công 450 m cống chui (cống hộp) cho người đi bộ và cho xe cơ giới, và cống tròn cỡ lớn nhằm đảm bảo hệ thống thoát nước/ tưới tiêu hiện có. - Thi công 380.000 m2 kết cấu mặt đường bê tông asphalt bao gồm lớp - móng dưới, lớp móng trên, lớp móng trên tưới nhựa, lớp đệm bê tông asphalt và các lớp mặt.
- Hoàn thành một phần công tác thi công đường tiếp giáp với Gói thầu 1 và tiến hành bố trí giao thông tạm thời để thông xe cầu Thanh Trì vào cuối tháng 6/2006. - Thi công các công trình phụ trợ đường bộ như lan can bảo vệ, bó vỉa bê tông, vỉa hè bê tông, sơn kẻ đường, biển báo và hàng rào.
- Thi công 25.300 m hệ thống thoát nước mặt đường và bên đường bằng cống tròn bê tông cốt thép và rãnh chữ U. - Công tác chống xói như trồng cỏ hoặc bảo vệ mái dốc bằng tường đá xây vữa hoặc bảo vệ bề mặt bằng đá xây vữa. P7R, P11R một phần nằm dưới hồ một phần nằm trên đường giao thông hiện tại, móng các trụ P8R-P10R một phần nằm trên bờ một phần nằm trên đường giao thông hiện tại.
Bắt đầu thực tập chính thức tại Ban điều hành dự án cầu Thanh Trì- Tổng công ty xây dựng Thanh Long. Theo lịch làm việc của ban và hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật, sau khi xem xong đề cương thực tập tốt nghiệp chú Giao phụ trách hướng dẫn đã xác định phương hướng của đợt thực tập là trình tự và các bước lập một hồ sơ từ giai đoạn tiền khả thi đến giai đoạn thiết kế kĩ thuật thi công công trình cầu và thi công các hạng mục công trình cầu đường, lịch làm việc thống nhất: buổi sáng 7h30’ đến 11h30’, buổi chiều 13h đến 17h từ thứ 2 đến hết thứ 6 ( nghỉ thứ 7 và CN ). Nghe cán bộ kĩ thuật trong ban nói về tổng quan dự án cầu Thanh Trì và giới thiệu về Gói thầu 3-Cầu cạn Pháp Vân.
Nghiên cứu hồ sơ bản vẽ thi công trụ và kết cấu nhịp của dự án cầu Thanh Trì- gói thầu số 3. Sơ bộ viết báo cáo thực tập để cán bộ phụ trách của Ban xem xét hướng dẫn và thông qua chỉnh sửa giúp hoàn thiện nội dung báo cáo.
Máy và thiết bị được nêu trong bảng sau đây dùng cho thi công một phiến dầm hay nói cách khác là dùng cho một bệ đúc dầm.
Chuẩn bị nền đất đạt yêu cầu đã tính toán về độ bằng phẳng, độ chặt K> 95. Những vị trí nền đất tự nhiên chưa đạt độ chặt yêu cầu có thể đóng cọc tre đường kính 6-8 cm số lượng 25 cọc/m2. Trong lớp này ở một số vị trí có đặt lưới thép đường kính 12mm, được thể hiện như trên bản vẽ.
Sau khi ván khuôn được vận chuyển đến công trường, lắp ráp toàn bộ ván khuôn lên bệ đúc dầm, kiểm tra điều chỉnh chính xác. Tháo ván khuôn thành hàn nối các đoạn ván khuôn đáy lại với nhau, sau khi hàn xong phải mài phẳng mối hàn. Trình tự lắp tiến hành như sau: Lắp cốt thép và giá đỡ ống tạo lỗ.
Luồn ống tạo lỗ vào vị trí, buộc cố định ống tạo lỗ với giá đỡ, ở những chỗ nối của ống tạo lỗ phải dùng băng dính quấn lại để chống rò rỉ vữa vào ống tạo lỗ. Sau cùng lắp bản bệ đỡ neo vào ống tạo lỗ và bắt bu lông chặt với ván khuôn bịt đầu dầm. Chú ý lò xo gia cường dưới bản đỡ neo phải lắp cùng với cốt thép và cố định vào lưới định vị.
Trước khi lắp ván khuôn bịt đầu dầm phải nút chặt lỗ bơm vữa và lỗ luồn cáp thép của bản bệ đỡ neo để tránh rò rỉ làm tắc. Để giữ cự ly giữa cốt thép và ván khuôn, dùng con kê bằng vữa xi măng cát ( cùng mác với bê tông dầm ) có đường kính 40 mm đệm giữa ván khuôn và cốt thép , con kê được buộc chặt vào cốt thép bằng dây thép 1 mm. Nó sẽ được lắp đặt chắc chắn, tránh bị xê dịch trong suốt quá trình đổ bê tông.
