MỤC LỤC
Qui trình sản xuất công tơ 1 pha bắt đầu từ chế tạo các chi tiết nhỏ đơn lẻ, PX đột dập lấy NVL là các tấm, thanh kim loại lớn (đồng, nhôm, sắt, thép) từ kho vật tư đưa vào các máy đột, dập có mẫu khuôn sẵn để đột ra các chi tiết bằng kim loại của cụng tơ, ộp cỏc lỏ tụn rất mỏng lại thành cỏc lừi tụn làm bộ phận tạo ra từ trường quay rôto. PX lắp ráp được chia thành các tổ để lắp ráp riêng các cụm trong công tơ 1 pha bao gồm: cụm nam châm, cụm rôto, cụm cuộn áp, cụm cuộn dòng, cụm đế khung, cụm bộ số, cụm gối dưới sau đó tất cả các cụm riêng lẻ này sẽ được đưa đến tổ lắp ráp hoàn chỉnh. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất luôn luôn có các cán bộ, nhân viên phòng quản lý chất lương (QC) đi kiểm tra đánh giá công việc sản xuất trong từng giai đoạn để đảm bảo công nhân sản xuất áp dụng đúng các quy trình công nghê.
+ PX lắp ráp là phân xưởng lớn nhất trong công ty được chia thành rất nhiều tổ tuy nhiên tham gia vào quy trình sản xuất công tơ 1 pha chỉ có các tổ sau: Tổ quấn dây dòng, Tổ quấn dây áp, Tổ lắp đế, Tổ ráp gối, Tổ ráp nam châm, Tổ ráp rôto, Tổ lắp ráp bộ số và Tổ lắp hoàn chỉnh.
Dựa vào tình hình sản xuất và tiêu thụ năm trước, và dự đoán tình hình kinh tế, giá cả, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong năm tới, phòng kinh doanh sẽ lên kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm: sản lượng kế hoạch, xây dựng giá thành kế hoạch, xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí điện, nước và tất cả các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng tổ chức lao động dựa vào kế hoạch sản xuất do phòng kinh doanh lập xác định nhu cầu nhân công sử dụng để thực hiện kế hoạch sản xuất trên từ đó đưa ra các quyết định tăng hay giảm số lượng nhân công. Việc tính toán xác định đơn giá lương sản phẩm là công việc hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhân công trực tiếp một trong 3 loại chi phí quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Chức năng của phòng Tài chính - Kế toán trong công tác quản lý chi phí đó là theo dừi giỏ trị bằng tiền trờn sổ sỏch của tất cả cỏc loại chi phớ, định kỳ xỏc định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm để so sánh với giá thành kế hoạch được xây dựng ban đầu nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cung cấp thông tin cho Ban Tổng giám đốc, các phòng ban đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý.
- Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, đựợc sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi hình thái ban đầu của vật liệu chính hoặc dùng để bảo quản phục vụ hoat động của các tư liệu lao động, hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức. Các vật liệu phụ ở công ty như: Bao bì các loại, đinh, đế kê, đai nẹp sắt, túi FE, thing nhựa, hòm gỗ các loại, màng co sứ, hộp carton, Palet 1 pha nhập khẩu, nhãn hộp các loại, giấy cách điện, que hàn, than hàn, tấm tectolit, hoá chất các loại, nhựa các loại…. - Nhiên liệu: về thực chất nhiên liệu là một loại NVL phụ nhưng nó được tách ra thành một loại vật liệu riêng biệt vì việc sản xuất và tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, mặt khác nó có yêu cầu quản lý kỹ thuật hoàn toàn khác với vật liệu thông thường.
Vì công ty là doanh nghiêp lớn nên cường độ nhập xuất NVL rất lớn với nhiều chủng loại khác được chia ra làm nhiều đợt vì thế giá nhập NVL thay đổi theo từng đợt và để thống nhât giá thực tế xuất kho được thuận lợi nhanh chóng và dễ dàng công ty đẫ áp dụng phương pháp tính giá bình quân.
