MỤC LỤC
Đến lượt nó, sự gia tăng của tổng cầu nhanh hơn sự gia tăng của tổng cung thì một mặt, nó làm tăng sức mua của xã hội, giảm thời gian lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển của vốn trong nền kinh tế, tăng GDP và tăng hiệu quả KTXH; mặt khác, mức dư cầu trên thị trường ở chừng mực nhất định làm tăng giá tiêu thụ hàng hóa ở mức độ vừa phải có tác động điều tiết mức tiêu dùng hợp lý hơn, đồng thời khuyến khích phát triển sản. Về nguyên tắc, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, song hiện nay với tư cách người chủ sở hữu hoặc người nắm giữ cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế, Nhà nước phải thực hiện chính sách quản lý để tăng hiệu quả nguồn vốn này hoặc thực hiện chuyển dần một bộ phận nguồn vốn này sang cho khu vực ngoài nhà nước thông qua thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực toàn xã hội.
Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, đối với các dự án sử dụng vốn ĐTPT, chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên; đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên. Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao, các Bộ và UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý phù hợp với kế hoạch KTXH và qui hoạch được duyệt, đã đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán NSNN hàng năm.
- Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả nhằm đạt được yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi NSNN cần thiết phải quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các nhiệm vụ chi của NSNN. - Xây dựng quy trình cấp phát chặt chẽ, hợp lý các khoản chi nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơ quan có thẩm quyền.
Quyết định Phê duyệt Chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt nền móng cho quá trình cải cách tài chính công, trong đó hàm chứa bước đột phá hướng tới quản lý theo kết quả hoạt động đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: “… thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng NS”. - Tổ chức khảo sỏt tỡnh hỡnh thực tế, phõn tớch, đỏnh giỏ rừ cỏc ưu nhược điểm, chỉ rừ cỏc vấn đề bất cập, vướng mắc của ĐMPBNS hiện hành và kết quả phân bổ NSNN; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành NS của một ngành, phân tích có hệ thống các căn cứ, mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân bổ NSNN (biên chế, quỹ lương, dân số, số học sinh, trình độ phát triển, yếu tố xã hội, đặc điểm vùng, đặc thù hoạt động của một ngành, sự thay đổi về chế độ chi tiêu, định hướng thay đổi cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ,…) trên cơ sở các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cấu thành chi phí hoạt động hoặc sản phẩm của từng ngành.
Quần thể di tích cố đô Huế là những kiệt tác về kiến trúc cung đình với những lâu đài, lăng tẩm, đền chùa, miếu mạo đã được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hóa của nhân loại là điều kiện hết sức thuận lợi để sớm phát triển trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Nhiều công trình quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc gia và khu vực như sân bay Phú Bài, bến số 1 cảng Chân Mây, hầm đường bộ Hải Vân, đường Hồ Chí Minh, khu du lịch Lăng Cô, đường phía tây thành phố Huế, đường Tự Đức - Thủy Dương, cửa ngừ Bắc, Nam qua thành phố Huế, hồ Truồi, đập Thảo Long, cỏc cầu: Chợ Dinh, Trường Hà; khu công nghiệp Phú Bài..; từng bước hình thành khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; hoàn thành cơ bản kiên cố hóa, tầng hóa các trường học, trạm y tế; nhựa và bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn, 537 km kênh mương cấp I.
+ Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu trình UBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn. Tham gia chủ trương đầu tư, thẩm định tài chính các dự án đầu tư do tỉnh quản lý; hướng dẫn các chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm theo qui định của Luật NSNN; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn NS tỉnh theo qui chế quản lý đầu tư, xây dựng kế hoạch điều chỉnh bổ sung, điều hòa vốn đầu tư thanh toán đối với các dự án đầu tư từ NSĐP.
Các giáo trình về kinh tế học, tài chính công, Luật NSNN và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật NSNN, các báo cáo thuyết minh dự toán, quyết toán thu chi NSNN, báo cáo đánh giá tình hình KTXH của tỉnh từ năm 2001 - 2006; kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2010, các quyết định về định mức phân bổ NSNN của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo nghiên cứu cơ cấu lại NSNN của Bộ Tài chính, các kết quả nghiên cứu bước đầu về phân bổ NS theo đầu ra, kết quả; các Nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND tỉnh về định mức phân bổ chi thường xuyên của NSNN năm 2004, về phân cấp NSNN từ năm 2004 – 2006; các báo cáo về công tác tài chính NS của Bộ Tài chính, báo cáo đánh giá kết quả công tác của các cơ quan, đơn vị…. - Phương phỏp khảo sỏt tỡnh hỡnh thực tế, phõn tớch, đỏnh giỏ rừ cỏc ưu nhược điểm, chỉ rừ cỏc vấn đề bất cập, vướng mắc của ĐMPBNS hiện hành và kết quả phân bổ NSNN; phân tích có hệ thống các căn cứ, mức độ của những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến quá trình phân bổ NSNN (biên chế, quỹ lương, dân số, số học sinh, trình độ phát triển, yếu tố xã hội, đặc điểm vùng, đặc thù hoạt động của một ngành, sự thay đổi về chế độ chi tiêu, định hướng thay đổi cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ,…) để từ đó xây dựng hệ thống các căn cứ, tiêu chí, phương pháp định lượng phân bổ NSNN một cách khoa học, hợp lý [8, 22].
Riêng số kiểm tra đối với cấp huyện thường có sự thay đổi lớn so với số giao dự toán chính thức do dự toán chi phụ thuộc nhiều vào khả năng tăng, giảm dự toán thu NSNN giao cho NS huyện hưởng theo phân cấp, nhất là chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất chiếm tỉ trọng khá lớn trong chi ĐTPT nhưng hay biến động khó lường phụ thuộc vào diễn biến của thị trường bất động sản; và do chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi kiến thiết thị chính… với nhu cầu tăng nhanh và chi tiền lương, phụ cấp, các chính sách xã hội cho cán bộ và người có công, các đối tượng xã hội…. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy nguồn thu sự nghiệp của một số đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực kinh tế thiếu ổn định; nhiều định mức chi sự nghiệp thuộc thẩm quyền của các Bộ và HĐND, UBND tỉnh ban hành trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động, đào tạo vận động viên thể thao, chi trong lĩnh vực y tế, văn hóa, chi cho việc lập các dự án công nghệ thông tin, xúc tiến đầu tư,..chậm được ban hành hoặc bổ sung sửa đổi.
Thực tế việc qui định bổ sung thêm ngoài định mức cho hoạt động của huyện ủy, HĐND và UBND huyện, đại hội các tổ chức đoàn thể, được bổ sung thêm ngoài định mức từ 400 – 700 triệu đồng; chi cho hoạt động của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và chi trang cấp theo chế độ, chi thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt được cấp có thẩm quyền giao… xuất phát từ đặc điểm hoạt động của các cơ quan này là phục vụ chung cho toàn tỉnh, toàn huyện là hợp lý, phù hợp với đặc thù của các đơn vị này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, do một số định mức chi còn thấp; hơn nữa, do nhà nước ban hành nhiều chính sách, chế độ mới, giá cả có xu hướng tăng nhanh, nhiều nhiệm vụ chi đột xuất nên trong các năm 2005 và 2006, UBND tỉnh đã bổ sung thêm kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ ngoài định mức như chi trả chênh lệch tiền lương và phụ cấp tăng thêm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 118/2005/NĐ-CP, Nghị định số 119/2005/NĐ-CP; tăng phụ cấp cán bộ xã không chuyên trách theo Nghị định số 121/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh, tăng 10% định mức chi hành chính; các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin để đảm bảo kinh phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, …hoạt động cho sự nghiệp y tế xã, kinh phí phòng chống dịch bệnh; hỗ trợ kinh phí cho một số huyện để đảm bảo cho các hoạt động khuyến công, khuyến nông, hỗ trợ phát triển làng nghề, phòng chống hạn mặn, kiến thiết thị chính huyện lỵ và đô thị Huế, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa đường giao thông.
Việc phân bổ kinh phí theo số biên chế, số đối tượng xã hội, số đài trạm dễ gây ra hiện tượng xin tăng biên chế hoặc tự xét duyệt tăng đối tượng trợ cấp xã hội, không khuyến khích việc tinh giản biên chế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt ở một số ngành còn thiếu căn cứ xây dựng định mức biên chế hợp lý thì việc phân bổ kinh phí theo biên chế càng bộc lộ nhiều nhược điểm. - Việc ghi vốn đầu tư hàng năm của nhiều công trình khi chưa được phê duyệt dự án hoặc phê duyệt thiết kế, dự toán, đấu thầu (23% số công trình),… là không theo đúng qui định của Chính phủ về điều kiện được ghi vốn đầu tư và đó là nguyên nhân đã gây ra tình trạng tập trung xây dựng vào cuối năm, chậm giải ngân vốn, thường xuyên phải điều chỉnh dự toán phân bổ vốn đầu tư.Việc điều chỉnh dự án đầu tư, thiết kế, dự toán còn khá phổ biến đã ảnh hưởng không tốt đến thực hiện kế hoạch đầu tư.
- Nguồn vốn CTMTQG, vốn XDCB theo mục tiêu với mức tăng bình quân 33,1%/năm và chiếm tỉ trọng 13,1% trên tổng chi NSNN, trong đó chi CTMTQG có tỉ lệ tăng bình quân hàng năm 12,8 % và vốn XDCB có tỉ lệ tăng 67,5 % là một kênh vốn hết sức quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số mục tiêu cấp bách về phát triển KTXH của tỉnh, nhất là mục tiêu về giáo dục, đào tạo, văn hóa, phòng chống các bệnh xã hội, xóa đói giảm nghèo…. - Vốn trung ương bổ sung có mục tiêu cho ĐTPT hạ tầng khu kinh tế, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, hạ tầng thủy sản, kiến cố hóa trường học, hạ tầng các xã nghèo bãi ngang, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin với qui mô vốn tăng nhanh trong những năm gần đây và đạt tỉ trọng 58% chi ĐTPT từ nguồn NSNN cho thấy ý nghĩa to lớn của các chương trình này đối với địa phương.