Khi lắp đặt cốt đai phải đặt chính xác vào các vị trí được đánh dấu trên ván khuôn đáy, các loại kích thước của cốt đai khác nhau khi đem ra lắp dựng phải để đúng nơi qui định tránh sự nhầm lẫn. Sau khi kiểm tra vị trí ống gen, ống gen sẽ được cố định trên các giá đỡ. Bôi trơn mặt trong của ván khuôn thành, Lắp dựng ván khuôn thành và ván khuôn đầu dầm, cân chỉnh lại ván khuôn bằng điều chỉnh các tăng đơ đạt đến độ chuẩn.
Khi đổ bê tông xong, sau 01h dùng bao tải tẩm ướt phủ lên bềt bê tông, sau 04h thì phải tưới nước thường xuyên lên mặt bê tông và cả ngoài ván khuôn. Sau khi tháo ván khuôn dùng bao tải phủ lên dầm và tưới nước thường xuyên. Sau khi đổ bê tông xong 36 tiếng tháo ván khuôn bịt đầu dầm , sau 48 tiếng tháo ván khuôn thành.
Những chỗ gồ ghề phải tẩy bỏ và mài nhẵn mặt, những chỗ bị rỗ phải đục tẩy hết phần bê tông xấu, dùng bàn chải sắt chải sạch mặt bê tông, dùng vữa Sika Grout để vá lại làm nhẵn mặt phải cùng màu với bê tông dầm.
Cáp dự ứng lực phải được làm sạch các chất dính bám như dầu, gỉ sắt và cac chất bẩn trước khi luồn vào ống gen. Cáp dự ứng lực phải luồn cẩn thận và đầu cáp phải được chế tạo sao cho luồn vào một cách dễ dàng để không làm hỏng ống gen, tại đầu chụp bó cáp có dùng thanh thép D13 làm dây dẫn và dây dẫn này có nhiệm vụ kéo bó cáp ở đầu dầm bên kia tạo cho quá trình luồn cáp được thuận lợi. Nếu việc luồn cáp ở đầu vào khó khăn thì sàn công tác sẽ được sử dụng để việc luồn cáp được dễ dàng hơn.
Kích, bơm phục vụ căng kéo phải được kiểm tra và chấp thuận trước khi sử dụng. - Neo đưa vào công trình đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định đạt các chỉ tiêu cần thí nghiệm và được tư vấn chấp thuận. Tấm bảo vệ được làm bằng tấm thép có kích thước 1x100x200 cm và được dựng sau kích với khoảng cách từ 2~2.5m có nhiệm vụ ngăn ngừa sự cố trong quá trình căng kéo và cắt cáp có thể xảy ra (Xem bản vẽ).
Chọn các vị trí A và C ở ván đáy của ván khuôn tại hai tim của neo căng kéo chiếu xuống và Điểm B trên ván khuôn ở vị trí giữa của dầm và đánh dấu lại sau đó Dùng máy thuỷ bình đo cao độ tại các vị trí này. Vạch từ các vị trí Avà C theo phương đứng lên dầm bằng dấu phấn màu để sau khi căng kéo để tính độ ngót của bê tông. Các bó cáp được căng kéo từ bó 1 trước để ép mặt lại sau đó kéo bó số 2 gần trục trung hoà và tuân thủ theo đúng thứ tự như sơ đồ hình vẽ dưới đảm bảo độ vồng của đầm được đẩy lên từ từ không gây nên sự bất thường của ứng suất làm nứt phía trên mặt dầm và tạo ra độ vồng ngang dầm không đều có thể lệch về một bên nào đó.
- Khi chuẩn bị căng kéo ta xác định tim dọc dầm bằng máy kinh vĩ đánh dấu tại 3 điểm giữa dầm và hai đâù dầm. - Trong suốt quá trình căng kéo sau mỗi bó thép cần phải kiểm tra vị trí của tim dọc dầm và xác định sai số về vị trí so với mốc ban dầu (nếu có). Cáp dự ứng lực sẽ được điều chỉnh dựa vào độ giãn dài và trị số áp lực đọc được.
- Kiểm tra máy nén khí và kiểm tra máy trộn, máy bơm đảm bảo hoạt động bình thường không xảy ra trục trặc. - Kiểm tra các lỗ tại đầu bát neo và dùng máy nén khí thổi sạch xem xét có sự tắc nghẽn trong ống gen. - Bơm nước vào rửa sạch trong ống gen và dùng máy nén khí thổi cho nước còn lại trong ống gen ra hết.
Lắp hai van vào bản đệm neo, neo ở hai đầu một bó cáp, van nối với ống dẫn vữa của máy bơm gọi là cửa vào, van ở đầu bên kia gọi là cửa ra. Khi thấy vữa ra ở van cửa ra thì khoá van cửa ra lại và tiếp tục bơm khi số đọc đồng hồ áp lực đạt áp suất từ 6 Kg/cm2 ÷ 8 Kg/cm2, tắt máy bơm và duy trì áp lực trong khoảng 2 phút thì đóng van cửa vào lại.