Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

Vai trò của ngân hàng trong thanh toán quốc tế

Bằng các nghiệp vụ của mình, ngân hàng trở thành gạch nối giữa hai bên mua và bán, tùy thuộc vào mức độ quen biết, tin tưởng khác nhau giữa người mua và người bán, khối lượng và giá trị giao dịch của từng hợp đồng mà ngân hàng sẽ lựa chọn các phương thức thanh toán khác nhau như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. Trong xu thế toàn cầu hóa các hoạt động mậu dịch và tài chính hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi ngoài việc phải phù hợp với luật pháp của từng nước tham gia còn phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về thanh toán như Incoterm, UCP500 hay UCP 600…Thêm vào đó, những hàng rào về ngôn ngữ, phong tục tập quán thanh toán cũng đòi hỏi các ngân hàng phải là những chuyên gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có khả năng cung cấp những thông tin và lời khuyên, có kỹ năng soạn thảo hợp đồng quốc tế nhằm đưa đến việc ký kết hợp đồng thành công, tránh tối đa những tranh cãi, bất đồng có thể nảy sinh.

Các phương tiện thanh toán quốc tế

Để thống nhất cách hiểu và sử dụng Hối phiếu có các văn bản mang tính chất quốc tế như Công ước quốc tế ký năm 1930 tại Giơnevơ trong đó có luật điều chỉnh về Hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB), các nước tham gia ký kết Công ước đã đi đến thống nhất dùng định nghĩa Hối phiếu của Luật hối phiếu 1882 của nước Anh làm dẫn chiếu trong khái niệm hối phiếu của luật ULB. Theo đó: Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.

Các phương thức thanh toán quốc tế

Chuyển tiền bằng điện ( Telegraphic Transfer – T/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT (Society for Worldwid Interbank Financial Telecomunication – Hiệp hội liên lạc viễn thông quốc tế Tài chính Ngân hàng toàn thế giới). Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy nhiệm cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu có kỳ hạn) sẽ trao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng. Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác ( người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

L/C cho phép chiết khấu ( L/C Available by Negotiation): là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành ủy quyền cho một ngân hàng nhất định (trường hợp hạn chế - Restricted Negotiation) hoặc cho phép bất kỳ ngân hàng nào (trường hợp không hạn chế - Freely Negotiation) mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do người thụ hưởng xuất trình. L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại L/C trong đó có một điều khoản ghi rừ điều khoản đặc biệt ngõn hàng phỏt hành sẽ chuyển tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo (hay ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu) để thực hiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng, thông thường số tiền ứng trước tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị L/C và phải xuất trình chứng từ tại ngân hàng mà họ đã nhận tiền ứng trước và phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn quy định. Việc người bán giao hàng đúng theo yêu cầu của thư tín dụng cũng chính là người bán đã thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thương mại, do vậy quyền lợi của người mua cũng được đảm bảo vì họ sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu của thư tín dụng, cũng chính là theo yêu cầu của hợp đồng thương mại, bởi lẽ thư tín dụng được xác lập dựa trên các điều khoản của hợp đồng thương mại đã ký giữa hai bên.

Sơ đồ quy trình chuyển tiền
Sơ đồ quy trình chuyển tiền

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM

    Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ , Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bọ máy giúp việc bao gòm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rừ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống., Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, mạng lưới kinh doanh theo hướng tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh., Đổi mới công tác quản trị điều hành, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hoá các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng., Tập trung mọi nguồn lực đào tạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên mon hoá., tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ.

    Năm 2001 là năm đầu tiên Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại. Năm 2003 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đưa hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu quả cao Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đến cuối năm 2005, vốn tự có của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo… Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài mà Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam là 1,5 tỷ USD.

    SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT
    SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT