MỤC LỤC
Một là, Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn doanh thu thực tế: trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp đã hạch toán vào doanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán. Hai là, Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với doanh thu thực tế: Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chưa hạch toán vào doanh thu hết các khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán.
• Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh toán nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đã hạch toán nhầm vào các tài khoản khác;. Thứ nhất, DTBH và CCDV có liên quan đến chu trình bán hàng thu tiền, liên quan tới hoạt động chính của doanh nghiệp và do đó liên quan tới nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên BCĐKT và BCKQKD, cụ thể như các khoản tiền mặt, TGNH, các khoản phải thu, lợi nhuận chưa phân phối, các chỉ tiêu về thực hiện nghĩa vụ tài chính cảu DN, thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính: ”Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận có tuân thủ pháp luật có liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” (1,4) Bên cạnh mục tiêu kiểm toán chung, tuỳ thuộc vào chu trình kiểm toán cụ thể mà các mục tiêu được cụ thể hoá cho phù hợp. Mục tiêu phân loại và trình bày, nhằm hướng các nghiệp vụ bán hàng vào việc phân loại chính xác, sử dụng các TK chi tiết tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp để hạch toỏn; phõn loại rừ ràng cỏc khoản doanh thu từ bỏn hàng hoỏ dịch vụ ra bờn ngoài và doanh thu nội bộ doanh nghiệp; phân loại và trình bày chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu từ các nghiệp vụ bán hàng.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cũng khẳng định vai trò cần thiết của giai đoạn ban đầu này: “Kế hoạch kiểm toán trọng yếu phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn.” Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện các bước nhằm mục đích đảm bảo công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng tiến hành đạt hiệu quả và chất lượng cao. Để thông tin thu thập được đầy đủ và phù hợp với yêu cầu, KTV tiến hành các công việc như: Trao đổi với kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán năm trước, xem xét hồ sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán năm trước; tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động SXKD; xác định các bên hữu quan với khách hàng cũng như sử dụng ý kiến của chuyên gia khi tìm hiểu thông tin về khách hàng. KTV thực hiện các thủ tục nhằm đảm bảo hóa đơn được lập đầy đủ, số liệu được ghi chép chính xác, quá trình luân chuyển tuân thủ theo đúng quy định: Sử dụng bảng giá đã được xét duyệt để đối chiếu với đơn giá trên hóa đơn; Đối chiếu đơn đặt hàng với hóa đơn để xác định số lượng, chủng loại hàng hóa; Kiểm tra việc tính toán giá thanh toán trên hóa đơn cũng như kiểm tra tỷ suất thuế GTGT đối với từng mặt hàng.
Trong một số tình huống, tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp có thể bị vi phạm: Doanh nghiệp có khả năng chấm dứt hoạt động do lỗ quá nhiều, doanh nghiệp đang có những tranh chấp nghiêm trọng có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh… Nếu doanh nghiệp không cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này thì KTV có thê dựa trên mức độ trọng yếu của sự việc để ghi đưa ra ý kiến kiểm toán của mình đối với BCTC của đơn vị.
Sau đó toàn bộ file kiểm toán và báo cáo kiểm toán, thư quản lý sẽ được soát xét bởi Giám đốc kiểm soát chất lượng trước khi trình cho Partner incharge để soát xét và phát hành. Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn. Người chịu trách nhiệm soát xét cao nhất là Thành viên Ban giám đốc hoặc Giám đốc nghiệp vụ; Các kiểm toán viên hay trợ lý kiểm toán sẽ trực tiếp thực hiện các phần hành và được soát xét bởi những người có trách nhiệm cao hơn.
Dưới đây là bảng tổng hợp những người chịu trách nhiệm soát xét trong qui trình một cuộc kiểm toán cụ thể.
Theo điều lệ Công ty thì thời gian hoạt động của Công ty là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh, thời gian hoạt động có thể được gia hạn thêm khi được đại hội cổ đông thông qua và cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. Khi lập kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán đồng thời cũng là người tính các chỉ tiêu xác định mức độ trọng yếu, mức độ sai phạm cho phép đối với toàn bộ báo cáo tài chính, đối với từng khoản mục và đối với từng nghiệp vụ, như đã nêu ở trên về cách tính MPP, SMT và ADPT. [**]Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện các chính sách giá cả của hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển nhượng giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá trị thị trường nhằm tối thiếu hóa số thuế của công ty đa quốc gia trên toàn cầu.
Lựa chọn các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu từ Sổ chi tiết phần doanh thu tháng 12/2010, có giá trị lớn hơn ADPT=21.439.745 đ và xem xét các chứng từ liên quan bao gồm (hóa đơn thương mại, hợp đồng, ngày đáo hạn hợp đồng, thủ tục giao hàng, bằng chứng chấp nhận) để chắc chắn rằng doanh thu được ghi nhận đúng và đủ.
Khi xây dựng mô hình ước tính, KTV thu thập số liệu từ phòng kế toán, do đó, để kiểm tra độ chính xác của các thông tin thu thập được, KTV tiến hành đối chiếu sản lượng tiêu thụ trên báo cáo doanh số với chứng từ (hóa đơn bán hàng và phiếu. Trần Thành Nam Lớp: Kiểm toán 49A. xuất kho) để đảm bảo, doanh số bán hàng được ghi nhận là chính xác, và mô hình ước tính được xây dựng dựa trên cơ sở chính xác,hợp lý, làm căn cứ cho ý kiến kiểm toán về khoản mục doanh thu. [*] CFR: Cost and Freight, tức là người bán phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới cảng bên nước nhập khẩu, nhưng rủi ro về mất mát hàng hóa và hư hại đối với hàng hóa cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. Để nắm bắt được việc phân loại Doanh thu trong Công ty có đúng đắn hay không, KTV thực hiện một số thủ tục như: phỏng vấn (hỏi kế toán xem họ. Trần Thành Nam Lớp: Kiểm toán 49A. phân loại doanh thu như thế nào, công ty có bao nhiêu loại doanh thu,…); walk through (lấy một nghiệp vụ ghi nhận doanh thu và kiểm tra toàn bộ chứng từ gốc, quy trình hạch toán của nghiệp vụ này, xem xét nó được ghi nhận là Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là đúng đắn không?..)….
Từ các thủ tục kiển toán trên, KTV đưa ra kết luận về khoản mục doanh thu của khách hàng được ghi nhận hợp lý, chính xác.Việc thực hiện kiểm toán đối với khoản mục doanh thu của khách hàng ABC được thể hiện trên các giấy tờ làm việc Trình bày ở trên, những giấy tờ làm việc này sẽ được đưa vào phần mềm kiểm toán và in ra lưu lại trong hồ sơ kiểm toán năm.
1, Yêu cầu đơn vị rút kinh nghiệm trong việc ghi nhận Doanh thu bán hàng , phải đảm bảo đúng kỳ, không được ghi nhận sớm. 2, Theo ý kiến của tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng của điều chỉnh nêu trên thì khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã phản ánh trung thực, hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu.