Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU .1 Chính sách

Chính sách cụ thể

Ngoài việc thực hiện các chính sách trên, Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 còn xác định các chính sách đối với xuất khẩu thủy sản như sau: Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn, trong đó có các trung tâm chế biến thủy sản ở các tỉnh trọng điểm; đầu tư hệ thống chợ thủy sản tại các vùng và địa phương trọng điểm nghề cá, các chợ biên giới Việt-Trung, hiện đại hóa hệ thống thông tin nghề cá. Ngân sách nhà nước hàng năm hỗ trợ kinh phí để thực hiện các công việc liên quan đến kiểm soát an toàn vệ sinh thủy sản vì mục tiêu sức khỏe của người tiêu dùng; các hoạt động xúc tiến thương mại chung cho sản phẩm thủy sản Việt Nam (xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ, quảng bá thương hiệu chung cho các sản phẩm thủy sản chủ lực, đào tạo về marketting); hỗ trợ hình thành và hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu mối tại các thị trường trọng điểm; thực hiện các chiến dịch truyền thông và quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam và các hoạt động khác về xúc tiến thương mại phục vụ cho lợi ích chung của ngành thủy sản.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

    Cảng tổng hợp này có khả năng tiếp nhận các tàu trọng tải đến 50.000 DWT phục vụ giao lưu hàng hoá với vùng hấp dẫn lớn (hậu phương rộng) gồm khu Bắc miền Trung, tiếp chuyển hàng hoá quá cảnh của Lào, Campuchia và miền Trung Thái Lan, phục vụ cho du lịch quốc tế đường biển. Thừa Thiên Huế còn có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến đảo Sơn Chà là vùng biển đa dạng sinh học, khu vực có nhiều thủy sản có giá trị cao như tôm hùm, cá mú … và là nơi có nguồn tôm, cá bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống và rất thuận lợi cho việc bảo tồn, phát triển nuôi các loại thủy sản quý như tôm hùm, ngọc trai.

    ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

      Chương trình đánh bắt xa bờ tuy chưa có hiệu quả nhưng là bước phát triển quan trọng nghề cá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo sự chuyển đổi quan trọng trong nhận thức của ngư dân từ khai thác sông đầm và đánh bắt ven bờ là chủ yếu sang tăng cường đầu tư khai thác xa bờ, giảm áp lực khai thác gần bờ, trong đầm phá, vừa kết hợp tổ chức việc đánh cá trên biển, vừa tổ chức được lực lượng dân quân trên các tàu đi biển để nắm tình hình an ninh trên biển hàng ngày. Đại học Huế có 7 trường thành viên, ngoài ra còn có thêm Đại học dân lập Phú Xuân và các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học với đội ngũ giáo viên đông và chất lượng cao; có địa bàn tuyển sinh trong cả nước, quy mô trên 63.000 sinh viên, bao gồm các hệ đào tạo chính quy, tại chức, từ xa, …, ngành đào tạo đa dạng với 73 ngành đào tạo bậc đại học, 54 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, 33 chuyên ngành bác sỹ chuyên khoa C1, C2 và nội trú, 16 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ.

      Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế
      Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế

      PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .1. Phương pháp luận

        Từ số liệu sơ cấp thu thập được qua điều tra, dùng phần mềm thống kê SPSS để thống kê mô tả về tần suất (tỷ lệ phần trăm), phân tích phương sai ANOVA với mức ý nghĩa α = 0,05 (ứng với độ tin cậy 95%) để tính mức điểm trung bình của các đánh giá về các chỉ tiêu nghiên cứu và kiểm định sự khác biệt của các ý kiến đánh giá theo độ tuổi, số năm công tác, giới tính, trình độ chuyên môn đối với mức điểm trung bình. Từ đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đánh giá về tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, công tác tạo nguồn nguyên liệu, về thị trường xuất khẩu, công tác xúc tiến thương mại, chất lượng và kiểm định chất lượng… Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để nghiên cứu các yếu tố trong mối liên hệ với nhau, phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến những chỉ tiêu kết quả cần nghiên cứu.

