Thẩm định Dự án Xây dựng Công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp

MỤC LỤC

Tình hình thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng

Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng

Dự án đầu tư xây dựng là dự án có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Các dự án xây dựng có lĩnh vực đầu tư rất đa dạng, gồm: công trình công nghiệp, công trình dân dụng, công trình giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật; cùng với nhiều hình thức đầu tư như: đầu tư mới, đầu tư cải tạo, sửa chữa, đầu tư mở rộng…. Do đó, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định đặc biệt chú ý tới khía cạnh pháp lý của dự án: quyết định đầu tư, cho phép đầu tư; thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt; quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án; giấy phép xây dựng.

Dự án xây dựng công nghiệp thường đòi hỏi một khối lượng vốn lớn để đáp ứng các yêu cầu của quá trình tạo ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật cho giai đoạn khai thác, sử dụng sau này: xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, vật kiến trúc, mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị…. Về cơ bản, một dự án xây dựng công nghiệp khác so với các dự án xây dựng khác ở chỗ: dự án xây dựng công nghiệp đòi hỏi chuyên môn về quy trình công nghệ, về cơ khí, tự động hóa, an toàn ở mức độ cao. Do các dự án xây dựng công nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nên việc xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất, tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Xuất phát từ đặc điểm và quy mô, số lượng của các dự án xây dựng công nghiệp vay vốn tại ngân hàng mà công tác thẩm định dự án xây dựng công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. Kết quả thẩm định làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro; làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng. Việc thẩm định phải được thực hiện đầy đủ và toàn diện trên nhiều nội dung: thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định các tài sản đảm bảo; nhằm đảm bảo cho công tác thẩm định được tiến hành một cách khách quan, toàn diện.

Sản phẩm của các dự án xây dựng công nghiệp thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, khi thẩm định, cán bộ thẩm định cần phải nắm vững chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương, nắm vững các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước. Các dự án xây dựng công nghiệp thường có khối lượng vốn lớn, chi phí đầu vào có nhiều biến động, điều này đòi hỏi khi thẩm định, cán bộ thẩm định cần chú ý xem xét tổng mức vốn đầu tư, chi phí cho từng hạng mục công trình, máy móc, thiết bị của dự án. Vì vậy, khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định phải chú ý tập trung xem xét sự phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn, các giải pháp kiến trúc, kết cấu sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu sản xuất, kinh doanh của dự án.

Do đó, công tác thẩm định phải đưa ra được kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc cho vay hoặc từ chối cho vay.

Thực trạng công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng

- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với các dự án trong quyền phán quyết: kể từ khi ngân hàng nhận được đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, ngân hàng phải quyết định và thông báo việc cho vay hay không cho vay với khách hàng trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn. Đối với các dự án vượt quyền phán quyết: kể từ ngày ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, ngân hàng phải làm đầy đủ thủ tục trình lên ngân hàng No&PTNT cấp trên trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn.

Cán bộ thẩm định xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư…. Thẩm định tổng quát đối với các dự án xây dựng công nghiệp không chỉ là việc xem xét tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư, mà cán bộ thẩm định còn phải xem xét mục đích của dự án, quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư… để có được những hiểu biết tổng quan về dự án. Đối với các dự án xây dựng công nghiệp, khi thẩm định chi tiết, cán bộ thẩm định cần đặc biệt chú ý vào việc xem xét quy hoạch vùng, địa điểm, phương án xây dựng, mức độ phù hợp của công nghệ , thiết bị mà dự án lựa chọn, nguồn cung cấp nguyên vật liệu….

Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp cũng như các kinh nghiệm thực tế. Theo phương pháp này, trước tiên, cán bộ thẩm định phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như: giá cả nguyên vật liệu cho quá trình xây dựng: xi măng, sắt, thép… thay đổi khiến cho chi phí xây dựng thay đổi; giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của dự án thay đổi gây ảnh hưởng đến chi phí sản xuất; do cạnh tranh, giá bán giảm dẫn đến doanh thu giảm… Sau đó, cán bộ thẩm định dự kiến một số trường hợp bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án và đánh giá tác động của cá yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án. - Rủi ro ở giai đoạn thực hiện dự án: chậm tiến độ thi công, vượt tổng mức đầu tư, cung cấp dịch vụ kỹ thuật-công nghệ không đúng tiến độ, thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ….

Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án. Vận dụng phương pháp này thực chất là sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp như: phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia…để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, về giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Vận dụng tốt phương pháp này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kỹ năng tổng hợp các thông tin, dữ liệu từ điều tra trực tiếp, gián tiếp, từ các phương tiện truyền thông tin tức, từ các cơ quan quản lý chức năng….

Thẩm định khách hàng nhằm xem xét khách hàng có đủ điều kiện để cấp tín dụng, đầu tư hay không, có đáng tin cậy để cấp tín dụng, đầu tư không, có khả năng để thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các khoản tín dụng và đầu tư không.

Sơ đồ quy trình thẩm định
Sơ đồ quy trình thẩm định