MỤC LỤC
Trường đã xây dựng Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015 - tầm nhìn 2020; về tầm nhìn đến năm 2020, Chiến lược nờu rừ: “Xõy dựng trường CĐCĐ Đồng Thỏp là cơ sở đào tạo chất lượng, hiệu quả đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực phục vụ chiến lược phát triển KT-XH của địa phương; phát huy đặc trưng loại hình nhà trường cộng đồng, mở rộng cơ hội thoả mãn nhu cầu học tập, đào tạo, bồi dưỡng và học tập suốt đời của cộng đồng. Việc tìm ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo với doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn mới là hết sức cấp thiết nhằm thực hiện chiến lược của trường, xuất phát từ yêu cầu trên tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp” nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu XH, góp phần phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh ĐT và sự phát triển của trường CĐCĐ Đồng Tháp định hướng đến năm 2020.
Thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật - công nghệ cho cộng đồng, tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và xác lập vị trí nhà trường là tốp đầu một trong những trường CĐ, ĐH vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
+ Phương pháp điều tra: dùng anket để thu thập thông tin hiện trạng tổ chức hoạt động liên kết đào tạo giữa trường CĐCĐ Đồng Tháp với các DN. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phân tích rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của các Trường CĐCĐ hiện nay để có định hướng cho việc phát triển liên kết đào tạo với doanh nghiệp và trường CĐCĐ Đồng Tháp trong giai đoạn mới.
Với sự hình thành và phát triển của hệ thống các trường CĐ, ĐH Việt Nam, các nhà quản lý và nghiên cứu khoa học (NCKH) giáo dục đã bàn nhiều về hoạt động quản lý đào tạo ở các trường CĐ, ĐH; đã đề xuất nhiều giải pháp liên quan đến nhiều khía cạnh của quản lý đào tạo, từ tổ chức nhân sự đến nội dung, chương trình, từ cơ chế đến phương thức quản lý. Mục tiêu của Luận văn là trên cơ sở khảo sát thực trạng về chất lượng dạy và học ở một số trường CĐCĐ: Tiền Giang, Quãng Ngãi, Bà Rịa- Vũng Tàu; tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm giúp hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường CĐCĐ khu vực phía Nam. Trong thời gian gần đây, một số luận văn thạc sĩ và luận án về trường CĐCĐ trong và ngoài nước như luận văn Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trường CĐCĐ của tác giả Huỳnh Cẩm Thanh [31], luận án Phát triển trường CĐCĐ đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Phạm Hữu Ngãi [42]; Luận án Nghiên cứu mô hình trường Cao đẳng Cộng đồng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Huy Vị [37]; Luận án Tiến sỹ về đề tài “Phân tích về khái niệm Cao đẳng Cộng đồng ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” của tác giả Cindy Epperson, giảng viên trường CĐCĐ St.
Tóm lại, các tác giả và các công trình trên chủ yếu đề cập đến những vấn đề chung, cơ bản liên quan đến trường CĐCĐ như vai trò, vị trí, chức năng, mô hình trường CĐCĐ, việc quản lý hoạt động dạy học… Riêng vấn đề phát triển quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường Cao đẳng Cộng đồng dường như chưa có ai đề cập.
Lĩnh vực đào tạo CĐCĐ: hẹp, thiên về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế phục vụ cho kế hoạch phát triển ở địa phương, trong khi các trường CĐ và ĐH có lĩnh vực đào tạo rộng, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, khu vực và cả nước. Trường CĐCĐ là mô hình đào tạo mới trong hệ thống giáo dục đại học có chức năng chung là đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương một cách linh hoạt, mềm dẽo thông qua hệ thống đào tạo đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, đa hệ… Khái niệm trường CĐCĐ Việt Nam, đó là loại hình trường địa phương, do địa phương đề nghị thành lập, đầu tư xây dựng, tổ chức điều hành và quản lý, được lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực về đào tạo nghề của cộng đồng tại địa phương. Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
Về mặt triết học, phát triển là phạm trù chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới; mọi sự vật, hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong, phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy.
PGS.TS Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất của hoạt động QL gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự chăm sóc giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào thế phát triển [27, tr.3]. Tóm lại, phát triển là quá trình vận động đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; theo nghĩa này, quá trình một sự vật phát triển sẽ làm cơ cấu tổ chức, phương thức vận động và chức năng hoạt động của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Khái niệm giải pháp rộng hơn biện pháp ở chỗ nó được sử dụng cho những hoạt động có tính chất dài hạn như chiến lược của tổ chức, đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp hoạt động bằng nhiều nguồn lực khác nhau, có tác động sâu sắc làm biến đổi hiện trạng của một hoạt động hoặc tổ chức.
Quan hệ giữa nhà trường với DN có vai trò và tác động to lớn trong việc giúp trường định hướng đào tạo, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của các DN và ngược lại DN có thể tuyển dụng được đội ngũ lao động đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, trên cơ sở đó mở rộng và phát triển sản xuất.
Là một tỉnh có diện tích tự nhiên rộng, đứng hàng thứ 5 của Đồng bằng sông Cửu Long (sau Kiên Giang, Cà Mau, Long An, An Giang), diện tích tự nhiên 3.238 km2 chiếm gần một nửa diện tích Đồng Tháp Mười, và chiếm 8,27% về diện tích của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cấp trường dạy nghề lên trường cao đẳng nghề, đầu tư mở rộng trường Cao đẳng Cộng đồng, tạo điều kiện cho trường Đại học Đồng Tháp đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, thành lập 4 trường trung cấp nghề và củng cố, nâng cao năng lực các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị. Các cơ sở đào tạo cần xây dựng kế hoạch chiến lược đào tạo đáp ứng nhu cầu cộng đồng, xã hội; phối hợp chặt chẽ với nhà tuyển dụng, đào tạo gắn địa chỉ; đào tạo nhân lực không chỉ cho trước mắt mà định hướng lâu dài, đào tạo không chỉ riêng phục vụ tại địa phương mà còn cho các vùng miền, có thể tham gia hợp tác lao động các nước trong khu vực.
Nhận xét: với các thành quả đã đạt được trong thời gian qua và định hướng phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, cùng với các chủ trương chính sách của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Tháp, việc xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực sẽ được quan tâm và triển khai một cách đồng bộ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Hệ thống các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn TN, Hội SV được củng cố và tăng cường, trở thành chỗ dựa vững chắc cho Đảng bộ và Ban giám hiệu trong công tác vận động quần chúng, giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động theo chỉ đạo của Đảng bộ và Ban Giám hiệu. Nhận xét: Với việc mở rộng quy mô đào tạo, cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường CĐCĐ Đồng Tháp có sự phát triển một cách khá đồng bộ; đội ngũ giảng viên của trường đảm bảo hầu hết khối lượng chương trình đào tạo và chuẩn hóa trình độ theo tiêu chuẩn GV trường CĐ theo quy định của Bộ GD&ĐT, dự kiến đến năm 2013 số GV có trình độ thạc sĩ của trường đạt trên 50%. Trong giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát một số hoạt động chủ yếu có liên quan như tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học và đảm bảo chất lượng để đánh giá thực trạng kết quả hoạt động của nhà trường.
Từ năm 2001, trường bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên với 01 ngành trình độ cao đẳng chính quy - ngành Công nghệ thực phẩm với 89 SV và tiếp tục tuyển sinh và đào tạo các lớp ĐH, TCCN vừa làm vừa học còn lại của các cơ sở cũ trước đây.