        Bảng 2.5: Kết quả thu thập phiếu phỏng vấn
        Bảng 2.5: Kết quả thu thập phiếu phỏng vấn

        THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2001-2005

        VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN THỪA THIÊN HUẾ

          Số liệu ở bảng 3.6 và bảng 3.7 cho thấy, mức đánh giá trung bình về thời gian tổ chức sản xuất của doanh nghiệp là 3,48; với kiểm định ANOVA cho kết quả: không có sự khác biệt hoặc ít có sự khác nhau trong ý kiến đánh giá giữa các nhóm trình độ, giới tính, độ tuổi, số năm công tác của người tham gia đánh giá (P.value > 0,05); tương ứng với thời gian tổ chức sản xuất của doanh nghiệp trong khoảng giữa mức thường xuyên cả năm và sản xuất theo mùa vụ, hơi nghiêng về ý kiến đánh giá ở thời gian tổ chức sản xuất thường xuyên cả năm (với tỷ lệ 52,31%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn có những hạn chế cần khắc phục đó là: công tác đầu tư đổi mới công nghệ chưa được quan tâm đúng mức; chưa tạo ra mối liên hệ thường xuyên, gắn bó với đơn vị cung cấp nguyên liệu; sản phẩm xuất khẩu đang còn ở dạng sơ chế, giá trị tăng thêm kết tinh trong sản phẩm không cao; mặt hàng xuất khẩu chủ yếu không đa dạng và chưa gắn với nguồn nguyên liệu “tại chỗ” mà địa phương có thế mạnh; trong đó nguồn nguyên liệu tôm trên địa bàn có diện tích,.

          Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về mối liên hệ
          Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về mối liên hệ

          CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU Bảng 3.9: Thị trường xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế

            Tuy vậy, Những hạn chế của doanh nghiệp Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua về khai thác, thâm nhập thị trường mục tiêu như: sản phẩm xuất khẩu vào thị trường mục tiêu chỉ có một hoặc một vài loại sản phẩm, kênh phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng chưa được phát triển đa dạng, vi phạm về quy định quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường mục tiêu … một mặt cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm chưa cao, mặt khác cho thấy mức độ hiểu biết về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là chưa thực sự đầy đủ. Trong đó: thị trường Mỹ có nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 10,6 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Mỹ chỉ chiếm 5,8% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ; thị trường châu Âu (EU): nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 34 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào EU chỉ chiếm 1,3% kim ngạch nhập khẩu của EU; thị trường Nhật Bản: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 12 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Nhật Bản chỉ chiếm 6,8% kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản.

            Bảng 3.10: Kết quả đánh giá về công tác thu thập thông thị trường
            Bảng 3.10: Kết quả đánh giá về công tác thu thập thông thị trường

            VỀ CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

              Trên thực tế, công tác chào hàng, quảng cáo thương mại chưa được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện, hoặc thực hiện ít có hiệu quả; việc thực hiện chủ yếu thông qua hai hình thức: cử đoàn trực tiếp đến tận thị trường để giới thiệu và thông qua các phương tiện hiện đại; trong đó, việc giới thiệu trực tiếp còn quá ít do thường phát sinh chi phí cao, quảng cáo thông qua các phương tiện hiện đại mới được các doanh nghiệp tiếp cận bước đầu, chủ yếu thông qua công cụ như fax, thư điện tử (e-mail), cả hai doanh nghiệp đều chưa sử dụng website. Trên thực tế, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế chưa tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về hàng thuỷ sản; một mặt do các hoạt động này đòi hỏi chi phí khá lớn, nhân lực tham gia cần có trình độ ngoại ngữ cao, có kiến thức và kỹ năng tiếp thị tốt trong khi tiềm lực tài chính, nhân lực của doanh nghiệp cũn hạn chế; mặt khỏc cho thấy nhận thức của doanh nghiệp chưa thấy rừ tỏc động của công tác này đối với hoạt động xuất khẩu.

              VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

                Trong các hệ thống quản lý chất lượng, HACCP là hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm được công nhận trên toàn thế giới như một biện pháp kiểm soát có hiệu quả an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu; công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng ngày càng cao của các thị trường, các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần phải triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp, trong đó cần chú trọng đến việc nghiên cứu, áp dụng HACCP là hệ thống quản lý chất lượng được công nhận trên toàn thế giới về kiểm soát an toàn thực phẩm. Các vấn đề mà doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện để đạt được trong thời gian tới là: nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng rộng rãi các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp; tăng cường thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến; tăng cường kiểm soát chất lượng nguyên liệu; thống nhất với các đối tác về thời gian, địa điểm, cơ quan kiểm nghiệm chất lượng hàng xuất khẩu đảm bảo phù hợp với quản lý chất lượng của thị trường xuất khẩu, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản.

                Bảng 3.20: Kết quả đánh giá về công tác kiểm vệ sinh thực phẩm
                Bảng 3.20: Kết quả đánh giá về công tác kiểm vệ sinh thực phẩm

                CÁC HỖ TRỢ CHO DOANH NGHIỆP

                Tóm lại, trước yêu cầu quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm của thị trường mục tiêu và các thị trường lớn; có thể đánh giá rằng, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Thừa Thiên Huế đã đánh giá được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đã quan tâm đến việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. 1,88; 1,54; 1,52; 1,92; 2,77 với kiểm định ANOVA hoàn toàn không có sự khác biệt hoặc chỉ có sự tương đối khác biệt trong đánh giá của các nhóm đối với các vấn đề nghiên cứu; tương ứng với đa số chuyên gia đánh giá doanh nghiệp cần thiết và rất cần thiết được hỗ trợ về vốn (87,69%); 56,92% đánh giá doanh nghiệp rất cần thiết được hỗ trợ về công nghệ và thông tin thị trường; 55,38% đánh giá doanh nghiệp cần thiết được hỗ trợ về cung cấp nguyên liệu, 46,15% người được hỏi đánh giá doanh nghiệp cần thiết được hỗ trợ về các vấn đề khác, trong đó ưu tiên hỗ trợ giải quyết nhất cho doanh nghiệp hiện nay là về vấn đề công nghệ (78,46% chuyên gia đánh giá là quan trọng và rất quan trọng).

                Bảng 3.26: Kết quả đánh giá về những vấn đề cần hỗ trợ
                Bảng 3.26: Kết quả đánh giá về những vấn đề cần hỗ trợ

                TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

                PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

                  Với vai trò, vị trí quan trọng của tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005-2010 đã xác định mục tiêu, phương hướng tổng quát đến năm 2010 [36, 50] như sau: “Phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế sớm ra khỏi tỉnh kém phát triển, trở thành tỉnh phát triển mạnh của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước”. Đồng thời cũng xác định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu cho ngành thủy sản nói chung và hoạt động xuất khẩu thủy sản nói riêng [36, 56-57], cụ thể như sau: “Quy hoạch, sắp xếp tổng thể ngành thủy sản; xác định cơ cấu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù, tài nguyên thủy sản.

                  NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

                    Quá trình kêu gọi đầu tư cần chú trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài là các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia nắm giữ công nghệ chế biến thủy sản hiện đại, có hệ thống phân phối, tiêu thụ rộng trên thị trường thế giới để tiếp cận nền công nghệ chế biến hiện đại của thế giới; các nhà đầu tư trong nước có năng lực tài chính, công nghệ cao, thương hiệu nổi tiếng, kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề với cơ cấu hợp lý trong cả đội ngũ quản lý và lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh; chú trọng việc thu hút đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao; có năng lực ứng dụng mô hình quản lý khoa học và có kỹ năng quản trị tiên tiến nhằm tạo nền tảng vững chắc để nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, không ngừng nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm; tích cực tham gia vào dây chuyền phân công lao động quốc gia và quốc tế, từng bước vươn lên chiếm lĩnh những công đoạn quan trọng, có giá trị tăng thêm cao trong “chuỗi giá trị” toàn cầu.