Tại Công ty mẹ - TCT thiết bị điện Việt Nam phần hành kế toán này rất được chú trọng bởi việc tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất, tính đúng, chính xác giá thành sản phẩm tạo điều kiện cung cấp những thông tin chính xác, trung thực, khách quan cho Ban Tổng giám đốc công ty và đưa ra quyết định quản lý và điều hành kịp thời, hiệu quả, tạo chỗ đứng cho công ty trên thị trường. Với mong muốn hoàn thiện thêm công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, qua chuyên đề này, em xin mạnh dạn trình bày những mặt tích cực và hạn chế trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, tìm ra đâu là nguyên nhân và từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện thêm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty. Không những vậy, việc chi tiết tài khoản 621 - Chi phí NVL trực tiếp thành các tài khoản con cấp 2 và cấp 3 theo sản phẩm và phân xưởng, giúp cho kế toán thực hiện tập hợp chi phí NVL trực tiếp của một sản phẩm ở các phân xưởng dễ dàng hơn, hợp lý và sát với thực tế hơn.
Việc áp dụng tính lương theo sản phẩm cho công nhân sản xuất dựa vào số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành đáp ứng các tiêu chuẩn và đơn giá lương tính trên đơn vị sản phẩm hoàn thành vừa có tác dụng khuyến khích người lao động có ý thức tinh thần, trách nhiệm trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động để có mức lương cao hơn trên tinh thần "làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít"; mặt khác, việc tính lương theo sản phẩm cũng phù hợp với tình hình thực tế và chính sách quản lý chi phí của công ty. Việc xác định các khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng đặt ra trách nhiệm cho các phân xưởng phải quản lý chặt chẽ chi phí tránh sự lóng phớ bởi lẽ khi thực hiện theo dừi theo phương phỏp này, sẽ rất dễ dàng cho nhà quản lý kiểm tra so sánh, đối chiếu chi phí sản xuất chung phát sinh tại các phân xưởng để phát hiện ra phân xưởng nào quản lý chưa tốt chi phí sản xuất chung. Về tổ chức bộ máy kế toán: Bên cạnh những ưu điểm trên, tại phòng Tài chính - Kế toán tổ chức lao động kế toán có 1 nhược điểm đó là nhân lực không đủ đáp ứng khối lượng công việc rất lớn đặc biệt là thời điểm lập báo cáo cuối tháng, cuối quý và cuối năm, hơn nữa phân công công việc trong phòng cũng không đồng đều một số kế toán viên phải đảm nhận nhiều công việc hơn mức bình thường.
Trong khi đó phương pháp tính giá thành công ty sử dụng lại không hạch toán được giá thành chính xác của bán thành phẩm qua các bước sản xuất mà chỉ dựa trên ước tính của phòng kinh doanh để hạch toán tiêu thụ bán thành phẩm như vậy là chưa hợp lý, không đảm bảo được độ chính xác của thông tin kế toán. Hơn nữa, theo cách tập hợp chi phí sản xuất tại các phân xưởng của công ty là chỉ tập hợp tất cả chi phí phát sinh thêm trong quá trình sản xuất không tính đến giá trị bán thành phẩm ở khâu trước sẽ gây khó khăn cho việc hạch toán chính xác giá thành sản phẩm và giá trị bán thành phẩm xuất bán cho các đơn vị khác. Để có thể tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm, đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải chính xác, đúng và đầy đủ nghĩa là bên cạnh tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm phát sinh chi phí còn phải tổ chức ghi chép và tính toán phản ánh từng loại chi phí theo đúng địa điểm phát sinh và theo đúng đối tượng chịu phí, có như vậy mới tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Do vậy cần hoàn thiện toàn bộ công tác kế toán từ chứng từ, tiền lương, sổ sách đến tổ chức bộ máy kế toán nhằm tăng cường mức độ chính xác và kịp thời thông tin về biến động tài sản, công nợ, đưa ra các giải pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. + Mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ công ty sử dụng mới chỉ trình bày được tổng số khấu hao tài sản cố định trong tháng và khoản phân bổ vào các loại chi phí mà chưa trình bày được giá trị trích khấu hao trong tháng, giá trị còn lại của TSCĐ, giá trị TSCĐ tăng giảm trong tháng.