Xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

MỤC LỤC

Những nhân tố cơ bản qui định sự hình thành nhân cách đạo đức của sinh viên

Khi có tác nhân đạo đức tích cực, đặc biệt là những tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách đạo đức của sinh viên sẽ phát triển theo hướng thuận lợi, ngược lại họ dễ bị suy thoái, lôi kéo trước những tác nhân tiêu cực.Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, sinh viên dễ bị những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội tác động làm mất định hướng giá trị, làm giảm lòng tin vào chế độ xã hội, vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào con đường phát triển đất nước. Nếu có sự quan tâm thường xuyên, đầy đủ đối với họ, kịp thời phát hiện và giải quyết những nhu cầu chính đáng của họ một cách thỏa đáng, đồng thời phát hiện kịp thời những nhân tố xấu đã và đang tác động đến sinh viên, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu thì chúng ta hoàn toàn có thể giúp họ tránh được những ảnh hưởng xấu của những điều kiện khách quan.

Xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên là đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

"Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc" [9, tr. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII khẳng định: "Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững" [10, tr.

Xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của chính bản thân đội ngũ này trong giai đoạn cách

Họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có tri thức, năng lực làm chủ khoa học - công nghệ tiến tiến, có khả năng đổi mới và hiện đại hóa những công nghệ truyền thống, từng bước xây dựng công nghệ mới, hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể Việt Nam. Vì thế việc giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa giữa công tác "dạy người, dạy chữ và dạy nghề" trong đó "dạy người" là mục tiêu cao nhất để đào tạo ra chất lượng người trí thức mới phục vụ cho mục tiêu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một yêu cầu cấp bách.

Nội dung yêu cầu của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Lênin đã chỉ ra rằng giáo dục đạo đức để hình thành trong mỗi người nhân cách đạo đức tốt đẹp không phải là một việc làm đơn giản, không chỉ là nói cho họ nghe những bài diễn văn, những lời êm ái hay đưa ra những phép tắc đạo đức khi sinh viên bị đóng khung trong các nhà trường và xa rời cuộc sống. Đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay dưới tác động của cơ chế thị trường có những biến đổi theo xu hướng tích cực và tiêu cực, nhưng nhìn chung xu hướng phát triển tiến bộ vẫn là cơ bản, chủ đạo; tuy có một bộ phận sinh viên có cách nhìn lệch lạc, tiếp thu lối sống tiêu cực, suy thoái về đạo đức, đi vào con đường nghiện hút.

Thực trạng nhân cách đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay Việc đánh giá đúng thực trạng nhân cách đạo đức sinh viên hiện nay

Đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay dưới tác động của cơ chế thị trường có những biến đổi theo xu hướng tích cực và tiêu cực, nhưng nhìn chung xu hướng phát triển tiến bộ vẫn là cơ bản, chủ đạo; tuy có một bộ phận sinh viên có cách nhìn lệch lạc, tiếp thu lối sống tiêu cực, suy thoái về đạo đức, đi vào con đường nghiện hút.. Xã hội nói chung và công tác đào tạo - giáo dục nói riêng cần có những biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY. Việc đánh giá đúng thực trạng nhân cách đạo đức sinh viên dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường, cả những nguyên nhân và xu hướng biến đổi của nó là cơ sở để chúng ta đề ra những giải pháp khả thi nhằm xây dựng nhân cách đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Thực trạng nhân cách đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay. trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp và tương lai của bản thân và đất nước" [10, tr. Từ những số liệu khảo sát thực tiễn, chúng tôi phân tích thực trạng nhân cách đạo đức sinh viên trên các mặt cơ bản của nhân cách đạo đức sinh viên:. - Lý tưởng, niềm tin và tri thức đạo đức;. - Nhận thức và hành vi trong học tập;. - Tính tích cực xã hội của sinh viên. a) Lý tưởng, niềm tin và tri thức đạo đức. Có tri thức đạo đức (kinh nghiệm và lý luận) giúp cá nhân có nền tảng vững vàng để hiểu sâu sắc những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức xã hội và biến những yêu cầu ấy thành những hành vi đạo đức trong hiện thực. Sinh viên là một tầng lớp được trang bị tri thức nói chung và tri thức đạo đức nói riêng rất căn bản, hệ thống, toàn diện và có định hướng. Có thể nói đây là vấn đề then chốt hình thành lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lý tưởng đạo đức trong sáng và niềm tin vững chắc vào tương lai của mình trong mỗi sinh viên.Tri thức của sinh viên trong thời đại ngày nay được tăng lên đáng kể, quá trình cập nhật tri thức mới rất đa dạng và phong phú: từ nhà trường, từ thầy cô, bạn bè, từ các phương tiện thông tin đại chúng.. Đặc biệt, từ khi Đạo đức học Mác - Lênin trở thành môn học chủ đạo trong. chương trình đại cương ở đa số trường đại học, cao đẳng đã trang bị cho sinh viên một hệ thống tri thức đạo đức cơ bản nhất giúp mỗi sinh viên làm chủ năng lực nhận thức, đánh giá và năng lực thực hiện những hành vi đạo đức của mình. Bên cạnh sự phong phú, đa dạng về bề rộng, chiều sâu của văn hóa các nước, thì quá trình giao lưu văn hóa cũng đang làm phức tạp thêm quá trình hình thành nhân cách đạo đức sinh viên. Những giá trị, những phản giá trị đạo đức truyền thống, những chuẩn mực đạo đức đã lạc hậu trong hiện tại, nhiều khi vẫn được nhìn nhận như là giá trị, còn những chuẩn mực đạo đức đang hình thành nhưng chưa đủ hiệu lực như một giá trị trong định hướng nhân cách đạo đức cho sinh viên. Những sinh viên không được trang bị tri thức đạo đức đầy đủ, toàn diện dễ bị lầm lẫn, không hiểu đâu là những giá trị chân chính, đâu là những giá trị giả hiệu, không định hướng trong việc tiếp nhận những giá trị đạo đức chân chính. Tuy nhiên, bản thân tri thức và tri thức đạo đức không phải là thế giới quan, không phải là quan niệm sống. Nó chỉ là chất liệu cần phải được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm sống, bằng tính tích cực tư duy của con người, không thể chuyển thành những nguyên tắc có khả năng quyết định tư chất của con người. Thông thường tri thức biến thành thế giới quan khi nó có tính chất của quan niệm. Quan niệm sống và nguyên tắc là cơ sở của phương hướng ổn định của cá nhân, là cơ sở tổ chức hoạt động sống của cá nhõn. Rừ ràng là vậy, trong cuộc sống cú những người làm luật nhưng vẫn vi phạm phỏp luật, cú những người hiểu rừ những yờu cầu, nguyờn tắc, chuẩn mực đạo đức nhưng vẫn không phải là con người có đạo đức.. Đó là vấn đề tại sao cần phải biết áp dụng tri thức vào giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn cuộc sống. b) Nhận thức và hành vi trong học tập. Học tập chẳng những là nhu cầu khách quan, nhu cầu của xã hội đối với mỗi người nói chung và sinh viên nói riêng, mà học tập còn là nhu cầu nội tại của mỗi người. Học tập, đó chính là quá trình định hướng quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, nhân cách đạo đức ở sinh viên. Tuyệt đại đa số sinh viên đều nhận thức đúng đắn nhiệm vụ học tập của mình. Học để nắm vững tri thức, nâng cao hiểu biết cho mình, cho xã hội. Học tập để trang bị cho mình một ngành nghề để nuôi sống mình, gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội, đất nước. Nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập, sinh viên có động cơ học tập nghiêm túc, khoa học, chủ động trong học tập, lo lắng đến kết quả học tập. Điều đó biểu hiện trong các hành động:. Để chuẩn bị tri thức nghề nghiệp cho tương lai, nhiều sinh viên cùng một lúc học hai trường đại học với các chuyên ngành khác nhau. Ngoài ra sinh viên còn tận dụng thời gian dỗi học thêm tin học, ngoại ngữ và nhiều môn khoa học khác đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Động cơ học tập của sinh viên hiện nay còn được phản ánh qua động cơ chọn ngành nghề học. - 14% chọn ngành, nghề có điều kiện phát triển