Một số vấn đề vận dụng và hoàn thiện chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính tại Việt Nam

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống báo cáo tài chính và các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam

Quá trình soạn thảo chuẩn mực kế toán đã được triển khai một cách thận trọng, công phu, nghiêm túc với sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Tài chính, với sự tư vấn của Hội đồng quốc gia về kế toán Việt Nam, với sự tham gia nhiệt tình của đông đảo các chuyên gia được cử đến từ các cơ quan Nhà nước, các trường Đại học, Trung học có chuyên ngành tài chính kế toán, các doanh nghiệp, các công ty kiểm toán với sự trợ giúp tích cực và có hiệu quả của các chuyên gia của Dự án kế toán kiểm toán của Liên minh Châu Aâu và dự án “Tăng cường trách nhiệm tài chính tại Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới. Với một số nghiên cứu về tình hình thực hiện chuẩn mực của một số doanh nghiệp chúng ta có thể nhận thấy rằng, việc ban hành Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính là một bước khởi đầu cho công cuộc hội nhập của kế toán nước nhà, tuy nhiên, để các doanh nghiệp có thể vận dụng một cách hoàn hảo thì chưa được bởi vì hệ thống chuẩn mực còn có một số điều chưa được quy định rừ ràng, và chưa lường hết mọi tỡnh huống phỏt sinh trong thực tế.

Thực trạng việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghieọp Vieọt Nam

Tuy nhiên, chuẩn mực này cũng đưa ra vấn đề khiến doanh nghiệp phân vân khi áp dụng như là việc lượng hoá một số tiêu chuẩn nhận diện hợp đồng thuê tài chính (thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản;. giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn gia trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê); phương pháp tính lãi gốc, tiền thuê phải trả hàng kỳ và giá trị hiện tại hoá của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Các chỉ tiêu phản ánh trong từng báo cáo mặc dầu có sự tự sắp xếp lại nhưng vẫn chưa thật hợp lý và không nhất quán; cách tính toán chỉ tiêu chưa thật chính xác; biểu mẫu vẫn còn quá cồng kềnh, phức tạp, không phù hợp với trình độ thực tiễn Việt Nam nên doanh nghiệp khó lòng thực hiện như một số chỉ tiêu nếu nằm trên thuyết minh báo cáo tài chính sẽ phù hợp hơn thì lại được xếp vào Kết quả hoạt động kinh doanh như phần “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước” và phần III “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa”. Cụ thể là với các công ty cổ phần: các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo tài chính còn quá dài và phức tạp, nhưng vẫn chưa phản ánh đầy đủ những thông tin cần thiết như thông tin về số cổ phiếu phát hành, số cổ phiếu mua lại, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, kết cấu nguồn vốn kinh doanh, lợi nhuận chưa phân phối; yêu cầu công khai báo cáo tài chính chưa phân định một cách hợp lý loại thông tin về doanh nghiệp mà mọi người đều có thể tiếp cận và loại thông tin chỉ có các đối tác hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể tiếp cận.

- Chi tiết các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính như tiền mặt; tiền gửi ngân hàng; các khoản phải thu (phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, tạm ứng, phải thu khác); hàng tồn kho (Nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, sản phẩm dỡ dang, thành phẩm); chi phí chờ kết chuyển; tình hình tăng giảm tài sản cố định; chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang; tình hình tăng giảm các khoản đầu tư; các khoản nợ phải trả (vay ngắn hạn, phải trả người bán, các khoản thuế phải nộp, các khoản phải trả khác, vay dài hạn); tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu; doanh thu; giá vốn hàng bán; doanh thu khác và chi phí khác.

Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng chuẩn mực kế toán về trình bày báo cáo tài chính

Một mô hình báo cáo duy nhất tỏ ra chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin và thực hành kế toán trong nền kinh tế thị trường, chưa thật sự thích hợp với tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, cụ thể là đối với mô hình tổng công ty và công ty cổ phần, làm cho hệ thống thông tin được cung cấp từ báo cáo tài chính ở những công ty này không đảm bảo tính thích hợp và thoả mãn nhu cầu của người sử dụng. (8) Chưa quy định việc công bố và các cam kết trên báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính hiện nay chưa có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin về việc tăng, giảm lợi tức do việc thay đổi các chính sách tài chính – kế toán và công bố các cam kết tài chính, từ đó làm cho việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sẽ không chính xác nếu thực tế doanh nghiệp có phát sinh vấn đề này.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG VÀ HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

Một số biện pháp vận dụng chuẩn mực kế toán trình bày báo cáo tài chính tại doanh nghiệp Việt Nam

Cần tiến hành rà soát, xem xét các văn bản, quy định đã ban hành để loại bỏ những quy định quá cũ, không còn phù hợp với điều kiện hiện tại, điều chỉnh những điểm còn chưa thống nhất giữa các văn bản cũng như tập trung các quy định hiện hành vào một vài văn bản chính hoặc Bộ Tài chính thường xuyên công bố danh sách các văn bản quy định, hướng dẫn còn có hiệu lực trong lĩnh vực kế toỏn để tiện cho việc theo dừi và thực hiện. Uỷ ban chuẩn mực kế toán nên bao gồm các thành viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao từ các khu vực kiểm toán, người lập, người sử dụng, các trường đại học, Hội kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính và hình thành bốn tổ chức gồm: Ban tư vấn chuẩn mực kế toán, ban soạn thảo chuẩn mực kế toán, ban hướng dẫn chuẩn mực kế toán, ban kiểm tra.

Một số nội dung cần hoàn thiện đối với các chuẩn mực liên quan đến việc trình bày báo cáo tài chính

+ Doanh thu và thu nhập khác: là tổng giá trị các khoản thu được hoặc tăng thêm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền thu vào, các khoản làm tăng tài sản hoặc làm giảm nợ phải trả, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của chủ sở hữu. Việc trình bày riêng khoản mục này tại mục “nguồn kinh phí” thuộc loại B – Nguồn vốn chủ sở hữu là hợp lý vì nguồn vốn này không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận, vì thế, đồng thời với việc phản ánh nguyên vẹn số tiền đã được cấp trên chỉ tiêu này, cho đến khi nào quyết toán được duyệt mới được phép xoá đi là vấn đề thuộc luật định, bắt nguồn từ yêu cầu quản lý của cấp đã cấp kinh phí cho doanh nghiệp. Nhưng để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong quá trình soạn thảo và trình bày báo cáo tài chính, đồng thời để góp phần vào việc phản ánh trung thực tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, việc trình bày chỉ tiêu chi sự nghiệp bên phần tài sản, mục VI, loại A – Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là không hợp lý, bởi bản thân nó không thoả mãn tiêu chuẩn của một tài sản lưu động, và vô hình chung đã thổi phồng tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán.

- Bổ sung thêm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh: Mặc dù kết quả kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp được đo bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau song trên góc độ cung cấp thông tin tổng quát, chúng tôi cho rằng cần bổ sung thêm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như: Tổng số luân chuyển thuần (trong đó chi tiết theo doanh thu thuần hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ;. doanh thu thuần hoạt động tài chính và thu nhập thuần khác); Tổng số lợi nhuận thuần trước thuế và tổng số lợi nhuận thuần sau thuế.

Bổ sung chuẩn mực “Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát”

Nhưng xét trong điều kiện thực tế ở Việt Nam ta, có lẽ phương pháp phù hợp nhất là phương pháp giá gốc chỉ số hoá theo những chỉ số riêng biệt phù hợp với từng loại hàng hoá (Kế toán theo giá thực tế hiện hành). Các ý kiến đề xuất và biện pháp bổ sung nêu trên nhằm giải quyết những vấn đề mà chúng tôi đã nêu lên ở chương 2 của luận văn này như đề nghị một số biện phỏp sắp xếp lại mẫu biểu thật khoa học, rừ ràng; phự hợp với tớnh đa dạng của từng loại hình doanh nghiệp; bố trí lại các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính và trên các báo cáo kế toán tài chính cho thống nhất và hợp lý; đặt lại tên gọi của một số chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính cho phù hợp với ý nghĩa và thói quen của người Việt Nam.

Bảng cân đối kế toán sau khi hiệu chỉnh:
Bảng cân đối kế toán sau khi hiệu chỉnh: