MỤC LỤC
+ Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọc tuyến có mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên đòi hỏi phải có tính năng động lực và gia tốc cao. + Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện thường bố trí các thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều (Người lái- Hành khách) đầy đủ. + Nếu không thiết lập được mạng lưới VTHKCC hợp lý tương xứng với nhu cầu đi lại thì việc giải quyết mối giao lưu giữa các khu chức năng của đô thị phân bố cách xa trung tâm với công suất hành khách lớn sẽ là lực cản lớn đối với quá trình đô thị hoá.
+ Cùng với sự phát triển của đô thị là sự gia tăng nguy cơ gây ô nhiểm môi trường từ phía giao thông vận tải đô thị do cơ giới hoá vá cá nhân hoá phương tiện đi lại, đặc biệt là xu hướng phát triển xe máy và ôtô con. - Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên của vùng, đất đai và quy hoạch sử dụng đất, dân số, mức tăng trưởng dân số, mật độ dân cư, cơ cấu dân cư, mức tăng trưởng kinh tế của vùng để thấy được tình hình phát triển kinh tế của vùng và việc mở tuyến buýt mới có phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng không. - Điều tra về hệ thống giao thông vận tải: Hiện trạng mạng lưới đường, hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh, hệ thống vận tải (luồng, tuyến, phương tiện,…) có đảm bảo cho xe buýt hoạt động và dừng đỗ hay không.
- Điều tra về nhu cầu vận tải: Điều tra xuất hành (O-D), điều tra lưu lượng giao thông, điều tra đi lại trên các tuyến VTHKCC, điều tra thu nhập và sở hữu phương tiện cá nhân của dân cư, điểm thu hút phát sinh hành khách để tính toán nhu cầu đi lại của hành khách bằng xe buýt của vùng như thế nào, có đảm bảo cho việc mở tuyến buýt mới hay không. - Tuyến xe buýt phục vụ cho nhu cầu đi làm của công nhân các nhà máy, xí nghiệp,các khu công nghệp: đối tượng phục vụ chủ yếu của tuyến là công nhân đi làm hàng ngày (tuỳ theo ca làm việc mà bố trí xe chạy hợp lý). - Tuyến xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trên một tuyến xác định có biểu đồ giờ và thời gian chạy xe đều đặn từ sáng đến chiều: đối tượng phục vụ của tuyến là mọi người có nhu cầu đi lại trên tuyến từ đầu tuyến đến cuối tuyến hoặc đến các điểm thu hút mà tuyến đi qua.
Hành trình xe buýt là một phần của mạng lưới giao thông thành phố được trang bị các cơ sở vật chất kỹ thuật như: nhà chờ, điễm đầu cuối, biển báo, panô, cọc tiêu,…để cho xe buýt hoạt động và thực hiện chức năng vận chuyển hành khách từ vùng này sang vùng khác của thành phố. - Khái niệm: Điểm trung chuyển là một bộ phận của hệ thống giao thông tĩnh, mà tại đó hành khách có thể chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác hoặc giữa các phương tiện trong cùng một phương thức trong quá trình đi lại. + Về diện tích: Một điểm trung chuyển phải có đủ diện tích cần thiết, ngoài việc bố trí các công trình phục vụ hành khách và phương tiện tối thiểu để người sử dụng phương tiện có thể gửi phương tiện cá nhân chuyển sang phương tiện VTHKCC.
• Khái niệm: Lựa chọn phương tiện là sự đánh giá, so sánh các loại phương tiện với nhau trong điều kiện khai thác cụ thể nhằm phát huy tối đa năng lực của phương tiện, đạt được hiệu quả cao nhất, phù hợp với mục đích sử dụng phương tiện. - Hình thức chạy xe có hành trình rút ngắn: ở khu vực trung tâm thành phố vào giờ cao điểm, mật độ phương tiện lớn làm ảnh hưởng đến tốc độ của phương tiện, trong trường hợp này thì hành trình xe buýt được điều chỉnh sao cho không đi qua khu vực trung tâm thành phố. - Khái niệm: thời gian biểu chạy xe là một bảng thống kê cụ thể hóa các yếu tố thời gian của biểu đồ chạy xe được sắp xếp theo một trật tự phù hợp với mục đích nhất định (mục đích tổ chức lao động cho lái xe hoặc mục đích thông báo cho hành khách).
+ Nội dung của thời gian biểu phải chứa đựng đầy đủ các thông tin về thời gian của từng chuyến, lượt trên tuyến để lái xe và hành khách có thể nhận biết được nhiệm vụ của mình, cũng như để đi lại một cách nhanh chóng thuận tiện.
Tuyến nghiên cứu Trần Khánh Dư – Mê Linh ( Thanh Tước) nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân giữa nội thành và khu vực Hà Nội mới sáp nhập (Mê Linh). Tuyến bắt đầu tại BĐX Trần Khánh Dư (thuộc Quận Hoàn Kiếm), kết thúc tại Thanh Tước ( thuộc Huyện Mê Linh) và trong lộ trình thì tuyến còn đi qua một số quận, huyện khác như huyện Từ Liêm, Quận Hai Bà Trưng, Quận Cầu Giấy, Quận Đống Đa. Do vậy khu vực mà tuyến nghiên cứu chủ yếu là: Huyện Mê Linh, Quận Hoàn Kiếm và một số nét về Huyện Từ Liêm, Quận Hai Bà Trưng, Quận Cầu Giấy, Quận Đống Đa.
Trước đây Mê Linh là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc, đã có nhiều dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào huyện này như: Nhà máy ô tô Xuân Kiên, Công ty cửa sổ nhựa châu Âu, Nhà máy Bia Hà Nội, Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, Công ty cao su INOUE Việt Nam. Sau khi sáp nhập vào Hà Nội thì chính phủ vẫn có chủ trương phát triển Mê Linh để Mê Linh giữ vững vai trò là huyện kinh tế trọng điểm của thủ đô. Từ Liêm giáp hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng về phía tây; giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân về phía đông; quận Hà Đông và huyện Thanh Trì về phía nam; và huyện Đông Anh và quận Tây Hồ về phía bắc.
Quận có phía Đông giáp sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên, phía Tây chủ yếu giáp quận Đống Đa, một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân và phía Nam giáp quận Hoàng Mai, phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm. Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây Hà Nội được hợp bởi 4 thị trấn: Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Giấy (phường Quan Hoa) và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa. Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm, phía đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía nam giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp quận Cầu Giấy.
Mạng lưới đường mà tuyến Trần Khánh Dư – Mê Linh đi qua có dạng hỗn hợp, bao gồm nhiều loại tuyến đường khác nhau ( tuyến đường 1 chiều ở khu vực quận Hoàn Kiếm và tuyến đường 2 chiều ở các khu vực khác) với số làn xe tối thiểu là 2 làn xe (chiếm tỷ lệ thấp ) còn chủ yếu là 4 làn xe trở lên với chất lượng đường tương đối tốt đủ điều kiện để xe buýt lớn hoạt động. Tuyến đi qua rất nhiều các trường ĐH, CĐ và một số nhà máy, xí nghiệp, khu vui chơi giải trí…nên nhu cầu đi lại của người dân đặc biệt là học sinh, sinh viên bằng xe buýt là rất lớn. Hiện chưa có một tuyến nào đi qua trung tâm huyện Mê Linh, điểm xe buýt gần nhất nằm trên cao tốc BTL- NB cũng cách khoảng 5km, nên học sinh, sinh viên và công nhân viên…muốn vào trong nội thành để học tập, làm việc (và ngược lại) thì phải đi bằng phương tiện cá nhân rất khó khăn (do quãng đường xa).
Trên tuyến Trần Khánh Dư – Mê Linh có nhiều tuyến đi qua giúp trung chuyển hành khách từ tuyến này sang tuyến khác, nhưng đoạn đường trùng lặp của tuyến này với các tuyến khác ngắn nên không ảnh hưởng nhiều đến tuyến này. Để xác định được nhu cầu đi lại bằng xe buýt trong khu vực tuyến đi qua thì em đã điều tra khảo sát nhu cầu đi lại của người dân bằng xe buýt bằng phương pháp phỏng vấn người dân trong khu dân cư và tại các điểm dừng đỗ mà tuyến đi qua.