những năng lực cá nhân. Như số liệu điều tra ở trên có khoảng 80% số sinh viên chọn ngành, nghề có động cơ đúng đắn, xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân và xã hội, mà ít chạy theo những ngành nghề có thu nhập cao nhưng không phù hợp với khả năng. Điều này tạo ra một tâm lý yên tâm, ổn định, hứng thú trong quá trình học tập. Động cơ học tập của sinh viên còn được thể hiện ở ý thức học tập. Như vậy, tư tưởng bình quân chủ nghĩa trong ý thức học tập của sinh viên đã được khắc phục nhiều. Tỷ lệ sinh viên có thái độ học tập tích cực, có học lực khá giỏi có chiều hướng tăng. Nhiều sinh viên đã mạnh dạn, tích cực tham gia vào nghiên cứu khoa học, một công việc mới mẻ đầy tính mạo hiểm và gian nan. Nhiều đề tài trong số đó đã đạt giải thưởng của quĩ VIFOTEC, giải thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ tính riêng các trường đại học ở Hà Nội đã có 195 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đạt giải cấp Bộ [56, tr. Bên cạnh đại đa số sinh viên nhận thức và có động cơ học tập đúng đắn thì còn không ít những sinh viên chỉ học những môn chính, học những ngành mà ra trường dễ có thu nhập cao. Do phải đi học thêm, làm thêm nhiều dẫn đến tình trạng học lệch, chỉ tập trung vào các môn thi cử, sinh viên bỏ tiết, đi học muộn đối với những môn học ít liên quan đến nghề nghiệp sau này nhưng lại rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, nhân cách, nhân cách đạo đức như Triết học, Đạo đức học..Nhìn chung, chất lượng học tập của sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đất nước. Nhận thức và động cơ học tập là yếu tố quyết định tinh thần học tập của mỗi sinh viên. Phần lớn sinh viên hiện nay có tinh thần học tập chăm chỉ, tận dụng hết thời gian và khả năng cho phép để học tập, nhưng còn không ít sinh viên chưa có thái độ và tinh thần học tập nghiêm túc, học với tinh thần "trung bình chủ nghĩa", "miễn là qua", học đối phó, học tủ. Một bộ phận sinh viên ấy hoặc bỏ tiết, trốn học, hoặc đi học muộn. Điều tra xã hội học tại các trường đại học phía bắc với câu hỏi: Sinh viên có đi học muộn không ? có 13% cho đây là hiện tượng phổ biến, 46% phần lớn có đi học muộn, 35% cho đây là hiện tượng không nhiều lắm, chỉ có 5% khẳng định chỉ có trường hợp cá biệt mới phải đi học muộn [47, tr. Như vậy, sinh viên đi học muộn đang là một hiện tượng phổ biến tại các trường đại học, đã có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy trong nhà trường. Bên cạnh việc phát huy tính kỷ luật tự giác của sinh viên, nhà trường và giáo viên cần có biện pháp cụ thể để khắc phục hiện tượng trên, nếu không sẽ hình thành trong sinh viên nếp sống lề mề, chậm chạp, không có kỷ cương.. Đây là những tác phong không phù hợp với yêu cầu của nhịp sống công nghiệp hiện nay. Tinh thần học tập được thể hiện trên cả hai mặt: học tập trên lớp dưới sự hướng dẫn của thầy cô và tự nghiên cứu ngoài giờ. Trong số sinh viên được hỏi về tinh thần học tập trên lớp chỉ có 11% cho là có tinh thần học tập tích cực, 78% đồng ý với ý kiến có nhiều bạn tích cực, nhưng cũng có nhiều bạn lười, 10% cho là có quá nhiều bạn lười. Chúng ta đều biết rằng, học ngoài giờ là một hoạt động không thể thiếu được ở người đi học. Đây là thời gian trau dồi lại những kiến thức đã tiếp thu trên lớp, biến thành những tri thức của riêng mình, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Kết quả điều tra cho chỳng ta thấy rừ, tinh thần học tập của sinh viờn chưa cao, còn bỏ phí quá nhiều thời gian và điều kiện để học tập. Do không có tinh thần học tập nghiêm túc, chỉ học đối phó, học cho xong nên hiện tượng sinh viên không học, đến kỳ thi là mang sách ra phô tô, quay cóp, giở sách đã trở thành một tệ nạn trong thi cử. Việc vi phạm qui chế thi, mà sâu xa hơn là quá trình đào tạo những sinh viên chỉ "dán mác" bằng cấp mà không có nội dung tri thức là điều không thể tránh khỏi. Khi được hỏi bạn có thấy bạn mình làm những việc sau đây không?. Số liệu điều tra phản ỏnh rừ ràng rằng, dự Qui chế của Bộ Giỏo dục - Đào tạo đã qui định nếu mang tài liệu vào phòng thi là bị hủy bài thi nhưng vẫn có đến 48% số sinh viên cố tình vi phạm qui chế thi. Số sinh viên có ý thức chấp hành qui chế thi chỉ chiếm một con số khiêm tốn 14% tương ứng với số sinh viên có tinh thần học tập tích cực ở số liệu điều tra trên. Một tệ nạn xã hội xuất hiện trong quá trình thi cử đó là tệ đi thi hộ, thi hộ vào đại học, thi hộ hết môn, thi hộ không chỉ ở trong trường mà sinh viên trường này đi thi hộ sinh viên trường khác.. Xảy ra tình trạng này cũng có một phần do các cán bộ, giám thị chưa nghiêm túc trong khi làm nhiệm vụ, tạo điều kiện cho sinh viên vi phạm qui chế thi. Đạo đức học đường xuống cấp đang đặt ra những vấn đề bức xúc. Bởi vì, quá trình học tập, quá trình đào tạo không chỉ là quá trình hình thành tri thức lý luận, tri thức khoa học, mà đồng thời còn là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng những nhân cách đạo đức tốt đẹp trong mỗi con người. Lênin đã dạy: phải làm cho toàn bộ sự. nghiệp giáo dục, rèn luyện và dạy dỗ thanh niên ngày nay trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộng sản trong thanh niên. c) Tính tích cực xã hội của sinh viên.

Biểu 2.1: Sinh viên tham gia các hình thức sinh hoạt
Biểu 2.1: Sinh viên tham gia các hình thức sinh hoạt

Xu hướng biến đổi của nhân cách đạo đức sinh viên hiện nay Xác định xu hướng biến đổi của nhân cách đạo đức sinh viên là việc

Nguyên nhân chủ yếu tạo lên thực trạng của nhân cách đạo đức sinh viên là do tác động của nền kinh tế thị trường, xã hội còn nhiều hiện tượng tiêu cực, do sự buông lỏng trong giáo dục đạo đức của gia đình, điều hành pháp luật chưa nghiêm và sự thiếu gương mẫu của thế hệ trước đối với các thế hệ sau. Các giải pháp đó được xây dựng trên cơ sở quán triệt sâu sắc về vấn đề phát triển con người toàn diện, về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực hiện đúng mục tiêu xây dựng con người mới Việt Nam, mục tiêu đào tạo đại học mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Đổi mới công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên

Những giá trị đạo đức truyền thống phải được đánh giá lại, đổi mới và bổ sung cho phù hợp với điều kiện hiện nay, như lòng yêu nước, tính trung thực, lòng vị tha,tinh thần kỷ luật..Đồng thời, khẳng định tính phổ biến của những chân giá trị mới, góp phần làm nên sự phát triển của dân tộc, thành công của công cuộc đổi mới đất nước hôm nay như: học vấn, sáng tạo, sức khỏe, tự lập, lòng tự trọng. Giáo dục pháp luật có một vai trò quan trọng trong việc đổi mới công tác giáo dục đạo đức.Về bản chất, giáo dục pháp luật là một hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, nhằm tác động lên đối tượng giáo dục hình thành trong họ những tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.

Nâng cao vai trò của các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều hoạt động sáng tạo thúc đẩy các phong trào "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước" và đặc biệt từ năm 2000, năm thanh niên Việt Nam phong trào "Thanh niên tình nguyện" đã thu hút đông đảo sự tham gia của sinh viên các trường trong cả nước. - Thứ tư, trong quá trình triển khai các hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy cùng cấp, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần có sự kết hợp đồng bộ liên hệ chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường và với Công đoàn phòng Công tác chính trị ..để có những hoạt động phối hợp trong toàn trường, tăng hiệu quả công tác vận động, giáo dục cho sinh viên.

Phát huy tính tích cực xã hội của sinh viên, góp phần xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên

Lờ nin cũn chỉ rừ: "chỳng ta chỉ cú thể xây dựng chủ nghĩa cộng sản từ tổng số những kiến thức, các tổ chức và thiết chế bằng các số dự trữ nhân lực và vật lực mà xã hội cũ để lại cho chúng ta thì chúng ta mới có thể bằng những cố gắng của thế hệ trẻ đạt được kết quả là xây dựng lên. Trong thực tế có một bộ phận sinh viên có nhu cầu mặc đẹp, ăn ngon nhưng không lao động, thích cuộc sống tự do, buông thả, coi thường những qui định chung của xã hội..Để đạt được những ham thích này, họ chủ động, năng động, thậm chí làm bằng mọi cách thỏa mãn.